Chủ tịch COP28 cảnh báo nguy cơ thất bại trong việc hoàn tất các mục tiêu khí hậu
Ngày 5/9, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Al Jaber nhận định thế giới đang chậm chân trong cuộc đua đạt được các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Al Jaber phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh châu Phi về khí hậu 2023 ở Nairobi, Kenya ngày 5/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đánh giá này được đưa ra 3 ngày trước khi LHQ công bố bản đánh giá đầu tiên về tiến độ thực hiện các cam kết chống biến đổi khí hậu của các nước trên thế giới.
Video đang HOT
Phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh châu Phi về khí hậu, diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya, ông Al Jaber cho rằng thế giới đang không đạt được kết quả vào đúng thời điểm cần thiết như mong đợi.
Theo các nhà nghiên cứu, châu Phi đang phải hứng chịu một số tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, song lục địa này chỉ nhận được khoảng 12% ngân sách cần thiết để đối phó với các thiên tai. Do đó, ông Al Jaber kêu gọi cần có sự thay đổi trong cơ cấu hỗ trợ tài chính toàn cầu trong kỷ nguyên mới.
Tại hội nghị, ông Al Jaber thông báo Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã cam kết đầu tư 4,5 tỷ USD nhằm đến năm 2030, có thể tạo ra 15 GW năng lượng sạch tại châu Phi. Chủ tịch COP28 đồng thời là Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến UAE, ông Al Jaber nêu rõ khoản tiền trên sẽ là chất xúc tác giúp huy động thêm ít nhất 12,5 tỷ USD từ các nguồn tư nhân, công và các tổ chức đa phương.
Về phần mình, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã hối thúc cộng đồng quốc tế hỗ trợ để giúp châu Phi trở thành “siêu cường về năng lượng tái tạo”. Người đứng đầu tổ chức đa phương nhấn định năng lượng tái tạo có thể là điều kỳ diệu đối với châu Phi, song các bên cần phải hiện thực hóa điều này. Ông Guterres cũng cho rằng các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần có trách nhiệm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Với sự tham gia của các nhà lãnh đạo đến từ 54 quốc gia trong châu lục, Hội nghị thượng đỉnh châu Phi về khí hậu từ ngày 4 – 6/9 nhằm xác định tầm nhìn chung về phát triển xanh của châu Phi. Giới chức các nước châu Phi bày tỏ hoan nghênh trước các khoản đầu tư vào năng lượng sạch, song cho rằng nhu cầu về tài chính của các nước châu Phi đòi hỏi phải có sự chuyển đổi về cơ cấu tài trợ khí hậu toàn cầu.
Tại COP28 dự kiến diễn ra Dubai, UAE vào cuối tháng 11 tới, lãnh đạo các quốc gia châu Phi có kế hoạch thúc đẩy việc mở rộng quyền rút vốn đặc biệt tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), qua đó có thể tiếp cận nguồn ngân sách cho khí hậu trị giá 500 tỷ USD.
Chủ tịch COP 28 kêu gọi tạo điều kiện tài chính thuận lợi cho các nước đang phát triển
Ngày 15/4, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Al Jaber đã kêu gọi tạo điều kiện tiếp cận tài chính cho các nền kinh tế đang phát triển dễ chịu tác động bởi những ảnh hưởng của tình trạng ấm lên toàn cầu.
Chủ tịch COP28 Sultan Ahmed al-Jaber phát biểu tại Hội nghị ở Dubai (UAE) ngày 14/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Al Jaber- Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ cao của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cho biết tại cuộc họp với các Bộ trưởng kinh tế và môi trường Nhóm Các nước công nghiệp và phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Nhật Bản, ông đã kêu gọi ưu tiên hỗ trợ các nước nghèo hơn.
Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề các cuộc thảo luận của G7 ở Sapporo, ông Al Jaber cho rằng đã đến lúc mang đến một thỏa thuận công bằng cho phần Nam bán cầu, đặc biệt là trong vấn đề tài chính khí hậu. Ông hoàn toàn nhất trí với việc nâng cao tham vọng cho vấn đề này, kể cả việc đưa ra những kế hoạch và chương trình tham vọng hơn để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, để cải thiện lòng tin trên toàn thế giới, cần có kế hoạch hành động thực tế và khả thi đi kèm những điều kiện hỗ trợ tài chính sẵn sàng, dễ tiếp cận và trong khả năng chi trả.
Tại COP27 diễn ra ở Ai Cập vào tháng 11/2022, các bên đã ký kết thỏa thuận lịch sử mở đường tạo quỹ "tổn thất và thiệt hại" để hỗ trợ chi phí thiệt hại mà các nước đang phát triển phải hứng chịu do các thảm họa tự nhiên liên quan khí hậu. Ông Al Jaber nhấn mạnh tài chính khí hậu dành cho các nước đang phát triển cần được ưu tiên ở mức cao trong chương trình nghị sự. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý COP28 cần đạt thỏa thuận đảm bảo sự cân bằng giữa mong mỏi và thực tế, có tính khả thi, có khả năng tiến triển và phù hợp với thực tế.
Hãng tin AFP (Pháp) dẫn nội dung bài phát biểu của ông Al Jaber tại cuộc họp kín với các Bộ trưởng G7 ở Nhật Bản ngày 15/4 kêu gọi các nước phát triển thực hiện đến cùng cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển 100 tỷ USD/năm để chống biến đổi khí hậu. Chủ tịch COP28 kêu gọi thế giới đến năm 2030, tăng gấp 3 số tiền đầu tư cho công nghệ sạch, tài chính thích ứng và chuyển đổi năng lượng tại các nước đang phát triển.
Chủ tịch COP28 kêu gọi G20 đi đầu trong hành động khí hậu Ngày 28/7, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28), ông Sultan Al Jaber, đã kêu gọi Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đóng vai trò tiên phong trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng biến đổi...