Chủ tịch Hà Nội: Các quận được phép mua vật tư phòng Covid-19 không qua đấu thầu
Ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo, nếu tìm được nguồn hàng, các quận được phép mua vật tư thiết yếu để phòng dịch không qua đấu thầu và dự trù gấp 5 lần so với kế hoạch.
Sáng 21/3, tại cuộc làm việc của đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại hai quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các quận và ngành chức năng cần tập trung triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 với mức độ cao hơn, quyết liệt hơn.
Ông Chung yêu cầu cách thức triển khai cũng phải thay đổi để phù hợp với thực tế, diễn biến dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc với lãnh đạo quận Nam Từ Liêm. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Trong bối cảnh dịch bệnh chuyển sang giai đoạn mới, phức tạp, diễn biến rất nhanh, trên cơ sở đề xuất của các quận, Chủ tịch Hà Nội cho phép, nếu tìm được nguồn hàng, các quận được phép mua sắm các vật tư thiết yếu phục vụ cho công tác phòng chống dịch như: Hóa chất khử khuẩn; trang phục bảo hộ; thiết bị máy thở, khẩu trang y tế theo hình thức mua sắm trực tiếp, không phải thông qua đấu thầu và dự trù gấp 5 lần so với kế hoạch hiện nay, chuẩn bị sẵn cho tình huống dịch bệnh tăng nhanh.
Phân tích những nguy cơ cao tình hình lây nhiễm dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố trong 2 tuần tới, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các quận tiếp tục thực hiện tốt việc rà soát các đối tượng nguy cơ lây nhiễm từ những người nhập cảnh về Hà Nội từ ngày 6 đến 20/3 và khu vực Bệnh viện Bạch Mai, nơi đã có 2 nhân viên y tế mắc Covid-19, để thực hiện khoanh vùng, cách ly, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Hà Nội sẽ xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng
“Hà Nội kích hoạt hệ thống phòng chống dịch Covid-19 rất sớm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai đồng bộ các giải pháp đạt được kết quả trong giai đoạn 1 và bước đầu của giai đoạn 2. Tuy nhiên đây cũng lại là nguy cơ không tốt cho dài hạn, khi nguồn lực cạn kiệt.
Do đó, ngành y tế và các quận cần phải đặc biệt chú ý đến việc mua sắm vật tư, thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch trong giai đoạn mới, nhất là trang phục bảo hộ cho cán bộ chống dịch, tránh để xảy ra lây nhiễm trong các y, bác sỹ,” Chủ tịch UBND thành phố lưu ý.
Mặc dù chưa có bệnh nhân thứ phát nhiễm Covid-19 nhưng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm rất cao do số người nước ngoài hiện trên địa bàn đông, nhiều khu chung cư, nhiều trường học, bệnh viện.
Thời gian qua, chính quyền các quận đã vào cuộc quyết liệt, chủ động, sáng tạo trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Từ quận tới các phường, tổ chức chính trị- xã hội, tổ dân phố, cụm dân cư đã vào cuộc điều tra, phân vùng đối tượng, tổ chức cách ly cũng như phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc và tình huống cụ thể xảy ra.
Để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch trong dài hạn, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Trần Thế Cương đề xuất thành phố cần quan tâm chỉ đạo trong vấn đề mua sắm một số vật tư y tế như khẩu trang y tế, quần áo chống dịch, CloraminB, nhiệt kế điện tử…
Đồng thời, đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố cho phép quận được chủ động thực hiện việc mua sắm trang thiết bị cần thiết không qua Trung tâm mua sắm tập trung nhằm phục vụ kịp thời cho tình trạng khẩn cấp khi có dịch, phải tổ chức cách ly…
Video: Xót xa hình ảnh những chiến binh thầm lặng nơi tuyến đầu chống Covid-19
TUYẾT MAI
Chủ tịch Hà Nội: TP lên phương án có 1.000 bệnh nhân nhiễm Covid-19
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP đã lên phương án với trường hợp 1.000 người dương tính với Covid-19 và đang xây dựng bệnh viện dã chiến ở Mê Linh có thể điểu trị cho 200 bệnh nhân.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội, chiều 20/3, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhìn nhận: "Ở giai đoạn 1 (trước ngày 6/3-PV) chúng ta đã làm tốt công tác phòng ngừa không để xảy ra dịch bệnh. Giai đoạn 2 đến nay chúng ta chỉ có 6 ca lây nhiễm trên địa bàn TP, còn lại đã ngăn chặn kịp thời".
