Chủ tịch Hà Nội: Cần thiết xây cầu vượt qua nút giao Ô Chợ Dừa
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo kết luận việc xây dựng nút giao thông khác mức (cầu vượt) tại nút giao Ô Chợ Dừa là cần thiết. Tuy nhiên, ông Thảo yêu cầu các bên liên quan tiếp tục hoàn chỉnh phương án đảm bảo bảo tồn di tích Xã Đàn.
Trước đó, ngày 23/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nghe các bên liên quan báo cáo tình hình triển khai dự án nút giao thông Ô Chợ Dừa. Sau khi nghe báo cáo, ông Thảo kết luận việc xây dựng nút giao thông khác mức, trực thông theo hướng vành đai I tại nút giao thông Ô Chợ Dừa theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt… là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về giao thông và cải tạo chỉnh trang đô thị hiện nay.
Hà Nội tiếp tục hoàn chỉnh phương án đảm bảo bảo tồn di tích Xã Đàn.
“Phương án lựa chọn nhìn chung đã cơ bản đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ đề ra là đúng với quy hoạch được duyệt, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và giao thông, không xâm hại đến khu vực bảo tồn di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia, đảm bảo hài hòa không gian, cảnh quan kiến trúc của khu vực dấu tích Đàn Xã Tắc và các công trình kiến trúc quy hoạch thành phố đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận”, ông Nguyễn Thế Thảo kết luận.
Video đang HOT
Tuy nhiên, qua xem xét các phương án thiết kế cụ thể và lắng nghe ý kiến của các nhà chuyên gia, các nhà sử học, văn hóa, các ý kiến đóng góp qua công luận trên các phương tiện thông tin đại chúng, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đã quyết định giao Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội (Chủ đầu tư) và đơn vị Tư vấn phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, UBND quận Đống Đa và các đơn vị liên quan tiếp tục tu chỉnh, hoàn thiện và lựa chọn phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo đúng quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, giao thông nhưng vẫn phải đảm bảo bảo tồn di tích Đàn Xã Tắc, tôn tạo khu dấu tích, hài hòa cảnh quan kiến trúc và đảm bảo điều kiện sống của các nhà dân trong khu vực.
“Phương án phải vừa đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt, vừa có thể đảm bảo bảo tồn di tích Đàn Xã tắc lâu dài” – ông Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh.
Ông Thảo yêu cầu chủ đầu tư phải tổ chức hội thảo lấy ý kiến tham gia của các hiệp hội, các nhà khoa học, các nhà sử học, văn hóa và ý kiến cộng đồng. Cùng với đó, chủ đầu tư cũng phải xin ý kiến thỏa thuận của các Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng để sớm trình UBND Thành phố phê duyệt ngay trong tháng 5/2013, đồng thời công bố công khai quy hoạch trước khi triển khai xây dựng.
Các Sở Quy hoạch kiến trúc, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Xây dựng và UBND quận Đống Đa phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội trong quá trình hoàn chỉnh phương án, triển khai thực hiện dự án.
Theo Dantri
Hà Nội giữ quan điểm xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc
Lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho biết, phương án xây cầu vượt có chiều dài 631m, rộng 14,5m với 4 làn xe chạy qua nút giao Ô Chợ Dừa vừa được lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội chấp thuận.
Theo ông Dương Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, sở này đã nắm được chủ trương của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo, thống nhấp phương án xây cầu vượt tại nút giao Ô Chợ Dừa. "Đây là phương án hợp lý, được nghiêm cứu đúng quy trình. Các giải pháp kỹ thuật đều được Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng tình", ông Tuấn cho hay.
Cầu vượt qua nút giao Ô Chợ Dừa được cân nhắc theo hướng bảo vệ Xã Đàn, hạn chế giải phóng mặt bằng.
Từ chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội là bảo vệ Đàn Xã Tắc, hạn chế giải phóng mặt bằng nên các đơn vị chuyên môn đã đưa ra phương án xây cầu vượt tại nút giao Ô Chợ Dừa. Với phương án này, cây cầu sẽ được xây dựng cách nhà dân tối thiểu 5m, các mố cầu ở ngoài phạm vi Đàn Xã Tắc. Phần thân cầu vượt chỉ chớm vào khu vực thảm cỏ hiện đặt tảng đá dấu tích của Đàn Xã Tắc là 1,5m.
Tuy thống nhất với phương án trên nhưng lãnh đạo Hà Nội vẫn yêu cầu các bên lấy ý kiến để làm rõ phương án kiến trúc cây cầu.
Trước đó, khi phương án xây dựng cầu vượt qua nút giao Ô Chợ Dừa đã có nhiều ý kiến lo ngại Đà Xã Tắc sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, do tình trạng ùn tắc liên tục kéo dài tại nút giao thông này, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm xây dựng cầu vượt Xã Đàn.
Tuyến đường vành đai I, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu dài 547m, rộng 50m, dự kiến cũng sẽ tiếp tục khởi công trong tháng 4 này. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng để làm 547m đường lên đến hơn 740 tỷ đồng.
Hà Nội cũng chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai I đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2.200m, rộng 50m. Dự án có tổng mức đầu tư 6.036 tỉ đồng (GPMB 3.890 tỉ, xây lắp 942 tỉ đồng), dự kiến trong quý IV/2015 hoàn thành giải phóng mặt bằng, khởi công quý II/2015 và hoàn thành tuyến đường trong quý I/2018.
Theo Dantri
Nhiều ý kiến cụ thể và thiết thực Hôm qua 8-3, Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 3 đầu cầu: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Các ý kiến đóng góp tại hội nghị đã chỉ ra những mặt còn tồn tại của Dự thảo như: Lời nói đầu còn rườm rà, nặng về văn bản...