Chủ tịch Hà Nội đề nghị tháo gỡ thủ tục cách ly F1, xác nhận F0
Phát biểu tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị tháo gỡ thủ tục, hướng dẫn đối với cách ly F1, xác nhận F0.
Ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 – chủ trì phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo.
Theo các ý kiến tại cuộc họp, Chính phủ đã triển khai đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống dịch. Thời gian qua, cả nước đã cơ bản chuyển sang trạng thái quản lý rủi ro theo đúng tinh thần Nghị quyết 128. Mặc dù số ca mắc tăng nhưng giảm cả 3 tiêu chí về nhập viện, ca nặng, tử vong.
Hệ thống y tế vẫn đang trụ vững, tăng cường năng lực hồi sức và điều trị các ca nặng. “Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị Covid-19 như điều trị bệnh nhân thông thường”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói.
Ông Chu Ngọc Anh – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị tháo gỡ thủ tục cách ly F1, xác nhận F0.
Ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TPHCM – cũng cho biết, số ca mắc trên địa bàn TP gần đây đã lên đến 3.000 ca mỗi ngày. Tuy nhiên, số lượng ca nặng, rất nặng hầu như không thay đổi (50 ca).
Việc mở cửa lại trường học xuất hiện tình trạng trẻ nhiễm ở trường học và lây cho người trong gia đình. Theo ông Dương Anh Đức, đến nay khoảng 2,3% trẻ bị nhiễm và 0,08% có triệu chứng nặng, chủ yếu là sốt cao và hết sốt sau 2-3 ngày, chưa có trường hợp trẻ tử vong.
Lãnh đạo TPHCM đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, có các đánh giá, quy định để hạn chế ảnh hưởng của biến thể Omicron đến hoạt động phục hồi kinh tế – xã hội; hướng dẫn người dân mua, sử dụng thuốc điều trị an toàn, kịp thời.
Video đang HOT
Ông Chu Ngọc Anh – Chủ tịch UBND TP Hà Nội – đề nghị củng cố năng lực điều trị tại cơ sở, tháo gỡ thủ tục, hướng dẫn đối với cách ly F1, xác nhận F0; tăng cường phân luồng các tầng điều trị.
Làm rõ một số vấn đề được các đại biểu quan tâm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh vaccine vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron.
Vì vậy, việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, khả năng tái nhiễm của biến chủng Omicron là có nên vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Ông Long đề nghị các địa phương tăng cường và hoàn thành tiêm mũi 3, mũi nhắc lại vaccine phòng Covid-19 trong tháng 3 này; ưu tiên quản lý nhóm nguy cơ cao; tăng cường năng lực cách ly, điều trị tại nhà…
“Giai đoạn này, việc thực hiện thông điệp 5K vaccine thuốc điều trị và ý thức là rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thời gian qua tỷ lệ nhiễm tăng cao nhưng số ca nặng rất thấp là do chúng ta thực hiện rất tốt chiến dịch tiêm chủng vaccine với tỷ lệ lên tới 98-99%. Người dân tuân thủ đầy đủ việc thực hiện 5K, nhất là đeo khẩu trang.
Việt Nam cũng kiểm soát hiệu quả việc không để tăng số ca bệnh chuyển nặng bằng cách theo dõi chặt chẽ nhóm nguy cơ cao ngay từ cơ sở. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, cần điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống dịch như đánh giá cấp độ dịch; cách ly y tế F1, F0; cấp phát thuốc điều trị…
Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc nhưng vẫn khó lường
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đánh giá dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc.
Tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.
Sáng ngày 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo với các địa phương.
Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá tình hình dịch bệnh trong hai tuần vừa qua, những việc đã làm được, chưa làm được, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Đồng thời, dự báo tình hình sắp tới, xác định nhiệm vụ, giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất toàn quốc trong phòng chống dịch, tiếp tục định hướng công việc trong những tuần tới. Đây là thời điểm hết sức quan trọng, nhất là sau khi Hội nghị Trung ương 4 đã bàn rất kỹ, thảo luận rất sôi nổi về công tác phòng chống dịch.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp sáng 9/10 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (Ảnh: Nhật Bắc).
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đánh giá, tình hình dịch bệnh đến nay cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trong nước vẫn diễn biến khó lường; nguy cơ dịch bệnh gia tăng và bùng phát trở lại có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào, nhất là thời gian qua đã có số lượng lớn người dân di chuyển về quê từ các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đợt dịch tiếp theo.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ ngày 25/9 đến 8/10, số ca mắc trong cộng đồng giảm 44,7% so với 2 tuần trước và giảm 47,3% so với một tuần trước đó. Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 5 ca (giảm 10 ca so với tuần trước); TPHCM 15.070 ca (giảm 14.766); Bình Dương 400 ca (giảm 559); Đồng Nai 41 ca (giảm 19); Khánh Hòa 8 ca (giảm 57), Kiên Giang 13 ca (giảm 18).
Tính đến 8/10, cả nước đã tiêm được khoảng 51,4 triệu liều vaccine, trong đó khoảng 23,8 triệu người đã tiêm một liều và 13,8 triệu người tiêm đủ 2 liều. Tỷ lệ tiêm ít nhất một liều là 52,3% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Có 8/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ tiêm ít nhất một mũi vaccine trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, TPHCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Đà Nẵng.
Đến 8/10, số ca khỏi bệnh là 759.482 người (91%); số ca đang theo dõi là 97.048, trong đó điều trị tại bệnh viện 57.686 (59,2%), tại khu cách ly tập trung là 16.010 (chiếm 16,4%), điều trị tại nhà là 23.712 (24,4%).
Lực lượng quân đội tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội tại các địa phương có dịch.
Lực lượng công an phối hợp với các lực lượng chức năng tiếp tục rà soát, lập danh sách các trường hợp khó khăn để tiếp cận, hỗ trợ, bảo đảm thực hiện công tác hỗ trợ an dân, an sinh theo đúng đối tượng...
Đảm bảo an toàn cho người dân có nhu cầu về quê
Nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đề xuất nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả việc khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm và điều trị phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn trên phạm vi hẹp nhất có thể.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 cũng đề nghị, các địa phương, tăng cường tuyên truyền, vận động, bảo đảm an sinh, tiêm chủng vaccine, an ninh trật tự xã hội để người dân yên tâm ở lại.
Trường hợp người dân có nhu cầu, nguyện vọng về quê thì các địa phương liên quan trao đổi, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để tổ chức, hỗ trợ, đưa đón bảo đảm an ninh, an toàn, an sinh cho người dân trong quá trình di chuyển và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tránh gây bức xúc trong nhân dân.
Các tỉnh, TP tiếp nhận người về tổ chức thực hiện việc cách ly và xét nghiệm cho người dân theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đề xuất nữa được Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đề cập là các địa phương thống nhất về đi lại liên tỉnh bằng các phương tiện của cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; từng bước mở dần các hoạt động vận tải hành khách công cộng (đường không, đường sắt, đường bộ) trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương sẵn kịch bản ứng phó khi có ca bệnh Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới thì phải tuyệt đối tuân thủ 5K, không để quay trở lại giãn cách cả tỉnh hay cả khu vực... Chiều 26/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến về công...