Nói về các điểm có nguy cơ trên trên địa bàn Hà Nội có thể trở thành "ổ dịch Covid-19", ông Chung cũng cho biết, đối với các nơi có nguy cơ trở thành ổ dịch Covid-19 của Hà Nội như tại 125 phố Trúc Bạch. "Chúng ta đã ngăn chặn, đến giờ phút này đã đủ 14 ngày cách ly và an toàn".
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phát biểu tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội, chiều 20/3. (ảnh: Thành An).
Điểm thứ hai là Bệnh viện Hồng Ngọc. "Ban đầu chúng ta lo lắng rằng đây sẽ là nguy cơ lây nhiễm như trường hợp ở bệnh viện ở Hàn Quốc nhưng đến thời điểm này chúng ta đã ngăn chặn. Toàn bộ 200 bệnh nhân và 500 cán bộ y tá, bác sĩ, điều dưỡng viên Bệnh viện Hồng Ngọc đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của TP và đã cách ly 14 ngày. Số cán bộ nhân viên, bệnh nhân đã lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính".
Bên cạnh đó, liệt kê một số trường hợp TP đã phong tỏa như: Tầng 10 tòa nhà số nhà 20 Núi Trúc (quận Ba Đình), khu vực cuối ngõ 165 Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) và các gia đình khác..., Chủ tịch Hà Nội đánh giá, có thể nói các các khu vực này đã được các đội phản ứng nhanh của TP cũng như các quận huyện nhanh chóng đưa những người có nguy cơ lây nhiễm đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và khử trùng khử khuẩn rất kịp thời.
"Với tinh thần rất quyết liệt, chúng ta có thể đánh giá giai đoạn đầu và bước vào giai đoạn 2 và cho đến ngày hôm nay có thể nói TP kiểm soát được tình hình lây nhiễm và kiểm soát được đầu vào trên địa bàn TP" - ông Chung nói.
Người đứng đầu chính quyền Hà Nội nhắc lại đến thời điểm chiều 20/3, Hà Nội mới chỉ có 25 trường hợp đang phải điều trị do dương tính với Covid-19, nhưng TP đã lên phương án với trường hợp 1.000 người mắc Covid-19.
"Tôi đã bàn kỹ với Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư , riêng cơ sở 2 có thể tải được 1.000 bệnh nhân dương tính, nhưng hiện nay chúng ta chỉ có tải 25/1.000" - ông Chung nói và cho biết, "khi hết 1.000 này chúng ta mới tính liên quan đến điều trị dương tính tại bệnh viện dã chiến tại Mê Linh (Bệnh viện đa khoa Mê Linh cũ-PV) hiện nay TP đang khẩn trương xây dựng".
TP.Hà Nội đang gấp rút xây dựng lại Bệnh viện đa khoa Mê Linh (cũ) làm bệnh viện dã chiến điều trị dương tính Covid-19 cho 200 bệnh nhân. (ảnh: Thành An).
Đối với việc xây dựng lại Bệnh viện đa khoa Mê Linh (cũ), Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh: "Xây dựng ở đây chúng ta phải chấp nhận chi phí này để phòng ngừa trong trường hợp xấu nhất". Theo ông Chung, khi vượt quá 200 bệnh nhân tại đây, TP.Hà Nội sẽ tính tiếp đến các bệnh viện khác ở trong TP.
Cụ thể, phương án 1 có 6 bệnh viện, phương án 2 Hà Nội có thể huy động được 41 bệnh viện và các bệnh viện tư. "Nhưng chúng ta chưa kích hoạt vì đến nay TP mới chỉ sử dụng 1/40 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư" - ông Chung nói.
