Chủ tịch EC nhận bằng tiến sĩ danh dự tại ĐH Kinh tế Quốc dân
Chiều 25/8, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức lễ trao bằng tiến sĩ danh dự cho ngài José Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), nhân chuyến thăm chính thức của ông tới Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó giáo sư-tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc cho biết, bằng tiến sĩ danh dự được trao tặng cho Chủ tịch EC José Manuel Barroso nhằm ghi nhận những thành tựu xuất sắc trong hoạt động ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội của ông nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam nói chung và trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng.
Lễ trao bằng tiến sĩ danh dự cho chủ tịch EC José Manuel Barroso (Ảnh N.Hằng)
Đặc biệt trong nhiệm kỳ công tác của mình (2007-2014), Chủ tịch José Manuel Barroso là người đã tham gia khởi động đàm phán Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện và Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Đây là những hiệp định quan trọng, sẽ góp phần đưa quan hệ Việt Nam-EU phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và phải cắt viện trợ nói chung nhưng EC vẫn cam kết tăng viện trợ cho Việt Nam giai đoạn 2014-2020 lên 400 triệu Euro, tăng 30% so với giai đoạn 2007-2013. EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai, nhà đầu tư hàng đầu, nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch EC Barroso bày tỏ niềm tự hào khi được nhận bằng tiến sĩ danh dự do trường ĐH Kinh tế Quốc dân trao tặng. Ông cũng nhấn mạnh “Giáo dục, đào tạo và nghiên cứu là rất quan trọng cho sự phát triển thành công và trong thế giới toàn cầu hóa, chỉ bằng cách chia sẻ những ý tưởng, trao đổi những thực tiễn tốt nhất, và tham gia vào đối thoại văn hóa với các đối tác, chúng ta mới có thể hy vọng sẽ cùng nhau tiến lên phía trước.”
Hà Nội, ví dụ điển hình về sự thay đổi trong ba thập kỷ qua
Video đang HOT
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch EC Barroso đã chia sẻ suy nghĩ của ông về làm thế nào châu Âu đã tiến lên, vượt qua khủng hoảng kinh tế và tài chính gần đây trong khi vẫn đoàn kết và cởi mở hơn bao giờ hết, và làm thế nào EU và Việt Nam có thể cùng nhau định hình mối quan hệ vì lợi ích chung của của các nước.
Chủ tịch EC José Manuel Barroso phát biểu tại buổi lễ (Ảnh N.Hằng)
Theo ông Barroso, một trong những thay đổi cấu trúc then chốt và những cơ hội của thập kỷ qua chính là sự thịnh vượng và năng động của nền kinh tế châu Á, đã góp phần định hình thế giới.
“Việt Nam không là ngoại lệ, và Hà Nội là một ví dụ điển hình về sự thay đổi mà thế giới đã trải qua trong thập kỷ qua. Kể từ chuyến thăm lần trước của tôi năm 2007, thành phố đã tăng gấp ba lần kích thước và tăng hơn gấp đôi số dân. NướcAnh phải mất155 năm để tănggấp đôi GDPbình quân đầungười, và Mỹ mất 50 năm,ttrong khi đó Việt Nam chỉ mất chưa đến 10năm. ” ông nói.
Ông cho rằng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề nợ xấu cao đến từ các khoản vay của khối doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, quyết định tái cơ cấu ngân hàng là một điều đúng đắn để giúp tạo ra một hệ thống tài chính lành mạnh.
“Lịch sử cho thấy rằng, các quốc gia phát triển thịnh vượng là khi họ mở cửa ra với thế giới, mở rộng thương mại và trao đổi ý tưởng, chứ không phải khi họ thu mình lại hoặc tách rời với phần còn lại của thế giới,” ông nhấn mạnh.
Chụp ảnh lưu niệm tại lễ trao bằng tiến sĩ (Ảnh N.Hằng)
Ông cho hay, chính vì vậy EU đã ký kết một số lượng lớn các Hiệp định thương mại tự do với nhiều nước, gần đây là kết thúc đàm phán với Singapore và Canada và EU đang tiếp tục có những bước tiến triển với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, cũng như với Việt Nam.
Liên minh châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, nhưng theo ông Barroso, hai bên cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ trong lĩnh vực kinh tế trong thời gian tới.
Chủ tịch EC Barroso cho biết, “Đây là lý do tại sao trong năm 2012 chúng ta tiến hành đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Chúng ta cần phải hướng tới một hiệp định toàn diện và đầy tham vọng bao gồm thuế và các rào cản phi thuế quan, cũng như các khía cạnh khác liên quan đến thương mại, đặc biệt là mua sắm, vấn đề pháp lý, cạnh tranh, và dịch vụ.”
“Sự kiện gần đây như tại Ukraine, Trung Đông cũng như ở một số nơi khác, trong đó có những tranh chấp trên biển, chứng minh rằng hòa bình vẫn chưa được đảm bảo. Nó phải được nâng niu và bảo vệ. Nó không phải tự nhiên mà có,” ông nhấn mạnh.
Ông khẳng định lập trường của EU là ủng hộ giải các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Nam Hằng
Theo Dantri
Sốc vụ bắt cóc và giết hại Lãnh sự danh dự của Litva tại Lugansk
Liên minh châu Âu (EU) cho biết hoàn toàn bị sốc vì vụ bắt cóc và giết hại Lãnh sự danh dự của Litva tại Lugansk (Ukraine).
Trong tuyên bố của đại diện chính thức của Cao ủy ngoại giao EU, bà Catherine Ashton, EU đã cáo buộc các nhóm vũ trang bất hợp pháp đã thực hiện vụ việc trên và yêu cầu các nhóm này phải chịu trách nhiệm. Tuyên bố này cũng đòi đưa các thủ phạm ra trước công lý.
Cái chết của ông Nicholas (Mykola) Zelentsy ngày hôm qua (22/8) được Bộ trưởng Ngoại giao Litva Linas Linkeviius thông báo trên trang cá nhân Twitter.
Bộ trưởng Ngoại giao Litva cho rằng, "những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác này phải bị xét hỏi và phải bị đưa ra trước tòa án".
"Điều đó một lần nữa cho thấy sự cần thiết một cách khẩn cấp về chấm dứt bạo lực và tiến hành các bước để ngăn chặn sự leo thang của khủng hoảng", tuyên bố của đại diện của Cao ủy Ashton khẳng định.
Liên quan tới tình hình miền Đông Ukraine, một nguyên nhân khiến đại diện Hội Chữ thập đỏ Quốc tế không đi cùng với đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo của Nga cho Ukraine là vì lý do an ninh. Theo báo cáo của đại diện Hội Chữ thập đỏ tại đây, trong đêm qua, họ vẫn nghe thấy tiếng đạn súng.
Trong tuần tới, tổng thống Ukraine Poroshenko sẽ ký sắc lệnh về việc giải thể và tổ chức một cuộc bầu cử quốc hội Ukraine sớm.
Theo giaothongvantai
Nga không thể tiếp tục kiên nhẫn với Ukraine Hàng trăm chiếc xe chở hàng viện trợ nhân đạo của Nga đã rầm rập tiến vào miền đông. Ukraine trong ngày hôm qua (22/8) mà không cần sự cho phép từ phía chính quyền Kiev. Đây là kết quả của sự mất kiên nhẫn trước việc Kiev cố tình trì hoãn không cho đoàn xe của Nga vào lãnh thổ nước này,...