Chủ tịch BIDV phàn nàn về thu nhập
Trong khi ông Trần Bắc Hà cho rằng, việc chi trả thù lao tại DNNN chưa phản ánh đúng hiệu quả và chưa tạo động lực thì Phó Chủ tịch TPHCM hé lộ mức lương “khủng” tại doanh nghiệp chiếu sáng đô thị, bình quân toàn công ty hơn 40 triệu đồng/tháng!
Chi trả lương tại các DNNN được cho là chưa phản ánh đúng năng suất, hiệu quả lao động.
Góp tham luận tại Hội nghị của Chính phủ triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 2014-2015, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà nhận xét, “tôi thấy hiện nay, gì cũng vận hành theo nguyên tắc thị trường, nhưng tiền lương thì không theo thị trường”.
Ông Hà dẫn chứng, tiền lương của Chủ tịch Tập đoàn doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ở mức 36 triệu đồng/tháng – chưa bình luận cao hay thấp – nhưng lấy cơ sở đâu để quy định mức 36 triệu? Bởi theo nguyên tắc thị trường, thù lao phải căn cứ vào năng suất, hiệu quả, chất lượng lao động.
Bình luận về điều này, Chủ tịch BIDV chia sẻ: “Thu nhập kiểu này không sống được cũng phải sống, bởi dù sao còn hơn công chức Nhà nước. Nhưng, vậy là chưa phù hợp, chưa sát thực với thực tiễn và chưa tạo thành động lực, còn phải theo khung quy định”.
Ông Trần Bắc Hà cho rằng, cần phải nghiên cứu và sửa đổi theo nguyên tắc thị trường về thu nhập, tiền lương tại DNNN.
Vấn đề tiền lương tại các DNNN là một trong những nội dung “ nóng” được dư luận quan tâm. Trong Hội nghị này, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TPHCM kiến nghị, không đưa vào danh sách doanh nghiệp Nhà nước nắm trên 50% vốn những công ty trong lĩnh vực thoát nước đô thị, vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị.
“Tôi thấy không có lý do gì để xác định những doanh nghiệp này phải là doanh nghiệp Nhà nước cả!”- ông Lê Mạnh Hà nói.
Lãnh đạo TPHCM chỉ ra rằng, trong thời gian vừa qua, chính các doanh nghiệp này đã lộ ra những sai phạm, trong đó có sai phạm về tiền lương.
Cụ thể, tại doanh nghiệp chiếu sáng đô thị, lương bình quân rất cao. Theo phản ánh của ông Hà, nếu mức lương tối thiểu 1,05 triệu đồng thì lương trung bình của toàn công ty này đã trên 40 triệu đồng/người/tháng – đồng thời nhấn mạnh, đây là mức lương bình quân chung chứ không phải là mức lương của riêng lãnh đạo. “Rõ ràng là có vấn đề!”, ông Hà nhận xét.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo ông Hà, tại các công ty như vệ sinh môi trường của thành phố, nhiệm vụ vệ sinh môi trường thì có nhưng tỷ lệ không cao mà chủ yếu là các kinh doanh khác, nếu giữ lại là DNNN thì không cần thiết. Các lĩnh vực này nếu để xã hội hóa, để các doanh nghiệp tư nhân làm có khi hiệu quả hơn và rẻ hơn, Phó Chủ tịch TPHCM nhìn nhận.
Tại nhiều DNNN, cách biệt thu nhập giữa viên chức lãnh đạo và người lao động rất lớn
Còn bất cập trong thực hiện phân phối tiền lương
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), qua tổng hợp số liệu công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty hạng đặc biệt, trong giai đoạn 2008-2012, tiền lương bình quân của người lao động tăng bình quân 18,6%/năm song năng suất lao động bình quân (tính theo doanh thu) chỉ tăng 17,5%/năm và lợi nhuận tăng 3,1%/năm.
Chênh lệch về tiền lương, tiền thưởng của viên chức quản lý giữa các doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp có lợi thế) cao gấp 2-3 lần doanh nghiệp khác. Thu nhập một số viên chức quản lý đại diện vốn nhà nước ở nhiều doanh nghiệp quá cao, mất cân đối chung.
Trong khi đó, việc phân phối tiền lương vẫn còn bình quân, chưa theo vị trí công việc. Một số công ty phân phối có sự chênh lệch lớn giữa khối văn phòng và đơn vị thành viên, dùng quỹ lương, tiền thưởng của người lao động để trả thêm cho viên chức quản lý, dẫn đến tiền lương của viên chức quản lý quá cao so với quy định; tuyển dụng dư thừa dẫn đến dôi dư, Nhà nước phải giải quyết.
Để khắc phục tình trạng này, từ năm 2013, các quy định pháp luật đã có những thay đổi. Trong đó yêu cầu, đối với viên chức quản lý, tiền lương gắn với hiệu quả, có khống chế tối đa, trong đó Nhà nước quy định mức lương cơ bản, gắn với quy mô doanh nghiệp (cao nhất là Chủ tịch Tập đoàn kinh tế 36 triệu đồng/tháng).
Trường hợp doanh nghiệp có hiệu quả cao thì viên chức quản lý được tăng thêm tiền lương tối đa 0,5 lần mức lương cơ quản, hiệu quả thấp thì hưởng thấp hơn mức lương cơ bản. Thù lao đối với vien chức quản lý đại diện vốn góp ở nhiều công ty bị khống chế không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế đang hưởng.
Bích Diệp
Theo Dantri
Tang lễ Tướng Phạm Quý Ngọ được tổ chức cấp nào?
Trước khi qua đời, ông Phạm Quý Ngọ là Thượng tướng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý. Nhiều ý kiến đang băn khoăn, tang lễ ông Phạm Quý Ngọ sẽ được tổ chức theo cấp nào?
Theo Nghị định về tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức, có 4 hình thức tang lễ gồm: Lễ Quốc tang; Lễ tang cấp Nhà nước; Lễ tang cấp cao; Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Theo điều 34 của Nghị định 105 do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/12/2012 thì cán bộ đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý sẽ được tổ chức theo Lễ tang cấp cao.
Cũng theo Nghị định, Ban Tổ chức Lễ tang cấp cao do lãnh đạo cơ quan chủ quản; chính quyền địa phương nơi người từ trần đã hoặc đang công tác quyết định thành lập, gồm từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên đại diện các đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc cơ quan chủ quản, địa phương.
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một lãnh đạo cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương.
Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh). Nếu từ trần ở địa phương khác thì thực hiện theo quy định của địa phương.
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ (bìa trái) kiểm tra công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn TP.HCM trong dịp Tết Nguyên đán 2013 (Ảnh: TTXVN)
Ngoài Lễ tang cấp cao, Nghị định này cũng quy định các hình thức tang lễ khác như:
Lễ Quốc tang được dành cho cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội.
Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 ngày. Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
Tang lễ cấp Nhà nước dành cho các đối tượng như: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân.
Lễ đưa tang gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
Khi chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ có 1 sĩ quan mang ảnh, 1 sĩ quan mang gối Huân chương và 1 sĩ quan quấn cờ mang cờ đi trước linh cữu; đội công tác gồm 1 sĩ quan và chiến sĩ chuyển linh cữu từ nhà tang lễ lên xe tang, từ xe tang vào phần mộ; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Lễ tang Nhà nước cùng khiêng linh cữu (phía đầu linh cữu); gia đình và các thành viên khác đi phía sau linh cữu.
Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức dành cho cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao).
Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, Lễ tang không tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Lễ viếng tùy theo điều kiện tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình để có hình thức tổ chức Lễ tang phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình của người từ trần.
Trong thời gian tổ chức Lễ viếng tại gia đình không cử nhạc tang trước 6 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh bảo đảm không vượt quá độ ồn cho phép theo quy định; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang.
Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Tổ chức Lễ tang, đại diện các cơ quan, tổ chức nơi người từ trần đã hoặc đang công tác; địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình, người thân. Trong khi tiến hành Lễ truy điệu, Quân nhạc cử nhạc "Hồn tử sĩ"...
Theo Khampha
Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ CA Phạm Quý Ngọ qua đời Sau thời gian điều trị tại bệnh viện, tối qua (18/2), Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đã qua đời. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Người lao động) Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã qua đời vào hồi 21h05, ngày 18/2, tại Bệnh viện Quân đội 108. Trước...