Chủ tịch Hà Nội đang “hẹn hò” đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Việt Nam
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – cho biết, lãnh đạo TP Hà Nội đang “hẹn hò” với một tập đoàn Trung Quốc để đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Việt Nam.
Chiều 22/11, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.
Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Hà Nội đã có nhiều đột phá, sáng tạo trong cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự minh bạch trong giải quyết công việc.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng kiểm tra tại bộ phận một cửa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Hà Nội cũng đã thực hiện ngày càng có hiệu quả việc tinh giản bộ máy, tinh giảm biên chế. Điển hình như TP đã chuyển 106 đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ hoàn toàn về tài chính, cắt giảm 8.700 biên chế.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng, thông qua Tổ công tác, Thủ tướng cũng lưu ý Hà Nội một số vấn đề với mong muốn “đã tổ chức thực hiện rồi thì thực hiện tốt hơn, làm rồi thì làm tốt hơn để luôn luôn là TP đi đầu cả nước”.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu TP quan tâm hơn đến cổ phần hóa, thoái vốn ở các doanh nghiệp Nhà nước. Trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Hà Nội cần quan tâm đến sự đồng bộ, quan tâm đến đô thị hóa, nhất là những khu vực sau khi được mở rộng; tính toán tỷ lệ dân cư trong nội đô và ngoại đô cho phù hợp.
Thủ tướng cũng đề nghị, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, rà soát và cắt gọn thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
“Hà Nội đã đi đầu rồi nhưng mong đợi của người dân, doanh nghiệp thì TP sẽ ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn để cải cách, cắt giảm thời gian, chi phí. Đặc biệt thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là cần mạnh mẽ hơn trong việc chống tiêu cực, tham nhũng vặt”, Bộ trưởng Dũng nói.
Video đang HOT
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Phát biểu tại đây, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thông tin, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đang “hẹn hò” với Tập đoàn Hồng Hải (Trung Quốc) đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Việt Nam.
Trước cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, ông Vũ Tiến Lộc nhận thấy đây cũng là cơ hội cho Việt Nam. Bởi hiện nay đang có làn sóng dịch chuyển các nhà đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong đó, miền Bắc và Hà Nội là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.
“Hồng Hải đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Việt Nam cũng là dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam” – ông Lộc nói và cho biết Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành “đại bản doanh” của các tập đoàn lớn trên thế giới.
Ông Vũ Tiến Lộc mong muốn Hà Nội tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để đón nhận làn sóng đầu tư mới – công nghệ cao trong thời gian tới. Lý do các nhà đầu tư lựa chọn TP Hà Nội được ông Lộc nhận định là có những bước chuyển mới trong cải cách hành chính, có khí hậu tốt, truyền thống văn hóa và gần thị trường Trung Quốc.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Nguyễn Đình Cung chia sẻ, theo dõi quá phát triển của TP Hà Nội, ông không biết khen thế nào cho đủ. Cụ thể, Hà Nội đã chuyển từ trạng thái nhà đầu tư cần TP, sang trạng thái cần nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Đình Cung phát biểu tại buổi làm việc với TP Hà Nội
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Cung quan sát cho thấy việc giải quyết thủ tục hành chính của TP Hà Nội vẫn không nhanh bằng TPHCM. Ngoài ra, theo ông Cung một số sở ngành của Hà Nội vẫn có những nhiêu khê nhất định làm khó nhà đầu tư.
“TP Hà Nội vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Hà Nội có nhiều điều kiện để đi đầu, dẫn dắt các địa phương khác học tập làm theo”, ông Cung nhận định.
Quang Phong
Theo Dantri
Vị khách đặc biệt phát biểu trước Quốc hội Việt Nam
Sáng ngày 20.11 tại Nhà Quốc hội, ngay sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng thống Ấn Độ Shri Ram Nath Kovind đã có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam nhân dịp Đoàn đại biểu cấp cao Ấn Độ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Tổng thống Ân Độ Shri Ram Nath Kovind (ảnh quochoi.vn).
Mở đầu bài phát biểu, Tổng thống Shri Ram Nath Kovind nói rất vinh dự được phát biểu trước Quốc hội và qua đó phát biểu với người dân Việt Nam. Ông cảm ơn các đại biểu, đại diện cho các vùng miền của Việt Nam và đặc biệt Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có lời mời.
Tổng thống gửi lời cảm ơn tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho ông và toàn đoàn sự chào đón nồng hậu trong 2 ngày qua.
"Mọi quan hệ bang giao đều quan trọng đối với Ấn Độ, nhưng chúng tôi có một số mối quan hệ mang ý nghĩa đặc biệt, trong đó có quan hệ hữu nghị của chúng tôi với Việt Nam. Việt Nam là nước ASEAN và nước Đông Nam Á đầu tiên tôi đến thăm trên cương vị là Tổng thống Ấn Độ. Đúng ra mà nói, đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của tôi đến một đất nước nằm về phía Đông của Ấn Độ. Việt Nam luôn nằm trong tâm trí tôi. Và Việt Nam cũng rất quan trọng đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ", Tổng thống Shri Ram Nath Kovind nói.
Tổng thống cũng nêu số lượng các chuyến thăm song phương giữa lãnh đạo của Việt Nam và Ấn Độ. Ông cho biết, vào tháng 3.2018, Ấn Độ đã vinh dự đón cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. "Sự qua đời bất ngờ của Ngài Chủ tịch nước khiến chúng tôi hết sức đau buồn. Ông là một người yêu nước vĩ đại và người ủng hộ mạnh mẽ quan hệ Ấn Độ - Việt Nam phát triển. Tôi xin được thay mặt Chính phủ, nhân dân Ấn Độ xin được chia buồn với Việt Nam về sự qua đời của cố Chủ tịch nước", Tổng thống Ấn Độ nói.
