Chủ tịch diễn đàn WEF: “Cách mạng 4.0 sẽ thay đổi chính nhân loại”
Trong suốt quá trình làm việc trên khắp thế giới, Schwab đã nhận được rất nhiều giải thưởng và vinh danh. Ông nắm giữ 17 vị trí tiến sĩ danh dự và huy chương danh dự quốc gia.
Giáo sư người Đức Klaus Schwab cầm trên tay cuốn sách “Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư” do chính ông viết. Ảnh: WEF.
Theo trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), giáo sư Klaus Schwab sinh ra ở Ravensburg (Đức) năm 1938. Ở tuổi 27, Klaus Schwab có năm bằng kỹ sư cơ khí và kinh tế. Ở tuổi 31, ông trở thành giáo sư trẻ nhất ở Thụy Sĩ. Năm 2009, ông đứng thứ 66 trong danh sách “Những người quyền lực nhất thế giới” theo bảng xếp hạng của Forbes.
Trong suốt quá trình làm việc trên khắp thế giới, Schwab đã nhận được rất nhiều giải thưởng và vinh danh. Ông nắm giữ 17 vị trí tiến sĩ danh dự và huy chương danh dự quốc gia.
Song có lẽ đóng góp lớn lao nhất của vị giáo sư người Đức này với thế giới là Diễn đàn Kinh tế Thế giới (được thành lập vào năm1971 khi ông Shwab 33 tuổi). Trong suốt 4 thập kỷ nắm giữ vị trí Chủ tịch, vị giáo sư người Đức đã biến WEF thành nơi điểm hẹn hằng năm của các chính khác cấp cao, các nhà kinh tế và doanh nhân thành đạt trên khắp thế giới.
Một thương gia vốn là khách quen của Diễn đàn này từng cao hứng tuyên bố: “Nếu ai chưa từng đến Diễn đàn Davos, có nghĩa là người đó không là gì cả”. Còn theo GS. kinh tế Pháp Jean- Pierre Lehmann, “giá trị của Diễn đàn Davos là ở chỗ nó là cuộc hẹn dường như mang tính phi chính trị đến mức tối đa, để tất cả các nước có thể cùng nhau bàn thảo về các vấn đề kinh tế nóng hổi. Thế mạnh của Davos là một hệ thống rộng và mở”.
Video đang HOT
Dưới sự dẫn dắt của giáo sư Klaus Schwab, WEF đã trở thành một diễn đàn kinh tế hằng năm đầy ảnh hưởng, thu hút nhiều chính khách, học giả và doanh nhân. Ảnh: Getty.
Vai trò cá nhân của ông Klaus Schwab tại WEF lớn tới mức có nhiều người không hình dung nổi diễn đàn này sẽ hoạt động thế nào nếu một ngày nào đó ông Schwab rời bỏ công việc. Năm nay, dù đã cao tuổi, ông Schwab tiếp tục chỉ trì và chứng kiến lần tổ chức thứ 40 của WEF tại Hà Nội.
Trả lời báo giới về tình hình sức khỏe của mình, ông đã hóm hỉnh đáp: “Về phương diện thể lực, tôi vẫn rất khỏe. Tôi vẫn đi bơi hàng sáng. Tôi chưa thấy ai dừng lại vì lý do tuổi tác cả”. Được biết, khi đã 70 tuổi, Schwab vẫn leo núi và tham gia vào cuộc chạy đua trượt tuyết xuyên quốc gia. Ông cũng được biết đến với khả năng nhảy rất cừ.
Chia sẻ về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà chính mình là người khởi xướng, đưa ra khái niệm với thế giới, giáo sư Schwab khẳng định rằng cuộc cách mạng 4.0 như một cơn sóng thần sẽ nhanh chóng thay đổi hoàn toàn cuộc sống của thế giới.
“Nó sẽ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp, cách chúng ta sản xuất, cách chúng ta tiêu dùng. Nó sẽ thay đổi chính chúng ta, cung cấp một cuộc sống hiện đại và phát triển như giao thông thông minh, chính phủ thông minh, thành phố thông minh. Mọi thứ sẽ được tích hợp vào một hệ sinh thái được vận hành bởi Big Data và bởi sự hợp tác của chính phủ với: xã hội và doanh nghiệp”.
