Chủ tịch Hà Nội gửi thư cho ông Trần Đăng Tuấn nói về việc chặt cây
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa có bức thư gửi tới ông Trần Đăng Tuấn (phòng 2302 Nhà 24 T2 đường Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội) để nói rõ hơn về việc rà soát, cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn Thủ đô.
Bức thư của Chủ tịch UBND TP Hà Nội gửi ông Trần Đăng Tuấn.
“Tôi đã đọc bức thư ngỏ của ông gửi Chủ tịch UBND Thành phố đăng trên một số tờ báo và trang mạng cá nhân, nêu kiến nghị về việc hạ chặt, thay thế một số cây xanh trên tuyến phố Hà Nội.
Ngay sau khi nhận được thông tin trên báo chí phản ánh, tôi đã yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn Thành phố đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị; khi thực hiện phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các cơ quan báo chí, thông tin công khai, đầy đủ, tạo đồng thuận của nhân dân. Đồng thời tôi cũng yêu cầu người phát ngôn của UBND Thành phố thông tin trên các báo, đài về việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn Thành phố”- bức thư viết.
“Với trách nhiệm Chủ tịch UBND Thành phố, tôi luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, nhân sỹ, trí thức và mọi người dân, từ đó chỉ đạo, điều hành vì mục tiêu chung xây dựng và phát triển Thủ đô”- ông Thảo viết trong thư.
(Ảnh: Nguyễn Dương).
Trước đó, trong bức thư gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, ông Trần Đăng Tuấn viết: “Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ đô mà trong cả nước.
Video đang HOT
Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt một số cây nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như cây nguy hiểm, bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn; Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống; Để đảm bảo giao thông.
Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6.700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay”.
Ông Trần Đăng Tuấn kiến nghị: “Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?
Hãy thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6.700 cây đó để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người dân không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở Xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.
Hãy để các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.
Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt.
Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ ?. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây… theo phương thức nào ?
Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch”.
Thế Kha
Theo Dantri
Thư ngỏ gửi Chủ tịch TP Hà Nội về 6.700 cây xanh sẽ bị chặt hạ
Là một người dân Hà Nội và yêu Hà Nội, chứng kiến việc chặt hạ hàng trăm cây xanh trên đường phố Thủ đô, ông Trần Đăng Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - đã thông qua Dân trí gửi bức thư ngỏ tới Chủ tịch UBND TH Hà Nội.
Hàng trăm cây cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân - Hà Nội) đã bị chặt hạ hồi cuối năm 2014 để phục vụ thi công tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Ảnh Nguyễn Dương)
Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Thảo
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ đô mà trong cả nước.
Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt bất cứ cây nào, nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như cây nguy hiểm, bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn; Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống; Để đảm bảo giao thông.
Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6.700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.
Tôi xin kiến nghị ông Chủ tịch:
Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?
Hãy thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6.700 cây đó để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người dân không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở Xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.
Hãy để các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.
Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt.
Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào.
Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch.
Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này.
Trân trọng!
Trần Đăng Tuấn
(Phố Mỹ Đình - quận Từ Liêm - Hà Nội)
"Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân" Theo Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long, việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân. Trao đổi bên lề cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho biết, việc chặt...