Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo “nóng” không đi lễ hội trong giờ hành chính
Văn bản của UBND TP.Hà Nội do Chủ tịch Nguyễn Đức Chung ký ngày 22.2 chỉ đạo các cơ quan không tổ chức du xuân, liên hoan sa đà, lãng phí, ảnh hưởng đến thời gian, hiệu quả công việc; tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ…
Lễ hội Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) thu hút hàng vạn người trẩy hội sau Tết nguyên đán. Ảnh: T.A
Ngày 22.2, UBND TP.Hà Nội có văn bản hỏa tốc gửi các Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; các đơn vị chức năng thuộc thành phố về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Văn bản do Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký gửi các đơn vị lưu ý 16 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, văn bản giao nhiệm vụ ngay đầu năm mới cho các đơn vị sở, ngành với những chức năng liên quan.
Đáng chú ý, văn bản nêu rõ, Sở NN&PTNT phối hợp với các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; bám sát kế hoạch, hướng dẫn của Bộ NN&PTNT để hướng dẫn các huyện, thị xã hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân trong tháng 2.2018; chủ động phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phát huy truyền thống Tết trồng cây, triển khai tốt kế hoạch trồng rừng, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng năm 2018.
Đặc biệt, Sở VHTTDL và các Sở ngành thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND TP về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm việc tổ chức lễ hội tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thực hiện nếp sống văn minh tại các khu du lịch, các lễ hội; kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực tại các lễ hội, các điểm du lịch.
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay những ngày làm việc sau Tết, bảo đảm chất lượng và tiến độ, đặc biệt là những công việc còn tồn đọng hoặc chậm tiến độ do nghỉ Tết, những công việc và thủ tục trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp và nhân dân.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo các cơ quan không tổ chức du xuân, liên hoan sa đà, lãng phí, ảnh hưởng đến thời gian, hiệu quả công việc, biểu thị quyết tâm đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, sản xuất, kinh doanh hiệu quả; tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo các cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp thẩm quyền phân công.
Theo Danviet
Video đang HOT
Ảnh: Tận thấy con đường "đại đạo" trẩy hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn... Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãn cảnh suối Yến lạc vào non tiên cõi Phật.
Chùa Hương tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội từ lâu đã nức tiếng xa gần là một ngôi chùa linh thiêng và có cảnh sắc tuyệt đẹp, điển hình là Suối Yến thơ mộng.
Suối Yến có chiều dài khoảng 4km là con đường thủy duy nhất từ bến Đục đến Hương Sơn nơi tọa lạc của chùa Thiên Trù, động Hương Tích.
Những ngày đầu năm và trong thời gian lễ hội tại bến Đục, suối Yến luôn tấp nập cảnh khách thập phương lên thuyền, xuôi dòng trẩy hội chùa Hương. Hiện nay chùa Hương có 4.500 thuyền chở khách.
Theo BTC Lễ hội chùa Hương, năm nay những chiếc thuyền chở khác đã được sơn lại đồng bộ màu xanh và trang bị 6 pháo/thuyền.
Những chiếc thuyền chở khách ngược xuôi chầm chậm lướt đi trên dòng suối để du khách thưởng lãm khung cảnh thiên nhiên tuyệt vĩ.
Trong hành trình trẩy hội chùa Hương, du khách được ít nhất 2 lượt đi trên suối Yến, thời gian cho mỗi lượt khoảng 45-60 phút.
Những người "lái đò" thường là người địa phương. Trong ảnh là chị Hằng, chị cho biết năm 19 tuổi chị về làm dâu đất Hương Sơn và bắt đầu lái đò chở khách du lịch mỗi dịp Tết đến Xuân về. 25 năm qua chị không đếm được bao nhiêu lượt người đã chở, mỗi chuyến đò, các vị khách đều được chị giới thiệu về lịch sử của từng ngọn núi, đền thờ...
Một điểm thú vị trong quá trình di chuyển trên suối Yến đó là du khách được nghe những làn điệu dân ca êm ái, du dương đượm hồn thôn quê từ những chiếc "thuyền văn hóa" của Ban tổ chức lễ hội
Dọc quãng đường 4km duy nhất để đến động Hương Tích du khách còn được BTC Lễ hội "lưu ý" những điểm cần khi trẩy hội chùa Hương bằng những biển pa-nô, áp phích. Theo niêm yết, giá vé dạo xem thắng cảnh vẫn giữ nguyên như mọi năm mức 80.000 đồng/người và 50.000 đồng/người tiền đò.
Những địa danh, dấu tích, câu chuyện lịch sử được lái đò giới thiệu cho du khách trên suối Yến.
Dòng suối Yến thơ mộng toát lên vẻ đẹp kỳ vĩ mà thiên nhiên ban tặng khiến các cô gái trẻ say đắm... không quên lưu giữ lại kỷ niệm.
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ có cảnh đẹp mà còn là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Sau khi vãn cảnh suối Yến, du khách di chuyển lên chùa Thiên Trụ, động Hương Tích hành lễ...
Mọi người tìm đến đây không chỉ lễ Phật cầu an mà còn tìm đến sự thanh tịnh và tôn nghiêm...
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn ... Tại đây, sau khi ngồi thuyền vãn cảnh du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh non sông nơi cõi Phật. Trong ảnh là động Hương Tích. Động Hương Tích là đích đến cuối cùng, sau thời gian khá dài leo núi, người hành hương đặt chân vào động như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Động cũng là nơi gắn liền với rất nhiều bài thơ nổi tiếng.
Lễ hội Chùa Hương kéo dài nhất trong năm, suốt 3 tháng xuân (bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch). Đỉnh điểm của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Lễ hội chùa Hương 2018 là mốc quan trọng "kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Di tích thắng cảnh Hương Sơn và đón nhận thắng cảnh Hương Sơn là di tích Quốc gia đặc biệt".
Theo Danviet
Lễ hội chùa Hương: Du khách "méo mặt" vì bị chặt chém Sau khi hội chùa Hương chính thức khai hội, khung cảnh trở nên "thanh tịnh", không còn cảnh ồn ã, chen lấn, xô đẩy, hỗn loạn... nhưng vẫn còn một vài "hạt sạn" như cảnh người dân bày bán hàng dù đã có những biển cấm, nhét tiền lẻ vào đầu rồng, thả tiền lẻ xuống giếng. Những ngày qua, hàng vạn du...