Chủ tịch EVN: Xây biệt thự, sân tennis là nhân văn
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Hoàng Quốc Vượng khẳng định, “xây biệt thự, tennis, vườn trẻ… để thu hút lực lượng cán bộ có tay nghề tốt làm việc vận hành dự án. Tôi cho là nhân văn, vì dễ thu hút cán bộ tới làm việc tại vùng sâu, vùng xa”.
Trước kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong đầu tư, xây dựng của EVN, đặc biệt là việc đưa chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis… vào giá thành bán điện, trao đổi với PV Infonet chiều 8/10 Chủ tịch HĐQT EVN Hoàng Quốc Vượng khẳng định, không có chuyện tập đoàn này đưa chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis… như kết luận của Thanh tra Chính phủ vào tổng mức đầu tư dự án và quy ra giá thành điện.
EVN khẳng định không đưa chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis… vào giá bán điện
Theo Chủ tịch EVN, những hạng mục mà Thanh tra Chính phủ đề cập trong báo cáo đã đưa ra là “hạng mục nhà quản lý điều hành” tại một số dự án điện do EVN đầu tư và được sự cho phép của các bộ, ngành liên quan. “Trong báo cáo gọi là biệt thự, tennis, vườn trẻ… để thu hút lực lượng cán bộ có tay nghề tốt làm việc vận hành dự án. Tôi cho là nhân văn, vì dễ thu hút cán bộ tới làm việc tại vùng sâu, vùng xa”- ông Vượng nói.
Bổ sung thêm, theo báo cáo giải trình gửi tới báo chí liên quan tới kết luận Thanh tra Chính phủ tại EVN thì, do đặc thù các nhà máy điện có công suất lớn hầu hết được xây dựng ở cách xa khu dân cư, xa thành phố thị xã… nên các nhà máy điện đều phải có khu Quản lý vận hành sửa chữa, trong đó có hạ tầng và nhà ở cho cán bộ công nhân.
“Những nhà ở này thực chất là nhà ở công vụ, khi cán bộ công nhân không làm việc ở nhà máy phải trả lại nhà và ra khỏi khu Quản lý vận hành/nhà công vụ này. Các nhà ở biệt thự đơn lập, song lập được xây dựng cho các chuyên gia sinh sống trong quá trình thi công nhà máy, sau khi nhà máy xây dựng xong các chuyên gia không ở nữa thì chuyển thành nhà khách cho khách đến làm việc hoặc nhà ở phục vụ quản lý vận hành”- báo cáo giải trình của EVN viết.
Về việc xây dựng một số công trình thể thao, trong báo cáo giải trình của EVN, Phó tổng giám đốc Đinh Quang Tri cho rằng, do môi trường làm việc của cán bộ công nhân yêu cầu công việc đòi hỏi kỹ thuật có trình độ cao, ô nhiễm cao… do đó, để giảm độ căng thẳng nhanh chóng hồi phục sức khỏe để duy trì thực hiện làm ca trực tiếp theo, giảm được các ảnh hưởng tiêu cực của xã hội do vậy trong các khu quản lý vận hành qui hoạch có khu thể thao nhỏ.
Cũng theo ông Tri, trong các Nghị định về Quản lý đầu tư của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành không nêu cụ thể có danh mục Khu quản lý vận hành sửa chữa, nhà công vụ, nhưng do đặc thù của ngành điện nên việc xây dựng khu quản lý vận hành, sửa chữa, nhà công vụ cho cán bộ công nhân của các nhà máy điện là rất cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế”.
Liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc công ty mẹ EVN hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án làm tăng chi phí sản xuất điện trong năm 2011, số tiền 223,9 tỷ đồng, EVN cũng khẳng định không hề có việc này.
Theo “nhà đèn”, do nhu cầu vốn đầu tư các công trình điện của EVN rất lớn, mỗi năm EVN đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng, năm 2013 kế hoạch đầu tư của EVN cho các công trình điện là 106.600 tỷ đồng, trong khi đó khả năng thu xếp vốn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư nên lúc nào EVN cũng thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Nguồn vốn khấu hao cơ bản không đủ để trả nợ gốc và lãi vay.
Trong quá trình phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các công trình, do các thủ tục để phát hành trái phiếu chậm nên không kịp với tiến độ giải ngân công trình điện, nhưng để đảm bảo tiến độ công trình phục vụ điện cho phát triển kinh tế của đất nước nên khi có khối lượng phải thanh toán EVN đã phải ứng trước vốn sản xuất để thanh toán cho các nhà thầu, sau khi việc phát hành trái phiếu hoàn thành lúc đó EVN thực hiện việc hoàn trả lại số vốn sản xuất trước đây đã ứng.
