Chủ tịch đảng đối lập Hàn Quốc tưởng tuyên bố thiết quân luật là lừa đảo ‘deepfake’
Hôm (5.12), Chủ tịch đảng đối lập Dân chủ Lee Jae-myung cho biết ban đầu ông nghĩ tuyên bố thiết quân luật vào khuya 3.12 là thủ thuật deepfake, tức kỹ thuật dùng trí thông minh nhân tạo giả mạo khuôn mặt, giọng nói với mục đích lừa đảo.
Chia sẻ với Đài CNN, ông Lee Jae-myung, Chủ tịch đảng Dân chủ Hàn Quốc, kể lại trong lúc đang nghỉ ngơi sau giờ làm việc ở nhà vào đêm 3.12, vợ ông bất ngờ cho ông xem một video clip trên YouTube.
“Bà ấy nói “Tổng thống (Yoon Suk Yeol) đang tuyên bố thiết quân luật”, ông Lee nhớ lại.
“Tôi trả lời rằng “đó chỉ là một vụ lừa đảo deepfake. Phải là một vụ deepfake. Không thể nào là sự thực”, Chủ tịch đảng đối lập trả lời vợ.
Điều gì xảy ra nếu tổng thống Hàn Quốc bị luận tội?
“Thế nhưng khi tôi xem video, tổng thống xác thực là đang tuyên bố tình trạng thiết quân luật, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng đó chỉ là một vụ lừa đảo”, theo ông Lee.
Ông Lee là đối thủ chính của ông Yoon trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022 và bản thân ông đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý.
Chủ tịch đảng đối lập Dân chủ Lee Jae-myung. ẢNH: REUTERS
Trong vòng 1 giờ sau tuyên bố trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol, ông Lee nhanh chóng rời nhà và thẳng tiến tới tòa nhà quốc hội ở Seoul. Đồng thời, ông gửi tin nhắn cho các thành viên của đảng Dân chủ trên nhóm Telegram, thúc giục họ đến quốc hội càng nhanh càng tốt.
Mục đích của họ là phải làm sao lập tức thông qua nghị quyết để dỡ bỏ lệnh thiết quân luật vừa được ban hành.
Tuy nhiên, khi đến nơi, ông Lee chứng kiến các nghị sĩ đảng ông bị chặn bên ngoài trong lúc các binh sĩ bắt đầu chặn lối vào tòa nhà chính, còn các trực thăng quân sự quần đảo trên không.
Vì thế, ông quyết định leo rào vào bên trong, dùng điện thoại live-stream toàn bộ quá trình. Video clip ông chia sẻ hiện nhận được hàng chục triệu lượt xem trên mạng xã hội X (tên cũ Twitter).
Cuối cùng, tổng cộng 180 nghị sĩ, đa số đến từ phe đối lập nhưng cũng có nhiều nghị sĩ của đảng cầm quyền là Quyền lực Nhân dân thành công đi vào quốc hội.
Họ đã thông qua kiến nghị buộc Tổng thống Yoon phải rút lại thiết quân luật.
Tổng thống Yoon trong vòng 24 giờ qua chưa xuất hiện trước công chúng.
Cảnh báo lừa đảo đầu tư tiền điện tử rất tinh vi nhờ AI
Sau nhiều tháng tán tỉnh trên mạng, một nhân vật tự nhận là nhà buôn rượu đã lừa đảo chiếm đoạt của Shreya Datta, 37 tuổi, ở Philadenphia (Mỹ) 450.000 USD đầu tư cho tiền điện tử.
Đáng chú ý, những kiểu lừa đảo này đang nở rộ tại Mỹ.
