Chủ tịch Google gọi Trung Quốc là “tin tặc tinh vi”
Chủ tịch Google Eric Schmidt – Ảnh: Reuters
Chủ tịch Google Eric Schmidt gọi Trung Quốc là “ tin tặc tinh vi và tích cực hoạt động nhất thế giới”, tờ Wall Street Journal (Mỹ) đưa tin ngày 2.2.
Thông tin trên được Wall Street Journaltrích dẫn từ quyển sách mới của chủ tịch Google, dự kiến sẽ phát hành vào tháng 4, và đã được nhiều hãng truyền thông lớn như BBC, tờ Telegraph và Guardianđăng tải lại.
Cuốn sách The New Digital Age (tạm dịch: Kỷ nguyên Kỹ thuật số mới) tố cáo Trung Quốc là quốc gia “tích cưc và hăng hái bưng bít thông tin”, cũng như là “tin tặc tinh vi và tích cực hoạt động nhất thế giới” đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Video đang HOT
Đồng tác giả của The New Digital Age là Jared Cohe – một cựu quan chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, người hiện đang điều hành bộ phận hoạch định chính sách Google Ideas.
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, chính phủ Trung Quốc tăng cường vận dụng các vi phạm internet để đem lại lợi thế về kinh tế và chính trị cho mình, Schmidt và Cohen viết.
Hai nhà lãnh đạo cấp cao của Google này còn cho rằng, khác biệt giữa những công ty của Mỹ và Trung Quốc cùng chiến lược kinh doanh của họ sẽ khiến chính quyền cũng như các doanh nghiệp Mỹ thất thế, do luật Mỹ chặt chẽ hơn, và vì “việc cạnh tranh trái phép đi ngược với tinh thần công bằng của Mỹ”.
Schmidt và Cohen dự đoán rằng chính sách kiểm soát chặt chẽ người dân của chính quyền Trung Quốc sẽ dẫn đến một tình trạng “bất ổn diện rộng” và thậm chí là “các cuộc cách mạng” trong thời gian tới.
Theo TNO
Chủ tịch Google xem người Triều Tiên dùng Internet
Chủ tịch điều hành của Google hôm nay dành thời gian tới thăm trường đại học hàng đầu Triều Tiên và trực tiếp theo dõi sinh viên ở đây dùng mạng Internet, bao gồm Google.
Chủ tịch Google và cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc theo dõi sinh viên tại đại học Kim Nhật Thành tra cứu Internet. Ảnh: AP
Phái đoàn Mỹ do chủ tịch điều hành Google Eric Schmidt và cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Bill Richardson hôm qua tới thăm đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng. Các sinh viên đã cho những quan khách thấy họ tra cứu tài liệu trên mạng qua Google và Wikipedia, AP cho hay.
Triều Tiên được cho là có mạng lưới Internet bị kiểm soát gắt gao và máy tính không phổ cập trong dân chúng. Chỉ một số người được phép truy cập mạng lưới nội bộ trong nước và cực kỳ ít người được truy cập mạng Internet thực sự kết nối với thế giới.
Chuyến thăm của chủ tịch Google và cựu đại sứ Mỹ đến Triều Tiên "mang sứ mệnh nhân đạo cá nhân", nhằm thương thuyết về một công dân Mỹ gốc Triều đang bị giam giữ tại Triều Tiên. Trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ sự quan ngại về chuyến đi, cho rằng đây không phải là thời điểm phù hợp, bởi nó diễn ra ngay sau khi Triều Tiên thực hiện vụ phóng tên lửa gây nhiều tranh cãi hồi tháng trước.
Trong quá khứ, Triều Tiên đã đồng ý chuyển giao những người bị bắt giữ cho các phái đoàn cao cấp được dẫn đầu bởi những người như cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton. Một số nhà quan sát cho rằng Bình Nhưỡng có thể đã yêu cầu sự tham gia của chủ tịch điều hành của Google, Schmidt, trong vụ việc lần này.
Còn ông Richardson đã tới Triều Tiên nhiều lần trong hai thập kỷ qua và từng tham gia thương lượng việc phóng thích các công dân Mỹ bị giam giữ ở đây. Hôm 4/1, ông nói với CNN rằng hy vọng sẽ gặp được một số quan chức cấp cao ở Triều Tiên, dù việc tiếp xúc với nhà lãnh đạo Kim Jong-un là không dễ dàng. Hồi năm 2010, Richardson có chuyến thăm gần nhất tới Triều Tiên và gặp người thương thuyết hàng đầu về hạt nhân của nước này, trong nỗ lực nhằm giảm căng thẳng sau khi Bình Nhưỡng nã pháo lên một hòn đảo tiền tiêu của Hàn Quốc.
Theo VNE
Mỹ chỉ trích chuyến thăm Triều Tiên của chủ tịch Google Chính phủ Mỹ cho rằng chuyến thăm sắp tới đến Triều Tiên của ông Eric Schmidt, chủ tịch điều hành Google, là "vô ích", trong khi Hàn Quốc không đưa ra bình luận gì. Eric Schmidt, chủ tịch điều hành Google. Ảnh: Telegraph AP và WSJ đưa tin ông Schmidt dự kiến sang thăm Triều Tiên với một sứ mệnh nhân đạo, do...