Chủ tịch Hà Nội: Không “ngăn sông cấm chợ” khi lập 22 chốt kiểm soát
Chủ tịch UBND Hà Nội yêu cầu công an thành phố chủ động phân luồng giao thông, tổ chức hoạt động tại 22 chốt kiểm soát bảo đảm nguyên tắc, quy định, hạn chế ách tắc và không “ngăn sông cấm chợ”.
Yêu cầu nêu trên được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đề cập đến khi trao đổi với báo chí chiều 13/7 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch mà thành phố đang triển khai.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh.
Người vào Hà Nội nên khai báo y tế trước để tránh tắc chốt kiểm soát
Theo Chủ tịch Chu Ngọc Anh, trước đó, Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 14/CĐ-CTUBND Hà Nội về việc “quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước”.
Theo đó, Hà Nội sẽ áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, bắt buộc đối với tất cả những người đến từ TPHCM và các vùng dịch lập tức khai báo với chính quyền địa phương. UBND các xã, phường, thị trấn ra quyết định và giám sát việc cách ly những đối tượng này tại nhà trong 14 ngày theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo ông Chu Ngọc Anh, quyết định hạn chế một số hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu là cần thiết lúc này, thể hiện quyết tâm nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, bảo vệ an toàn và sức khỏe người dân. Tuy nhiên, Chủ tịch Hà Nội nhận định, các biện pháp mạnh này chỉ thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả nếu được thực hiện tốt và duy trì liên tục từ cơ sở.
Vì vậy, Chủ tịch Hà Nội đề nghị, mỗi người dân từ TPHCM, từ các vùng dịch khác hoặc có tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp nêu trên đang lưu trú trên địa bàn thủ đô cần chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch vì an toàn, sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Video đang HOT
“Trước khi vào thành phố, người dân nên chủ động khai báo đầy đủ, trung thực qua website www.tokhaiyte.vn hoặc qua ứng dụng Ncovi, Bluezone để vừa đỡ tốn thời gian chờ đợi, vừa tránh ùn tắc giao thông, tránh tập trung đông người tại các điểm chốt kiểm dịch ở cửa ngõ thành phố” – Chủ tịch Hà Nội khuyến cáo.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, hiệu quả công tác phòng, chống dịch hiện nay của thủ đô phụ thuộc chủ yếu vào việc ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập. Vì vậy, người đứng đầu chính quyền Hà Nội mong rằng, các cấp, các ngành và người dân cùng coi trọng và tập trung thực hiện nhiệm vụ ưu tiên này.
“Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát nhưng ý thức trách nhiệm và sự chủ động thực hiện của cơ sở, sự ủng hộ của người dân mới quyết định hiệu quả” – ông Chu Ngọc Anh khẳng định.
Chủ tịch Chu Ngọc Anh yêu cầu Công an TP Hà Nội chủ động việc phân luồng giao thông, tổ chức hoạt động tại 22 chốt kiểm soát bảo đảm nguyên tắc, quy định, hạn chế ách tắc và không “ngăn sông cấm chợ”.
Cao điểm kiểm tra, xử phạt vi phạm phòng dịch
Nói thêm về các nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành… siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ sở trong việc thực hiện nghiêm các nội dung chỉ đạo đã ban hành; thành lập các đoàn kiểm tra việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách…
“Thành phố đề nghị mọi người cố gắng cao nhất trong thực thi công vụ, tuyệt đối không để xảy ra sai sót, sai phạm do lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm dẫn tới bùng phát dịch trên địa bàn quản lý” – Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh.
Cũng theo ông Ngọc Anh, Hà Nội sẽ tổ chức đợt cao điểm kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp, cơ sở dịch vụ không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tụ tập quá 10 người ngoài trụ sở cơ quan, bệnh viện, trường học; tập thể dục nơi công cộng; các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch…
Vừa qua, trên địa bàn một số quận, huyện đã xảy ra những vi phạm nghiêm trọng về công tác phòng, chống dịch buộc các lực lượng chức năng phải xử phạt. Quan điểm của thành phố, theo ông Chu Ngọc Anh, không chỉ xử lý người vi phạm mà cơ quan, cán bộ quản lý địa bàn để xảy ra vi phạm cũng phải được xem xét trách nhiệm và kỷ luật nghiêm minh.
Về việc lập 22 chốt kiểm soát các tuyến đường ra vào thành phố từ sáng ngày mai (14/7), Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh khẳng định, đây là biện pháp rất quan trọng. Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Công an thành phố chủ động có biện pháp phân luồng giao thông, tổ chức hoạt động các chốt bảo đảm nguyên tắc, quy định, hạn chế ách tắc và không “ngăn sông cấm chợ”.
“Cán bộ tham gia kiểm soát các chốt phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, có tác phong, phong cách ứng xử chuẩn mực trong giao tiếp với người dân, đồng thời tranh thủ tuyên truyền, vận động, tạo niềm tin cho cán bộ và nhân dân về các biện pháp phòng, chống dịch thành phố và Chính phủ đang triển khai” – người đứng đầu chính quyền thành phố nói.
TP HCM thực hiện Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 9-7
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong kêu gọi người dân không cần mua tích trữ hàng hóa, không tập trung đông người tại siêu thị, chợ truyền thống; bình tĩnh, tin tưởng và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của trung ương và TP
Chiều 7-7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM đã họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch diễn ra trên địa bàn. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi và Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp.
Chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết từ ngày 27-4 đến 18 giờ ngày 6-7, TP HCM ghi nhận 7.385 ca nhiễm trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố. Theo Chủ tịch UBND TP HCM, cả hệ thống chính trị và nhân dân TP đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại TP và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức.
Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết TP HCM nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch: Áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ 15 ngày trên toàn TP từ 0 giờ ngày 9-7. "TP HCM cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để bảo đảm cho sự phát triển dài hạn" - Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh.
Lực lượng chức năng phun hóa chất khử khuẩn tại chợ đầu mối Bình Điền - TP HCM Ảnh: HOANG TRIỀU
UBND TP Hải Phòng vừa có công văn gửi UBND TP HCM, cho biết Hải Phòng sẵn sàng hỗ trợ TP HCM một hệ thống Realtime PCR (1 máy đọc và 1 máy tách chiết); 22.000 khay thử xét nghiệm định tính kháng nguyên SARS-CoV-2 và sẵn sàng điều động 100 cán bộ y tế (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm) hỗ trợ TP HCM phòng chống dịch Covid-19.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện tận dụng thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 để triển khai quyết liệt, siết chặt các giải pháp phòng chống dịch để đạt kết quả cao nhất; thông tin rõ cho người dân biết rằng các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Chủ tịch UBND TP HCM cho rằng hiện số ca nhiễm tăng nhanh nhưng nguồn lực TP vẫn bảo đảm. TP đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh và luôn bảo đảm hàng hóa phong phú dồi dào tại các siêu thị, chợ truyền thống.
Xử nghiêm các vi phạm phòng chống dịch
Tại cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi cho rằng Chỉ thị 16 không phải là liều "thuốc tiên" đẩy lùi ngay dịch Covid-19, mà chính sự hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt mới mang lại kết quả như mong muốn. Ông yêu cầu các địa phương, các ngành quán triệt đầy đủ, sâu và tổ chức thực hiện triệt để tinh thần Chỉ thị 16 lần này để sau 15 ngày TP sẽ kiểm soát được tình hình; không để kéo dài hơn nữa vì ảnh hưởng của điều này đến đời sống nhân dân và kinh tế - xã hội TP HCM là rất to lớn.
Về hoạt động giao thông vận tải, Chủ tịch UBND TP HCM giao Sở Giao thông Vận tải tạm ngừng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng ôtô, trừ trường hợp vận chuyển cán bộ, nhà quản lý, chuyên gia, công nhân... và một số phương tiện taxi chở người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết. Đồng thời, tạm ngừng hoạt động xe 2 bánh vận chuyển hành khách có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe 2 bánh truyền thống (xe ôm) vận chuyển hành khách. Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải các tỉnh trong khu vực trong việc tổ chức giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận tải hàng hóa được liên tục, thông suốt.
Trong thời gian 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16, Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu Sở Y tế tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch theo quy trình 5 bước của TP. Tăng cường năng lực xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho người dân, người lao động có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành chỉ tiêu lấy 5 triệu mẫu toàn TP. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các nhóm có nguy cơ cao và các doanh nghiệp trong KCX, KCN, Khu Công nghệ cao, Công viên Phần mềm Quang Trung. Thẩm định xong và tổ chức cho 43 doanh nghiệp trong KCX, KCN, Khu Công nghệ cao với 56.000 lao động vừa cách ly vừa sản xuất. TP triển khai Kế hoạch điều trị 10.000 - 20.000 ca nhiễm, phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế.
Chủ tịch UBND TP HCM cũng giao công an TP tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an ninh trật tự, vi phạm chủ trương của trung ương và TP trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Nghệ An: Ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 Sáng 3/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, địa bàn vừa ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 gồm 2 trường hợp F1 chuyển thành F0 và 1 trường hợp là ca nhiễm ở cộng đồng. Ảnh minh họa. Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Trung...