Theo Chủ tịch Hà Nội, mục tiêu số 1 hiện nay của TP là ưu tiên lấp đầy khu tập trung của Bộ Tư lệnh Thủ đô và quân đội của các tỉnh lân cận. "Chúng ta cũng đã chuẩn bị các khu nhà ở Tứ Hiệp, Mỹ Đình II, tới đây có cả trường Đại học FPT và Đại học quốc gia trên Láng-Hòa Lạc... TP sẽ kích hoạt các khu cách ly này và đang chuẩn bị cơ sở vật chất tại các khách sạn trên địa bàn" - ông Chung thông tin.
Người đứng đầu chính quyền Hà Nội nhấn mạnh rằng, đến thời điểm này, về cơ sở vật chất TP đang trưng dụng cơ sở vật chất đang có chứ không phải mua sắm mới. "Trừ trường hợp là Bệnh viện Mê Linh 2 (Bệnh viện đa khoa Mê Linh cũ), chúng tôi quyết định cho chỉnh trang sửa chữa lại để đảm bảo trong trường hợp xấu nhất".
Liên quan đến việc khách nước ngoài và nhân viên ngoại giao, cũng như các cá nhân gia đình có nhu cầu cách ly tại khách sạn, Chủ tịch Hà Nội khẳng định, hiện nay TP đã làm việc với Tổng công ty Du lịch Hà Nội và với một số chủ khách sạn trên địa bàn TP, một số người đã đồng ý bố trí với số lượng khoảng 2.000 chỗ.
"Hiện TP và Bộ Y tế đang kiểm tra các khách sạn trên địa bàn TP, nếu đủ bộ máy giám sát y tế, hệ thống bảo vệ an toàn tuyệt đối, đảm bảo không lây nhiễm mới cho kích hoạt để đưa khách nước ngoài, nhân viên ngoại giao vào cách ly tại khách sạn" - ông Chung cho hay.
Hà Nội sẽ đón khoảng 23.000 người cách ly
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong 2 tuần vừa qua, TP đã xác minh có 554 trường hợp tiếp xúc gần là F1 đều đã được tổ chức cách ly kịp thời và lấy mẫu xét nghiệm, trong đó 545 trường hợp âm tính, 1 trường hợp chưa có kết quả còn lại 8 trường hợp đã xuất cảnh đi nước ngoài.
Đối với 2.800 trường hợp F2, F3 tổ chức cách ly tại cộng đồng, chưa phát hiện trường hợp nào lây nhiễm chéo, những trường hợp phát hiện đã được đưa đi kịp thời, không để lây nhiễm như trường hợp ở 125 Trúc Bạch trong ngày 6/3.
Hiện nay, TP.Hà Nội đang có 2 loại cách ly: Thứ nhất, cách ly để chữa bệnh, hiện cho 25 người dương tính và cách ly đối với trường hợp F1 nhưng có bệnh lý nền (96 trường hợp) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Hai là cách ly để phòng ngừa, các trường hợp cách ly tại nhà, cách ly tại trụ sở (bệnh viện Hồng Ngọc), cách ly tại khu tập trung.
Tính đến nay, tại khu cách ly tập trung của Hà Nội đã có 2.406 người cách ly ở giai đoạn 1 đã được đưa về nhà; giai đoạn 2 từ ngày 6/3 đến nay đang cách ly gần 2.800 người, T.Ư đang giao cho Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 20.000 người. Tổng cộng thời gian tới TP sẽ đón nhận khoảng 23.000 người. Theo ông Chung, toàn bộ quá trình cách ly đều được cung cấp dịch vụ ăn uống, miễn phí với mức 1,4 triệu/người trong vòng 14 ngày.
Hà Nội: 20.000 người từ nước ngoài về, dân nên ở nhà chống Covid-19 Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ đón khoảng 20.000 người Việt Nam từ nước ngoài về và tiếp tục khuyến cáo người dân trong hai ngày cuối tuần nên ở nhà, hạn chế ra đường để phòng chống dịch Covid-19. Từ 0h ngày 21/3 tất cả công dân về nước phải đi...