Video đang HOT
Vì thế, năm 2010 và năm 2011, EVN có hướng dẫn 8 đơn vị hạch toán chuyển nguồn vốn của 11 dự án đã hoàn thành (từ nguồn vốn sản xuất EVN đã tạm ứng sang nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp) với tổng số tiền là 1.619.340.753.604 đồng (tại 02 thời điểm là ngày 01/9/2010 và ngày 21/10/2010) là thực chất hoàn trả vốn sản xuất mà trước đây EVN đã ứng.
Do việc điều chuyển nguồn vốn các dự án đã hoàn thành nên phần lãi trái phiếu số tiền 223.909.749.578 đồng được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện ngay trong năm tài chính thay vì hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của các công trình điện (tăng vốn đầu tư của dự án và cũng được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện thông qua khấu hao TSCĐ), về tổng thể việc hạch toán nêu trên không làm tăng chi phí sản xuất điện.
Về nghi ngại có sự “móc nối, thông đồng” giữa EVN và các công ty con trong việc nâng giá mua điện vượt khung quy định của Bộ Công thương, Chủ tịch EVN chia sẻ với Infonet, đây là điều bất khả kháng do năm 2010, 2011 EVN gặp nhiều khó khăn do nhu cầu phụ tải tăng, hạn hán thiếu nước, ngành điện phải huy động lượng dầu lớn để phát điện 2 năm liên tiếp EVN lỗ tổng cộng 12.000 tỉ đồng.
Năm 2011 do khó khăn nên EVN đã giao chỉ tiêu lỗ cho các đơn vị để các đơn vị phấn đấu giảm lỗ so với lỗ kế hoạch.
“Không có chuyện móc nối, móc ngoặc gì ở đây. Nếu trong tất cả các đơn vị của tập đoàn lỗ và lỗ tập trung vào một chỗ thì làm sao được, khi kinh doanh là kinh doanh toàn ngành”- ông Vượng nói.
Ông Vượng cũng khẳng định, hạch toán giá thành của EVN cơ bản tuân thủ các quy định của nhà nước, năm nào cũng có kiểm toán, kiểm tra để đảm bảo hạch toán công khai.
Khi EVN chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mua bán điện thì mọi chi phí đầu tư cho các dự án điện đều hạch toán vào giá điện.
Trường Giang
Theo infonet
Cháy TTTM Hải Dương: Bất ngờ trước kết luận của công an
Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân dẫn đến vụ cháy tạiTrung tâm thương mại Hải Dương vào rạng sáng ngày 15/9 được xác định là do chập điện từ gian hàng vải, ở tầng 1 của trung tâm thương mại, do chị Nguyễn Thị Huệ làm chủ.
Bất ngờ
Tuy nhiên, chiều ngày 16/9, khi nói chuyện với PV, chị Huệ vẫn tỏ ra bất ngờ trước kết luận ban đầu này của cơ quan chức năng.
Chị Huệ nói: "Tôi cũng không biết tại sao lại xảy ra chuyện không hay này, nhưng gian hàng nhà tôi không có bất cứ thiết bị điện nào ngoài hệ thống sẵn có của trung tâm. Trước đó, cũng không hề xảy ra bất cứ biểu hiện nào của việc chập cháy hay bất ổn về điện.
Trước khi xảy ra vụ cháy (cuối ngày 14/9 - PV) như thường lệ, tôi tắt điện, kiểm tra cẩn thận mọi thứ trước khi đóng sạp ra về. Vì là trung tâm thương mại, rộng lớn, có nhiều đồ đạc nên lúc nào tôi cũng hết sức cẩn thận kiểm tra mọi thứ trước khi ra về".
Trung tâm Thương mại Hải Dương tan hoang sau vụ cháy.
Chị Huệ cho biết thêm: "Hiện tôi chưa được nhìn thấy gian hàng của mình sau đám cháy. Nhưng thiệt hại của nhà tôi là không hề nhỏ khi toàn bộ số vải nhập về đều thành tro bụi trong một đêm".
Trong khi đó, nhiều tiểu thương ở Trung tâm Thương mại Hải Dương cũng cho biết, họ không hề được cơ quan chức năng huấn luyện phòng chống cháy nổ. Mỗi chủ ki-ốt chỉ được cơ quan chức năng giao cho một bình xịt phòng lúc có cháy nổ nhưng"cũng không biết sử dụng thế nào".
Cô Nguyễn Thị Dương có gian hàng nước trong Trung tâm Thương mại Hải Dương khẳng định: "Chúng tôi không có bảo hiểm cháy nổ gì cả mà mỗi gian hàng bị bắt mua 1 bình cứu hỏa nhưng cũng chẳng biết sử dụng thế nào".
Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Đức Hiển, Phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương, đặt ra nghi vấn: "Trung tâm Thương mại Hải Dương cháy không loại trừ khả năng bị kẻ xấu phá hoại. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ".
Tiểu thương đã ngất lịm khi chứng kiến toàn bộ số hàng hóa của mình bị lửa thiêu rụi.
Chủ tịch TP.Hải Dương: "Sự hỗ trợ giống như muối bỏ biển"
Chiều ngày 16/9, hàng trăm tiểu thương bị thiệt hại trong vụ cháy Trung tâm Thương mại Hải Dương vào rạng sáng ngày 15/9 đã có mặt tại UBND phường Lê Thanh Nghị - TP. Hải Dương để họp bàn với chính quyền giải quyết, khắc phục thiệt hại.
Hội trường Công an Phường Lê Thanh Nghị rộng hơn 120 m2 chật kín người. Rất nhiều tiểu thương giơ tay để được phát biểu ý kiến của mình.
Trong đó, hầu hết đều rất mệt mỏi và bức xúc trước mất mát mà họ gặp phải, nhiều tiểu thương cho rằng, vụ cháy là do sự tắc trách từ phía ban quản lí và hệ thống chữa cháy quá mỏng manh của trung tâm thương mại.
Có mặt tại buổi làm việc này, Chủ tịch UBND TP. Hải Dương Vũ Tiến Phụng đã bày tỏ sự cảm thông cũng như giải đáp những thắc mắc về chính sách hỗ trợ thiệt hại.
Chủ tịch TP.Hải Dương Vũ Tiến Phụng nói: "Sự hỗ trợ...giống như muối bỏ biển".
Ông Phụng cho biết: Những hợp đồng của các tiểu thương đã kí với ban quản lí TTTM vẫn giữ nguyên. Sau khi trung tâm được đầu tư xây dựng mới sẽ đảm bảo về vị trí và diện tích cho các gian hàng của các hộ. Còn vấn đề trước mắt và cấp bách là phải khắc phục hậu quả do vụ cháy gây ra, xây chợ tạm cũng như xây mới trung tâm thương mại.
Ủy ban nhân tỉnh cũng hỗ trợ các tiểu thương về vay vốn ngân hàng, tín dụng và lãi suất để tạo điều kiện cho họ có cơ sở kinh tế, cũng như miễn thuế tới năm 2015.
Vị Chủ tịch TP. Hải Dương cũng nhấn mạnh: "Sự hỗ trợ của tỉnh so với sự mất mát quá lớn của các hộ dân giống như muối bỏ biển. Cơ quan chức năng đang lập chuyên án điểu tra về nguyên nhân vụ cháy cũng như công tác chữa cháy của trung tâm thương mại".
Trước đó, như Đất Việt đã đưa tin, vào rạng sáng ngày 15/9, hỏa hoạn bất ngờ bùng phát dữ dội tại Trung tâm Thương mại Hải Dương. Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng khiến cả trung tâm thương mại chìm trong biển lửa. Hàng trăm ki - ốt và hàng hoá của bà con tiểu thương bị lửa thiêu rụi.
Vụ cháy không có thiệt hại về người, các ngành hàng kinh doanh như đồ điện tử, vải quần áo và toàn bộ tài sản của 530 hộ kinh doanh đã bị cháy toàn bộ, cơ quan ban quản lý chợ và TTTM cũng bị lửa thiêu rụi. Ước tính thiệt hại lên đến 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, tòa nhà TTTM Hải Dương bị sập ở phía Tây Nam, có hiện tượng nứt và nguy cơ sập ở các phần còn lại. Về cơ bản đám cháy đã được khống chế.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã triệu tập họp khẩn cấp, quyết định hỗ trợ đột xuất 10 triệu đồng mỗi hộ, đồng thời yêu cầu các đơn vị lên ngay phương án tháo dỡ toàn bộ tòa nhà; hoàn tất chợ tạm trong vòng 3 tháng với kinh phí dự kiến 20 tỷ đồng. Để duy trì việc kinh doanh của 500 hộ tiểu thương, chính sách miễn giảm thuế trong vòng 3 năm, khoanh nợ, cấp khoản vay mới cho các hộ tiểu thương cũng được đưa ra.
Hiện lực lượng cảnh sát điều tra cùng cán bộ của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an đang phối hợp tổ chức khám nghiệm hiện trường để đưa ra kết luận về vụ việc.
Theo Đất Việt
Thủy điện: Sau bùng nổ là... trả giá! Việc khai thác thủy điện để có nguồn năng lượng là tốt vì đây là nguồn năng lượng tái sinh. Tuy nhiên, sự dễ dãi trong quy hoạch, quản lý, giám sát các dự án thủy điện đã bắt môi trường tự nhiên và người dân phải hứng chịu mọi hậu quả. Lời nguyền tài nguyên có câu "ăn của rừng rưng rưng...