Không chỉ bị chiếm đoạt tài sản, mất sạch tiền tiết kiệm và tiền trong quỹ hưu trí, chuyên viên công nghệ Shreya Datta giờ đây còn ngập trong nợ nần. Cô cho biết đối tượng đã sử dụng các video và hình ảnh giả mạo khuôn mặt (deepfake) và các đoạn tin nhắn tinh vi để "tẩy não" nạn nhân. Các vụ lừa đảo kiểu này đang nở rộ tại Mỹ, được cho là do những băng nhóm tội phạm mạng ở Đông Nam Á thực hiện. Ước tính, các nạn nhân tại Mỹ đã mất hàng tỷ USD với rất ít hy vọng có thể lấy lại tiền.
Datta gặp đối tượng trên ứng dụng hẹn hò Hinge, tự nhận là một nhà buôn rượu người Pháp. Hai bên nhanh chóng làm quen và gọi video, gửi hình ảnh cho nhau nhưng khi vụ việc vỡ lở, Datta mới phát hiện đó đều là sản phẩm của công nghệ deepfake có sự trợ giúp của AI.
Đối tượng thường xuyên tỏ ra quan tâm, chăm sóc và thể hiện ủng hộ Datta, trong đó lồng ghép các thông tin để reo rắc trong tâm trí nạn nhân về giấc mơ nghỉ hưu sớm, kế hoạch đầu tư để sống trong sung túc kể cả khi nghỉ hưu trước 65 tuổi. Sau đó, đối tượng gửi cho nạn nhân đường link (dẫn) tải về ứng dụng giao dịch tiền điện tử, có những bước xác minh khiến nạn nhân tin vào tính xác thực của ứng dụng.
Theo lời xúi giục của đối tượng, Datta chuyển đổi một số khoản tiền tiết kiệm sang khoản đầu tư tiền điện tử trên sàn giao dịch Coinbase có trụ sở ở Mỹ và 1 ứng dụng giả ban đầu cho phép cô rút những khoản tiền lãi từ khoản đầu tư này. Chính vì vậy, nạn nhân càng tin tưởng và đầu tư nhiều hơn.
Tính đến tháng 3/2023, khoản đầu tư trị giá gần 450.000 USD của Datta được báo cáo sinh lời gấp đôi. Tuy nhiên, khi cô tìm cách rút khoản tiền này thì được yêu cầu phải có mã số thuế cá nhân. Cô nhờ người quen ở London xác minh thông tin của người yêu trên mạng mới biết tất cả đều là giả mạo, đối tượng sử dụng hình ảnh của một chuyên gia thể hình nổi tiếng ở Đức để tạo ra các hình ảnh và video gửi cho cô. Sau khi phát hiện bị lừa sạch khoản tiền tích lũy, Datta đã rơi vào trạng thái rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PSTD), mất ngủ, chán ăn và không thể hoạt động như bình thường. Với Datta, đó là trải nghiệm chấn động.
Các trang mạng hẹn hò vốn là nơi có rất nhiều cạm bẫy, giờ đây trở nên nguy hiểm hơn với sự trợ giúp của công nghệ deepfake sử dụng AI. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết năm 2023, Trung tâm tiếp nhận khiếu nại về tội phạm mạng đã tiếp nhận hơn 40.000 báo cáo với tổng khoản tiền bị lừa hơn trị giá 3,5 tỷ USD đầu tư tiền điện tử, trong đó có thủ đoạn như vụ việc của Datta. Dù vậy. giới chức lo ngại con số trên có thể thấp hơn nhiều so với thực tế do nhiều nạn nhân còn e ngại, không báo cáo các vụ việc. Ngoài thiệt hại về tài sản, các nạn nhân còn gặp các vấn đề về tâm lý sau cú sốc bị lừa mất sạch tiền của và mắc nợ.
Thủ đoạn lừa đảo tinh vi ở Ấn Độ: Dùng AI giả giọng con để lừa tiền phụ huynh Khi một ông bố ở Ấn Độ nhận được cuộc gọi từ số điện thoại quốc tế lạ vào tháng 1 với tiếng con trai kêu cứu, ông không ngờ mình sẽ trở thành nạn nhân mới nhất của kế hoạch lừa đảo phức tạp liên quan đến trí thông minh nhân tạo (AI). Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images Truyền thông Ấn...