Ông cũng dành lời chúc mừng Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được sự tín nhiệm cao của Đảng và nhân dân Việt Nam, để giữ chức vụ Chủ tịch nước. "Tôi tin tưởng rằng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển dưới sự ủng hộ, hướng dẫn, và lãnh đạo của Ngài", ông nói.
Trong bài phát biểu, Tổng thống cũng nhấn mạnh, Việt Nam và Ấn Độ cùng chia sẻ tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó Biển Đông cũng đóng vai trò rất quan trọng. "Chúng ta cũng cùng chia sẻ tầm nhìn về một trật tự dựa trên luật lệ, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo tự do hàng không và hàng hải, cũng như là thương mại thông suốt, không bị cản trở. Tầm nhìn chung của chúng ta cùng hướng tới giải quyết hòa bình các xung đột, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982", Tổng thống nói và cho biết thêm:
Trong bối cảnh đó, Ấn Độ mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương trên biển - ví dụ thông qua sáng kiến Đối thoại an ninh hàng hải song phương đầu tiên sẽ được Việt Nam tổ chức đầu năm 2019. Các vấn đề như an ninh hàng hải, cướp biển và buôn lậu ma túy qua đường hàng hải là những vấn đề cùng quan tâm. Tôi tin tưởng rằng lịch thăm, cập cảng hữu nghị thường xuyên của các tàu hải quân và cảnh sát biển giữa hai nước chúng ta sẽ góp phần nâng cấp hợp tác hơn nữa.
Lòng tin đó sẽ càng được tăng cường khiViệt Nam là chủ tịch ASEAN năm 2020. Ấn Độ luôn ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết ASEAN, cũng như các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trong cấu trúc an ninh và kinh tế của khu vực - vì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hợp tác với Ấn Độ là một mô hình hợp tác không đòi hỏi những người bạn phải lựa chọn mà thay vào đó là mở rộng và đa dạng hóa cơ hội và lựa chọn cho mọi người, mở ra không chỉ một mà nhiều con đường.
Ở phạm vi ngoài khu vực, Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục cam kết hợp tác với nhau trong các lĩnh vực rủi ro mới nổi như an ninh mạng và tại các diễn đàn đa phương. Những thành quả của quản trị quốc tế và toàn cầu hóa cần phải được phát huy. Cộng đồng quốc tế cần cùng hành động tập thể để giải quyết các thách thức toàn cầu. Ấn Độ rất trân trọng việc Việt Nam đã hỗ trợ tạo đồng thuận, sớm thông qua Công ước Toàn diện về Khủng bố quốc tế tại Liên Hợp Quốc.
Gốc rễ của các nỗ lực ở cấp quốc gia của cả Việt Nam và Ấn Độ là khát vọng và sự thịnh vượng của người dân. Tăng cường quan hệ kinh doanh và kết nối cứng giữa hai nước sẽ có vai trò rất quan trọng cho quá trình này. Chúng ta hiện đều là những nền kinh tế năng động. Việt Nam đã có quá trình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu ấn tượng, và Ấn Độ ngày nay là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thương mại song phương đã đạt 12,8 tỷ đôla Mỹ vào năm ngoái và Ấn Độ là một trong 10 đối tác lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam và ASEAN cũng có vị trí tối quan trọng đối với cán cân thương mại của Ấn Độ. Trong chuyến đi lần này, có một đoàn doanh nghiệp cấp cao đi cùng tôi, và chiều hôm qua tôi đã phát biểu tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ. Tôi tin tưởng rằng, các doanh nhân năng động từ cả hai phía sẽ giúp chúng ta đạt được các mốc son kinh tế mới.
Chúng ta cũng có dư địa để hợp tác và bổ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực dệt may, nông nghiệp và công nghệ nông nghiệp, công nghệ sinh học và CNTT, trong lĩnh vực năng lượng và dược phẩm, cơ sở hạ tầng và khai khoáng. Các nhà đầu tư, sản xuất, và cung ứng dịch vụ của Ấn Độ đều đang phấn khởi hướng về Việt Nam.
Và toàn thể người dân Ấn Độ cũng vậy. Ở Ấn Độ hiện nay, các món ăn Việt Nam đang ngày càng trở nên nổi tiếng và cộng đồng người mê trà đã và đang ngày càng mê cà phê Việt Nam. Tôi rất mong muốn du lịch giữa hai nước được mở rộng hơn nữa và chúng ta nên tăng cường các chuyến bay thẳng giữa Việt Nam và Ấn Độ nhằm đưa nhiều người dân hai nước sang thăm nhau. Nói tóm lại, mạng lưới giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Ấn Độ - được gây dựng từ một trong những mạng lưới giao lưu nhân dân lâu đời nhất Châu Á và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - là nền tảng và bộ mặt của mối quan hệ đối tác giữa hai nước.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và Phu nhân đã có chuyên thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 18-20.11.2018. Lễ đón trọng thể Tổng thống Ấn Độ và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam đã diễn ra sáng nay (20.11) tại Phủ Chủ tịch.
Theo Danviet
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Pháp Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn coi Pháp là đối tác hàng đầu ở châu Âu cũng như trên thế giới. Chiều 2/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thân mật tiếp Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đang có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe...