Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo 2 Sở cung cấp thông tin Nhật Cường cho Bộ Công an
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, đã chỉ đạo hai Sở của TP cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan điều tra của Bộ Công an để phục vụ điều tra vụ án liên quan đến Công ty Nhật Cường.
Sáng ngày 25/7, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, ngày 19/7, TP đã nhận được công văn của Cục Cảnh sát kinh tế ( C03 – Bộ Công an) đề nghị chỉ đạo các sở ngành cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ điều tra vụ án liên quan đến Công ty Nhật Cường.
“Ngay sau khi nhận được đề nghị, tôi đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu cho của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an”, ông Nguyễn Đức Chung nói.
Hai Sở của TP Hà Nội có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến Nhật Cường cho Bộ Công an
Theo nội dung văn bản đề nghị của C03, quá trình điều tra, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (gọi tắt là Công ty Nhật Cường) và Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Công ty Nhật Cường Software) đã xây dựng, đang quản trị một số phần mềm được ứng dụng trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, dịch vụ công trực tuyến… của TP Hà Nội.
Kết quả điều tra xác định, Công ty Nhật Cường và Công ty Nhật Cường Software hoạt động chủ yếu trên nguồn tiền bất hợp pháp nên trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ áp dụng biện pháp tố tụng đối với một số vật chứng theo quy định của pháp luật.
Trong ngày 25/7, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019, triển khai nhiệm vụ thời gian tới của Ban chỉ đạo 138 và Ban chỉ đạo 389, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc – Cục trưởng Cảnh sát kinh tế (C03 – Bộ Công an) cho biết, đơn vị này luôn nhận được chỉ đạo điều tra cơ bản phải thật kỹ, phối hợp chặt chẽ với các cấp, xây dựng các biện pháp cụ thể để nhận diện và phát hiện ra các đường dây của nhóm tội phạm, bắt triệt phá được các đối tượng cầm đầu để xử lý theo pháp luật.
Video đang HOT
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc cũng đưa ra một số chuyên án lớn, C03 phối hợp cùng các lực lượng địa phương triệt phá. Cụ thể, đó là đường dây buôn lậu đường ở An Giang, sau khi bị triệt phá giá đường ở phía Nam đã tăng lên 2.000 đồng/kg.
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc – Cục trưởng Cảnh sát kinh tế Bộ Công an
“Đường dây buôn lậu điện thoại theo hàng không hoặc thành lập các công ty hoạt động buôn lậu như Nhật Cường ở Hà Nội, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương cùng tham gia điều tra, xử lý. Điển hình trong đó là Công an Đắk Nông phối hợp với Bộ Công an phá đường dây sản xuất xăng giả của Trịnh Sướng”, ông Ngọc nói.
Qua 6 tháng đầu năm 2019, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nhận thấy, vụ việc kinh tế khởi bố về buôn lậu, hàng giả đều tăng. Cụ thể, lực lượng chức năng đã khởi tố bị can tăng đến 80%. Lực lượng chức năng cũng đã khởi tố toàn diện đối với các hành vi vi phạm pháp luật đồng đều giữa C03 của Bộ Công an và công an các địa phương.
Trong quá trình xử lý các vụ việc, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nhận thấy vẫn còn một số tồn tại cần trao đổi thêm với các địa phương. “Các đường dây chúng tôi phá án vẫn còn có dấu hiệu bảo kê, tiêu cực của lực lượng chức năng. Chúng tôi thống kê 25 địa phương có biên giới vùng biên trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 6 địa phương khởi tố án buôn lậu…”, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc nói thêm.
Theo Dân trí
Ông chủ Nhật Cường mobile bỏ trốn : Việc điều tra có gặp khó?
Luật sư nhận định: "Đối với bị can Bùi Quang Huy, trong quá trình điều tra, nếu chưa bắt được thì khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can khi nào bắt được sẽ tiếp tục phục hồi điều tra xử lý sau".
Ngày 9/5/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03)đã tiến hành khám xét khẩn cấp đối với 9 địa điểm liên quan đến Công ty Nhật Cường; thu giữ hàng ngàn điện thoại di động, iPad, phụ kiện điện tử các loại... và các tài liệu liên quan.
Bước đầu, C03 xác định, Bùi Quang Huy và một số đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia; đã lập, sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính, để ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu.
Đến ngày 14/5/2019, C03 đã khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường; đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường và 08 đồng phạm về tội "Buôn lậu" quy định tại Khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cùng ngày 14/5/2019, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên. C03 đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với các bị can theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Bùi Quang Huy đã bỏ trốn vào ngày 9/5.
Ngày 19/5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) ra quyết định truy nã đối với Bùi Quang Huy.
Bùi Quang Huy được xem như đối tượng chủ mưu trong vụ án. Việc Bùi Quang Huy bỏ trốn trước khi bị kiểm tra thu hút sự chú ý của dư luận. Việc Huy bỏ trốn ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xử lý vụ án như thế nào, PV Infonet có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VPLS Nguyễn Anh - Đoàn Luật sưTP Hà Nội) để tìm hiểu các quy định của pháp luật trong trường hợp này.
Bùi Quang Huy là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường.
Luật sư Thơm phân tích: "Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Bùi Quang Huy về các tội buôn lậu, tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, nếu có căn cứ xác định bị can Bùi Quang Huy đã bỏ trốn, Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã toàn quốc, truy nã quốc tế đối với bị can Bùi Quang Huy.
Việc bắt bị can để tạm giam sẽ được cơ quan điều tra thực hiện bằng các nghiệp vụ và sự phối kết hợp với các lực lượng chức năng khác để đảm bảo việc xử lý được thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Do đây là vụ án đồng phạm, bị can Bùi Quang Huy được xác định là chủ mưu, giữ vai trò chính trong vụ án nên việc bỏ trốn ít nhiều sẽ gây khó khăn trong quá trình điều tra mở rộng vụ án cũng như xác định tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các đồng phạm khác.
Tuy nhiên, căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu, lời khai của các đồng phạm khác, lời khai của người liên quan,... nếu có đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội của các đồng phạm thì cơ quan điều tra vẫn có thể đề nghị truy tố các đồng phạm về các hành vi phạm tội.
Còn đối với Bùi Quang Huy, trong quá trình điều tra vụ án mà chưa bắt được bị can thì khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can; khi nào bắt được sẽ tiếp tục phục hồi điều tra xử lý sau".
Từ những căn cứ trên, luật sư Anh Thơm nhận định: "Theo quy định của Bộ luật Hình sự, việc bị can bỏ trốn không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Chính sách pháp luật của Nhà nước ta luôn khoan hồng với những người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, biết quay đầu trở lại để sửa chữa khắc phục những sai phạm,... Nếu bị can ra đầu thú sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ khi xét xử được quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015".
Sông Mã
Theo infonet
Nỗi lo lớn khi tổng giám đốc Công ty Nhật Cường bỏ trốn Việc tổng giám đốc Công ty Nhật Cường bỏ trốn, ngoài gây khó khăn cho cơ quan điều tra trong vụ án hình sự, sẽ còn là thông tin gây chấn động đối với UBND TP.Hà Nội và nhiều sở, ngành có liên quan. Công an khám xét và thu giữ tang vật tại hệ thống cửa hàng Nhật Cường CƯỜNG - SƠN...