Theo Danviet
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Hà Nội: ASEAN 4.0, cơ hội có dành cho tất cả?
Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn mở (Open Forum) vào ngày 11.9, từ 10h sáng đến 11h30 tại Đại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
Diễn đàn mở với chủ đề "ASEAN 4.0 có dành cho tất cả?" (ASEAN 4.0 for all?) tổ chức ngày 11.9 trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018. Ảnh: WEF.
Phiên đặc biệt nằm trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2018 nhằm cung cấp cho sinh viên, doanh nhân, các chuyên gia trẻ và công chúng cơ hội thảo luận về tương lai của họ khi có những đột phá về công nghệ định hình ASEAN 4.0.
Ở ASEAN, lực lượng lao động được dự báo sẽ mở rộng thêm 11.000 người lao động mỗi ngày trong vòng 15 năm tới, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Tuy nhiên, các robot công nghiệp hiện đang cạnh tranh với lực lượng lao động sản xuất có tay nghề thấp; trí thông minh nhân tạo (AI) đe dọa các việc làm dịch vụ ở ASEAN; và các loại phương tiện tự lái đang hoạt động ở Đông Nam Á.
Với chủ đề: "ASEAN 4.0 có dành cho tất cả?" (ASEAN 4.0 for all?), phiên thảo luận sẽ tập trung vào nhiều ý tưởng quan trọng: "Giới trẻ ASEAN không bao giờ biết về thời gian trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Làm thế nào để đảm bảo rằng tiềm năng, cơ hội được đem tới bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp sẽ tạo ra một tương lai tươi đẹp hơn cho mọi người?...".
Phiên thảo luận do ông Klaus Schwab - nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới giới thiệu. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chu Ngọc Anh phát biểu khai mạc.
Tham dự sự kiện kéo dài 90 phút này có: Julia Andrea R. Abad - Giám đốc Trung tâm Chính sách công, Đại học Viễn Đông, Philippines. Rajan Anandan - Giám đốc điều hành Google Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ. Annie Koh - Phó Chủ tịch văn phòng phát triển kinh doanh; Giám đốc học viện Viện Ngoại thương; Giáo sư Tài chính Đại học Quản lý Singapore, Singapore. Lê Hồng Minh - Tổng Giám đốc VNG, Việt Nam. Syed Saddiq Abdul Rahman - Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia.
Chương trình dự kiến do nhà báo Amrita Cheema, tờ Deutsche Welle, Đức phụ trách điều phối.
Tiếp nối thành công của các phiên Diễn đàn mở được tổ chức tại Hội nghị thường niên tại Davos, Thụy Sĩ, Diễn đàn Kinh tế Thế giới hiện đang đưa định dạng mở này đến các hội nghị khu vực. Diễn đàn mở tại Hội nghị WEF ASEAN 2018 là lần đầu tiên định dạng mở được tổ chức tại một hội nghị khu vực cũng như lần đầu tổ chức tại Việt Nam.
Từ năm 2003, Diễn đàn mở đã tập hợp các quan chức chính phủ, nghệ sĩ, các nhà lãnh đạo xã hội dân sự, các doanh nhân và các giám đốc điều hành của các công ty đa quốc gia. Các phiên được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho việc chia sẻ hàng loạt ý tưởng, kinh nghiệm và câu chuyện về nhiều vấn đề.
THANH HÀ
Theo Laodong
Chuyên gia Ấn Độ: WEF ASEAN 2018 sẽ đưa hình ảnh Việt Nam ra khắp thế giới Theo giáo sư Faisal Ahmed, Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 sẽ khiến Việt Nam được quốc tế chú ý nhiều hơn và hình ảnh về Việt Nam sẽ được quảng bá tới khắp thế giới. Giáo sư-tiến sỹ Faisal Ahmed, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế quốc tế tại trường Quản lý FORE, là trường đầu ngành về...