Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo “nóng” vụ 64 dự án “ôm đất” rồi bỏ hoang
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan và huyện Mê Linh tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý các dự án ôm đất, chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện 64 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo thống nhất với các phương án xử lý đối với các dự án ôm đất, chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vào ngày 13-3-2023.
64 dự án chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh được chia làm 2 nhóm để xử lý. Ảnh – Hữu Hưng
Cụ thể, 64 dự án chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh được chia làm 2 nhóm để xử lý.
Đối với nhóm 1, gồm 15 dự án, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở TN-MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Sở Quy hoạch Kiến trúc và UBND huyện Mê Linh khẩn trương thực hiện chấm dứt, dừng, tạm dừng dự án, rà soát về quy hoạch. Từ đó đề xuất phương án sử dụng đất theo quy định, báo cáo kết quả trước ngày 30-4-2023.
Video đang HOT
Riêng đối với dự án Khu đô thị Golf Vinashin (nằm trong nhóm này), Chủ tịch Hà Nội giao Sở KH-ĐT chủ trì theo dõi, tham mưu đề xuất UBND TP xem xét chỉ đạo theo quy định.
Đối với nhóm 2 gồm 49 dự án còn lại, Chủ tịch Hà Nội cũng giao nhiệm vụ xử lý đối với từng dự án cho các sở ngành, đơn vị liên quan.
Chủ tịch Hà Nội giao các sở ngành liên quan thực hiện thủ tục chấm dứt việc thu hồi đất, chấm dứt thực hiện dự án đối với dự án xây dựng bệnh viện cho người có thu nhập cao và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại xã Tiền Phong trước ngày 30-4-2023.
Đồng thời, giao Sở TN-MT chủ trì, rà soát tham mưu UBND TP xem xét tháo gỡ thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với dự án CEO Mê Linh (sau khi chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất lúa) và dự án Trường ĐH Tài chính ngân hàng – Hà Nội. Kết quả báo cáo UBND TP Hà Nội trước ngày 1-4-2023.
Các dự án được hình thành từ trước thời điểm huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội. Ảnh – Hữu Hưng
Đối với các dự án còn lại (trong số 49 dự án thuộc nhóm 2), Chủ tịch Hà Nội giao các sở ngành liên quan và huyện Mê Linh tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dấn tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện để chủ đầu tư tự khắc phục, khẩn trương thược hiện dự án, đưa đất vào sử dụng. Kết quả báo cáo về UBND TP Hà Nội trước ngày 30-6.
Trước đó, trong báo cáo gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội hồi cuối tháng 2-2023, UBND huyện Mê Linh cho biết qua kiểm tra, rà soát 64 dự án trên địa bàn huyện (Chiếm tổng diện tích khoảng 2.000 ha đất) thì thấy có 49 dự án là đô thị, nhà ở và 15 dự án là sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, khu công nghiệp và bệnh viện.
Đây đều là các dự án được hình thành từ trước thời điểm huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội (năm 2008) và thuộc loại chậm triển khai từ trên 10 năm nay.
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Không dính dáng lợi ích, mình trong veo thì sợ cái gì"
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng nếu Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh mà "không dính dáng lợi ích gì" thì nên quyết tâm làm, xử lý các vấn đề liên quan đến đất dịch vụ cho người dân
Chiều 16-11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Tại hội nghị, các cử tri đã đề cập một loạt vấn đề dân sinh, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến đất đai, các dự án chậm triển khai trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 16-11
Cử tri Đào Thị Duyên (73 tuổi, cử tri xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) cho biết rất phấn khởi khi được trực tiếp có tiếng nói đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội về vấn đề chậm giải quyết đất dịch vụ của gia đình bà nói riêng và người dân trên địa bàn huyện Mê Linh nói chung.
Theo bà Duyên, từ năm 1997 đến ngày 1-8-2008, người dân đã chấp hành chủ trương để nhà nước thu hồi đất xây nhà ở cho khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Sau đó, người dân được hưởng đất dịch vụ theo nghị quyết. Tuy nhiên, người dân đã mong đợi hết năm này đến năm khác, đem câu chuyện liên quan đến đất dịch vụ đến phản ánh ở nhiều buổi tiếp xúc cử tri nhưng vẫn không được hồi âm cụ thể. Trong khi đó, kiến nghị thì "đưa lên đưa xuống" còn người dân thì "không khác gì quả bóng".
Bà Duyên cho biết theo thông tin bà nắm bắt được, hiện TP Hà Nội đã rà soát, có văn bản báo cáo, trong đó kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép huyện Mê Linh giao đất dịch vụ cho tất cả người dân có đất bị thu hồi trên 30% trong giai đoạn 1997-2008. Do đó, cử tri Đào Thị Duyên đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm, có ý kiến với Chính phủ, Bộ TN-MT để huyện Mê Linh sớm giao đất dịch vụ cho nhân dân. "Nay Chủ tịch UBND TP về đây, mong thấu hiểu được nỗi khổ của chúng tôi. Chúng tôi bây giờ, đất được chia cho là cả đời sinh sống, qua nhiều thế hệ rồi. Bản thân chúng tôi, ngoài 60 tuổi thành gánh nặng của con cháu, lương không có. Rất mong ông nghe chúng tôi phản ánh thì quan tâm hơn nữa, có ý kiến với Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để trả đất dịch vụ cho chúng tôi" - bà Duyên bày tỏ.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết vấn đề đất dịch vụ là vấn đề rất "trăn trở" của các thế hệ lãnh đạo Hà Nội và điều này không chỉ xảy ra ở riêng huyện Mê Linh. Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra là do sự không đồng bộ trong chính sách giữa Hà Nội cũ và các khu vực ở các tỉnh lân cận khi sáp nhập vào để thiết lập thủ đô Hà Nội mới.
"Đối với việc xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến tỉnh Hà Tây cũ còn phức tạp hơn nữa. Tôi đọc hồ sơ thấy Mê Linh tương đối thuận. Các đồng chí cần quyết tâm triển khai để trả lại quyền lợi chính đáng cho bà con. Không có cớ gì mà bên Vĩnh Phúc, người cũng như vậy mà người ta xử lý xong rồi. Thế mà Mê Linh thì nợ mấy ngàn suất thế này thì không ổn. Lỗi là lỗi của chúng ta, ở cấp ủy, lãnh đạo huyện, lãnh đạo thành phố" - ông Thanh nói.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng nếu Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh mà "không dính dáng lợi ích gì" thì nên quyết tâm làm, xử lý các vấn đề liên quan đến đất dịch vụ. Lãnh đạo các sở, ngành nếu cũng không có quyền lợi trong việc giao đất dịch vụ này thì phải quyết tâm làm, trả đất dịch vụ cho người dân. "Tôi mong tinh thần các đồng chí cố gắng. Cứ ngồi so đo mấy câu mấy chữ để mấy chục năm, tôi nghĩ là không ổn" - ông Thanh nói.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, liên quan đến đất dịch vụ, ở huyện Thanh Oai còn cấp thừa 6.500 m2 cho dân. Trải qua mấy chục năm, người dân đã xây dựng nhà cửa...
"Các thế hệ lãnh đạo đương nhiệm hiện nay hơn chỗ khác vì là thế hệ sau không dính dáng gì cả nên dũng cảm mà làm. Nếu mọi việc không được giải quyết rồi mỗi lúc một chính sách thì mọi thứ càng ngày càng khó. Mình chẳng dính dáng gì mình không sợ. Mình trong veo thì sợ cái gì. Tôi sợ nhất là các đồng chí ở thôn, ở xã, các đồng chí lưu ý" - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu rõ.
Con trai xúc động khi mẹ gần 80 tuổi đi lạc được công an chăm sóc, giúp đỡ Ngày 18/3, Công an xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội cho biết đơn vị đã kịp thời giúp đỡ cụ bà gần 80 tuổi đi lạc về với gia đình... Cụ Thìn được con trai đón về trong tình trạng tỉnh táo, sức khỏe bình thường Trước đó, khoảng 9h00 ngày 14/3/2023, Công an xã Tráng Việt, huyện Mê Linh nhận...