Chủ tịch EC: Châu Âu nợ Italy một lời xin lỗi
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu tuyên bố toàn thể châu Âu nợ Italy một lời xin lỗi vì đã không có sự cảm thông trong thời gian đầu chống dịch COVID-19.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố toàn thể châu Âu nợ Italy một lời xin lỗi vì đã không có sự cảm thông và đoàn kết với nước này trong thời gian đầu khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Italy.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu chiều 16/04, bà Ursula von der Leyen nhắc lại những gì đã diễn ra trong giai đoạn đầu khi đại dịch COVID-19, và cho rằng qua những gì đã thể hiện thời điểm đó, châu Âu nợ đất nước Italy một lời xin lỗi.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen. (Ảnh: Reuters)
“ Sự thật là có quá nhiều người đã không có mặt ở thời điểm mà Italy cần nhất sự giúp đỡ, lúc dịch bắt đầu bùng phát. Vì thế, đúng là toàn bộ châu Âu cần phải gửi đến Italy một lời xin lỗi tự tận đáy lòng.
Nhưng xin lỗi chỉ có giá trị nếu thái độ thay đổi, và các nước đã sớm nhận ra điều này, rằng chúng ta phải bảo vệ người khác để bảo vệ chính bản thân mình“, bà Ursula von der Leyen nói.
Đây không phải lần đầu tiên người đứng đầu Uỷ ban châu Âu gửi lời xin lỗi đến Italy. Hồi đầu tháng 4, bà Ursula von der Leyen cũng từng đăng một lá thư trên tờ báo La Reppublica của Italy để xin lỗi nước này vì “thiếu sự đoàn kết”.
Trong tháng 3/2020, nhiều nước châu Âu đã đóng cửa biên giới, cấm xuất khẩu đồ bảo hộ y tế, khiến việc cứu trợ Italy gặp rất nhiều khó khăn. Theo một cuộc thăm dò dư luận hồi giữa tháng 3 tại Italy, có đến 88% người dân Italy cảm thấy bị châu Âu bỏ rơi.
Hiện tình hình đã có nhiều cải thiện. Các nước Đức, Ba Lan và Rumania đã đưa bệnh nhân Italy về điều trị hoặc gửi bác sỹ đến trợ giúp các bệnh viện Italy.
Tuần trước, sau nhiều ngày bất đồng gay gắt, các nước EU cũng đã thống nhất được một gói cứu trợ trị giá 500 tỷ Euro nhằm trợ giúp các nước thành viên bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong đó Italy và Tây Ban Nha là hai quốc gia chịu tổn thất nặng nề nhất.
Tuy nhiên, trong vài ngày qua, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tuyên bố, gói cứu trợ này vẫn chưa đủ và Italy quyết theo đuổi đến cùng đề xuất phát hành “trái phiếu corona” về ghi nợ chung của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu – Eurozone để qua đó lấy nguồn tài chính trợ giúp các nước.
Hiện tại, dù đại dịch COVID-19 đã đạt đỉnh tại Italy nhưng tốc độ đi xuống vẫn rất chậm.
Trong ngày 16/04, Italy ghi nhận thêm 525 ca thiệt mạng và 3786 ca nhiễm mới, đưa con số tổng cộng lên 22170 ca chết người và gần 169.000 ca nhiễm bệnh từ đầu dịch.
Giới chức y tế Italia nhận định, đỉnh dịch tại Italy đã duy trì được gần 2 tuần và có thể sẽ kéo dài khoảng 2 tuần nữa thì mới đi xuống rõ rệt.
Tổng thống Trump từng 10 lần từ chối lắng nghe cảnh báo COVID-19?
Báo chí Mỹ cho rằng, chính quyền Tổng thống Trump nhiều lần từ chối cảnh báo COVID-19, khiến nước này rơi vào tình trạng thảm họa.
Giọng điệu của Tổng thống Donald Trump về COVID-19 đã thay đổi đáng kể trong tháng 3, khi virus corona chủng mới lan rộng khắp 50 bang, khiến nước Mỹ phải tuyên bố tình trạng "thảm họa".
Theo phản ánh của Axios, The New York Times, The Washington Post, AP và một số phương tiện truyền thông Mỹ, chính quyền Trump đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm của SARS-CoV-2 tới sinh mạng người dân và nền kinh tế Mỹ.
Tổng thống Trump phớt lờ cảnh báo của các chuyên gia, trong đó có ông Fauci?
Dù vậy, Tổng thống Mỹ đã hành động không đủ nhanh. Ca nhiễm COVID-19 đầy tiên được xác định ở Mỹ là vào ngày 15/1. Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là "đại dịch toàn cầu". Và 2 ngày sau, Mỹ mới công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn đất nước.
Tổng thống Trump vẫn khẳng định chính quyền của ông đối phó với virus corona một cách nghiêm túc và nhận ra mối đe dọa từ sớm, khi hạn chế các chuyến bay từ Trung Quốc vào thời điểm đầu tháng 2 và thành lập lực lượng chống COVID-19 từ ngày 29/1.
Tuy nhiên, ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia, cho rằng nhiều sinh mạng có thể được cứu nếu chính quyền thực hiện các chỉ dẫn giãn cách xã hội từ sớm.
Video: Sau giấy vệ sinh, người Mỹ đổ xô mua thuốc nhuộm tóc
Tổng thống Trump đã 10 lần bỏ qua các cảnh báo như thế nào?
Lần đầu tiên chính quyền được cảnh báo về COVID-19 là vào ngày 18/1. Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ dân sinh Alex Azard thông báo với Tổng thống Trump về mối đe doạ của COVID-10 trong một cuộc điện thoại, theo The New York Times.
Trump đưa ra những bình luận công khai đầu tiên về virus corona vào ngày 22/1 khi khẳng định ông không quan tâm đến đại dịch và " hoàn toàn kiểm soát được tình hình".
Ngày 27/1, cảnh báo thứ hai được đưa ra khi các trợ lý tại Nhà Trắng gặp gỡ Chánh văn phòng thời điểm đó là Mick Mulvaney để cố gắng khiến các quan chức cấp cao quan tâm hơn đến mối đe dọa nghiêm trọng từ SARS-CoV-2, theo The Washington Post.
COVID-19 đã lan rộng ra 50 bang của Mỹ.
Joe Grogan, người đứng đầu Hội đồng Chính sách đối nội của Nhà Trắng, cảnh báo có thể khả năng ứng phó với dịch bệnh có thể khiến Trump trả giá với cơ hội tái đắc cử.
Ngày 29/1, cố vấn kinh tế Peter Navarro cảnh báo Nhà Trắng trong một bản ghi nhớ gửi tới Hội đồng An ninh Quốc gia rằng COVID-19 có thể cướp đi hơn nửa triệu mạng sống của người Mỹ và gây thiệt hại kinh tế gần 6.000 tỷ USD.
Ngày 30/1, ông Azar cảnh báo Tổng thống Trump trong cuộc gọi tiếp theo rằng, COVID-19 có thể trở thành đại dịch và Trung Quốc nên bị chỉ trích vì sự thiếu minh bạch, theo The Times. Ông Trump đã bác bỏ Azar (với tư cách là người đưa ra cảnh báo đầu tiên) và từ chối ý tưởng chỉ trích Trung Quốc.
Cũng trong ngày 30/1, WHO tuyên bố virus corona là mối đe dọa khẩn cấp đến sức khỏe toàn cầu. WHO chỉ 5 lần thực hiện cảnh báo từ khi được trao quyền lực này vào năm 2005.
Video: Tổng thống Trump cảm ơn sự hỗ trợ của Việt Nam
Ngày 5/2, các Thượng nghị sĩ kêu gọi chính quyền trong một cuộc họp ngắn để hành động quyết liệt hơn trong cuộc chiến chống dịch, đồng thời đề nghị hỗ trợ các vấn đề tài chính trong trường hợp cần thiết, song chỉ nhận được cái lắc đầu.
Ngày 14/2, một bản ghi nhớ được soạn thảo bởi các quan chức y tế phối hợp với Hội đồng An ninh Quốc gia khuyến nghị sử dụng " các biện pháp kiểm dịch và cách ly", theo The Times.
Các quan chức lên kế hoạch trình bày với Tổng thống Trump bản ghi nhớ sau khi ông trở về từ Ấn Độ vào ngày 25/2, nhưng cuộc họp bị hủy bỏ.
Ngày 21/2, lần thứ 8 chính quyền Trump được cảnh báo về COVID-19. Lực lượng đặc nhiệm phòng chống COVID-19 của Nhà Trắng thực hiện cuộc tập trận giả để ngăn chặn đại dịch, đồng thời đưa ra kết luận rằng Mỹ cần thực hiện giãn cách xã hội, ngay cả khi điều này khiến nền kinh tế và cuộc sống của người Mỹ gián đoạn, theo The Times.
Ngày 23/2, Navarro lặp lại cảnh báo về COVID-19 trong một bản ghi nhớ khác gửi đến Tổng thống Mỹ, nhấn mạnh có thể 2 triệu người Mỹ sẽ chết vì SARS-CoV-2.
Tổng thống Trump từng so sánh COVID-19 với cúm mùa.
Ngày 25/2, Giám đốc Trung tâm Miễn dịch và Bệnh Hô hấp Quốc gia Nancy Messonnier cảnh báo công khai về mối đe dọa virus và nói rằng " chúng ta cần chuẩn bị cho sự gián đoạn đáng kể trong cuộc sống".
Theo The Times, Tổng thống Trump đã gọi cho Azar và bày tỏ sự tức giận khi cho rằng Messonnier đã khiến người dân sợ hãi theo cách không cần thiết và khiến thị trường chứng khoán lao dốc.
Gần 2 tháng sau lời cảnh báo thứ 10, Mỹ đã có 587.173 ca nhiễm, 23.644 người chết được xác nhận, con số nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Riêng số ca nhiễm ở bang New York đã nhiều hơn tất cả các nước châu Âu như Pháp, Italy, Tây Ban Nha hay Đức.
HỒNG NAM
Các nước châu Âu rục rịch nới lỏng biện pháp chống dịch Covid-19 Cơ quan hành pháp của EU đã kêu gọi các nước thành viên có cách tiếp cận chung đối với việc nới lỏng hay dỡ bỏ bỏ lệnh phong tỏa. Ngày 14/4, Ủy ban châu Âu kêu gọi các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu phối hợp với nhau khi các nước này bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa...