Chủ tịch Hà Nội: “Không để dự án cầu Nhật Tân chậm thêm nữa”
“Phải dùng mọi giải pháp để giải quyết bằng được mặt bằng cho cầu Nhât Tân, nếu vẫn không được thì buộc phải dùng tới pháp luật (cưỡng chế) để bàn giao cho đơn vị thi công trong tháng 10, kiên quyết không để tiến độ GPMB dự án cầu Nhật Tân chậm thêm nữa”.
Đó là khẳng định của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trong việc giải quyết vấn đề mặt bằng sạch cho Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và các dự án trọng điểm.
Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) – chủ đầu tư Dự án xây dựng cầu Nhật Tân cho biết, dự án gồm 3 gói thầu, trong đó gói thầu số 1 và 3 mặt bằng đã được bàn giao đầy đủ, riêng gói thầu số 2 thì đã chậm tiến độ 8 tháng.
Theo vị đại diện Ban 85, các nhà thầu đã bị ảnh hưởng đến tiến độ thi công ở nhánh khu vực đảo cỏ khi đến nay mới chỉ làm được 40/110 block (tường chắn của đường chưa có mặt bằng triển khai), trong khi hạng mục này đòi hỏi thi công với khoảng thời gian 19 tháng.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân là một trong những dự án giao thông trọng điểm
khẩn nguy vì “vướng” mặt bằng thi công
Về phía lãnh đạo TP Hà Nội, chiều ngày 20/8, sau khi thị sát công trường cầu Nhật Tân và nghe quận Tây Hồ báo cáo tình hình giải phóng mặt bằng (GPMB), Chủ tịch UBND thành phố – ông Nguyễn Thế Thảo – nhìn nhận: Công tác bồi thường và GPMB luôn là việc hết sức khó khăn, nặng nhọc và phức tạp vì không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế, tài chính, xã hội mà nó còn liên quan đến vấn đề đời sống của người dân, an ninh, chính trị…
Theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, riêng với Hà Nội, có những dự án giá trị bồi thường cao gấp 10 lần so với giá trị xây lắp công trình. Vì thế, để GPMB và giành được mặt bằng để xây lắp công trình phục vụ cho sự phát triển thì phải dành một nguồn lực mà trong đó ý nghĩa về vốn là rất lớn.
Với Dự án xây dựng cầu Nhật Tân, phần lớn diện tích mặt bằng đã giải phóng xong. Tuy nhiên, tình hình ở một số nơi, một số điểm vẫn còn chậm. Hiện còn “vướng” mặt bằng ở Sóc Sơn (hơn 300 hộ dân) và phía Nam cầu (hơn 100 hộ ở quận Tây Hồ).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhìn nhận việc chậm GPMB có tác động lớn đến dự án, làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công xây lắp ở những khu vực này. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ trong GPMB, trong đó sự thay đổi nhiều cơ chế chính sách và không chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính sách theo quy định pháp luật của một bộ phận người dân, nên việc thực hiện cũng dài và giãn ra.
Video đang HOT
Ngoài ra, Chủ tịch Thảo cũng cho rằng nguyên nhân khác gây chậm tiến độ là sự vào cuộc của cả hệ thống trong GPMB còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ của chủ đầu tư, nhà thầu với chính quyền địa phương.
“Sự vào cuộc của cả hệ thống trong giải phóng mặt bằng còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, như chủ đầu tư, nhà thầu với chính quyền địa phương,” Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đánh giá.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo ấn định phải bàn giao mặt bằng xong trong tháng 10
Được biết, với dự án này, Hà Nội đã phải có sự điều chỉnh về nguồn lực để hỗ trợ, kinh phí phải điều chỉnh cao gấp 5 lần so với mức kinh phí ban đầu…
Chủ tịch TP giao UBND quận Tây Hồ bàn bạc cụ thể, phân loại từng đối tượng và kiến nghị lên UBND thành phố, giao Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi xem xét quyết định. Tất cả các chính sách này phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán và công bằng trong một dự án.
Hạn chót GPMB được Chủ tịch TP đặt ra đối với quận Tây Hồ là chậm nhất đến tháng 10 phải di dời hơn 154 hộ để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án.
“Chủ tịch UBND quận Tây Hồ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về tiến độ này.” Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khẳng định.
Cũng tại cuộc họp này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết đang đồng thời đốc thúc giải quyết nhanh chóng vấn đề mặt bằng cho các dự án giao thông trọng điểm khác trên địa bàn có nguy cơ “lụt” tiến độ như Chính phủ đã chỉ đạo.
Theo Dantri
Hàng loạt cầu nghìn tỷ bị lún, nứt: Chuyên gia nói gì?
Chuyên gia lý giải nguyên nhân 3 cây cầu nghìn tỷ hiện đại bậc nhất Việt Nam bị lún, nứt, bong tróc.
Như chúng tôi đã phản ánh, gần đây 3 cây cầu nghìn tỷ hiện đại bậc nhất Việt Nam: Vĩnh Tuy, Nhật Tân, đường trên cao vành đai 3 đều bị lún, nứt, bong tróc khiến người dân không khỏi lo lắng về chất lượng của các công trình xây dựng.
Cụ thể, từ giữa tháng 5/2013, cây cầu rộng nhất Việt Nam - Vĩnh Tuy đã xuất hiện nhiều vết sụt, nứt ở phía đầu nam hướng về đường Minh Khai và Trần Nhật Duật (Hà Nội).
PGS.TS. Bùi Xuân Cậy - Trưởng bộ môn Đường Bộ - Đại học giao thông vận tải Hà Nội (Ảnh: TPO)
Sau đó không lâu, những đoạn này đã được khắc phục bằng một lớp nhựa mới, tuy nhiên, mặt cầu lại tiếp tục những vết sụt lún chằng chịt kéo dài tại khu vực đường dẫn phía nam, khiến phương tiện qua lại khó khăn.
Trong khi đó, Hội đồng nghiệm thu nhà nước phát hiện, cầu Nhật Tân tại đầu Vĩnh Ngọc (Đông Anh, Hà Nội) xuất hiện một vị trí nứt nhỏ trên bản mặt cầu rộng khoảng 0,1 mm, dài khoảng 1 mét. Lớp nhựa bọc bảo vệ các bó cáp cầu dây văng đã bị cần cẩu làm hư hỏng.
Cùng chung số phận, vượt tiến độ tới 18 tháng nhưng đường trên cao vành đai 3 (Hà Nội) được đưa vào sử dụng chưa đầy một năm đã xuống cấp, xuất hiện nhiều vết vá, vết sụt lún sâu 2 - 3 cm, kéo dài hàng trăm mét.
Nguyên nhân chính khiến cầu có những vết nứt là do chất lượng lớp nhựa đường chưa tốt. Giờ mình nhập nhựa bồn, kiểm soát thương hiệu, chất lượng không tốt lắm nên mới dẫn tới chuyện này.
Tiến sỹ Bùi Xuân Cậy
Trả lời phỏng vấn phóng viên VTC News về vấn đề này, PGS.TS. Bùi Xuân Cậy - Trưởng bộ môn Đường Bộ - Đại họcGiao thông Vận tải Hà Nội cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên.
Tiến sỹ Bùi Xuân Cậy nói: "Nguyên nhân đầu tiên là do tải trọng xe quá lớn, vượt quá sức chịu đựng của cầu. Theo thiết kế, cầu chỉ chịu được tải trọng xe 2 bánh khoảng 10 tấn, nhưng giờ người ta đo thấy toàn xe có tải trọng gần 20 tấn đi qua. Như vậy là vượt quá khả năng chịu tải của lớp nhựa đó.
Thứ hai là do thời tiết. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ cao nên lớp nhựa trên bề mặt cũng chịu ảnh hưởng.
Còn một nguyên nhân nữa người ta đang nghi ngại là nhựa mình nhập không chuẩn lắm. Theo tôi, nguyên nhân chính khiến cầu có những vết nứt như thế là do chất lượng lớp nhựa đường chưa tốt. Giờ mình nhập nhựa bồn, kiểm soát thương hiệu, chất lượng không tốt lắm nên mới dẫn tới chuyện này".
Riêng với cầu Vĩnh Tuy, Tiến sỹ Cậy nhấn mạnh, ở đoạn đường dẫn lên cầu, nền đất yếu, người ta làm lún không đều giữa nền đất phía bên dưới với phần đường dẫn ở bên trên nên mới xuất hiện vết nứt.
Vết nứt ở cầu Vĩnh Tuy (Ảnh: Internet)
"Nói cách khác, họ xử lý phần nền đất yếu chưa tốt nên xảy ra lún. Tôi khẳng định mặt cầu bị nứt không gây ảnh hưởng gì tới cây cầu, phần bê tông bên dưới của cầu. Cầu thì không có vấn đề gì, chỉ có lớp bê tông nhựa ở phía trên có vấn đề thôi.
Vấn đề này không phải ở mỗi nước mình mà ở nước ngoài cũng xảy ra sự cố này. Người dân bức xúc, các nhà thầu cũng đau đầu tìm cách khắc phục. Họ đều muốn làm tốt chứ chẳng ai muốn xảy ra sự cố như thế", ông Cậy khẳng định.
Về vết nứt tại nút giao Vĩnh Ngọc, trao đổi với phóng viên VTC News, ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc điều hành Dự án cầu Nhật Tân cho hay, vết nứt rất nhỏ và nằm trong phạm vi, giới hạn cho phép, hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Tuy vậy, Tiến sỹ Cậy tiết lộ: "Gần đây, tại các cuộc họp của Tổng cục đường bộ, người ta cũng đã nhấn mạnh vấn đề này, làm sao để đảm bảo chất lượng lớp bê tông nhựa trên bề mặt cầu.
Thứ trưởng phụ trách xây dựng cơ bản của Bộ Giao thông vận tải cũng đã có nhiều cuộc họp để tìm giải pháp khắc phục hiện tượng này".
Theo VTC
Hạn chót giải quyết mặt bằng các dự án giao thông "lụt" tiến độ Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo UBND TP Hà Nội nhanh giải quyết các vướng mắc và ấn định thời hạn bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án giao thông trọng điểm đang đối mặt với nguy cơ "lụt" tiến độ. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự...