Chủ tịch, bí thư xã bỏ túi tiền chế độ cho người có công
Lập danh sách khống để làm hồ sơ hưởng chế độ chính sách dành cho người có công, 20 cán bộ xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) gây thiệt hại lớn cho ngân sách.
Chiều ngày 26/1, thượng tá Võ Văn Đãi, Trưởng công an huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) cho biết, cơ quan chức năng vừa phát hiện nhiều cán bộ ở xã Sơn Kỳ lập hồ sơ khống hoặc không đúng họ tên thương binh, bệnh binh được hưởng chế độ chính sách, gây thiệt hại ngân sách 1,7 tỷ đồng.
Lợi dụng sự dễ dãi của thương binh, bệnh binh là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều cán bộ xã Sơn Kỳ gian lận, tham nhũng tiền chế độ chính sách dành cho người có công.Ảnh: Trí Tín.
Trong quá trình lập hồ sơ cho người có công, nhiều cán bộ, đảng viên ở Sơn Kỳ còn tham nhũng, tư túi trên 170 triệu đồng. “Chủ tịch, phó chủ tịch xã và bí thư chi bộ các thôn cũng lợi dụng sự dễ dãi của thương binh, bệnh binh là người đồng bào dân tộc thiểu số để gian lận, tham nhũng tiền chế độ chính sách hàng tháng”, ông Đãi cho biết thêm.
Video đang HOT
Công an tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển hồ sơ lên Quân khu 5 để xem xét trách nhiệm hình sự của 20 cán bộ xã Sơn Kỳ có hành vi tham nhũng liên quan đến chế độ chính sách. Tại xã Sơn Ba và các xã lân cận, cơ quan điều tra cũng phát hiện nhiều cán bộ có hành vi gian lận, tham nhũng liên quan đến chính sách người có công.
Vụ án đang được điều tra mở rộng.
Theo VNE
Bị phạt tù vì chửi nhau với cán bộ xã
Sáng qua 24.12, nhiều bà con nông dân ở H.Lương Tài đã đi xe máy hơn 30 cây số trong rét buốt lên TP.Bắc Ninh dự phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "gây rối trật tự công cộng". Dù phiên tòa bị hoãn nhưng vụ án này đang khiến nhiều người dân bức xúc.
Tại phiên phúc thẩm hôm qua do thiếu người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan nên chủ tọa phiên tòa tuyên bố hoãn, đồng thời quyết định phiên xử lại sẽ được mở tại H.Lương Tài trong ngày gần nhất để "người dân đỡ đi lại vất vả".
Ông Quy và bà Hà tại phiên phúc thẩm hôm qua - Ảnh: T.S
Bị cáo trong vụ án này là ông Phạm Văn Quy, 49 tuổi và bà Trần Thị Hà, 36 tuổi, cùng ngụ tại xã Bình Định, H.Lương Tài, Bắc Ninh. Tại phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 31.7.2012, TAND H.Lương Tài đã tuyên phạt bị cáo Quy 9 tháng tù giam, bị cáo Hà bị phạt 12 tháng tù giam về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 19.4.2012, ông Quy và bà Hà đến trụ sở UBND xã Bình Định đề nghị giải quyết đơn tố cáo khiếu nại về việc lấn chiếm đất công ở xã. Do chưa bố trí được phòng tiếp công dân nên cán bộ xã đã mời ông Quy, bà Hà vào phòng ông Nguyễn Văn Mạc, Phó chủ tịch UBND làm việc. Tại đây, do không đồng tình với cách làm việc của nhau nên giữa dân và cán bộ xã xảy ra to tiếng và cả hai bên xưng mày tao mạt sát lẫn nhau. Tiếp đó, khi có lực lượng công an xã vào can thiệp, ông Quy và bà Hà vẫn tiếp tục chửi bới thách thức nên công an xã đã còng hai người này lại. Sau đó, Công an H.Lương Tài ra quyết định khởi tố bắt giam 2 bị can này về hành vi gây rối.
Căn cứ lời khai giữa hai bên, HĐXX cho rằng cán bộ tiếp dân xã Bình Định không giữ được bình tĩnh, xưng hô không đúng tác phong của người cán bộ cũng như bố trí nơi tiếp dân chưa hợp lý và đây là một nguyên nhân khiến bị cáo phạm tội. Tuy nhiên, tòa cũng cho rằng hành vi của hai bị cáo đã xâm phạm các quy định của nhà nước về trật tự công cộng, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức nên phải xử lý nghiêm.
Vì sao người dân bức xúc?
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tại phiên phúc thẩm sáng qua, không chỉ người dân xã Bình Định, mà nhiều người ở các xã lân cận thuộc H.Lương Tài cũng đã đến tham dự phiên tòa. Ông Đỗ Hải, 55 tuổi, đại biểu HĐND xã Quảng Phú, H.Lương Tài cho biết: "Chúng tôi được dự phiên sơ thẩm và thấy rằng trong vụ án này đang có nhiều điều không bình thường. Tại tòa đó, ông Quy và bà Hà không nhận tội nhưng vẫn bị ép nên muốn xem tại phiên phúc thẩm người ta xử thế nào. Tôi biết trước đây hai người này từng đi tố cáo tham nhũng và đã rất nhiều lần bị trù dập khổ sở". Tương tự, ông Vũ Hữu Dương, 50 tuổi, ở xã Quảng Phú cũng cho biết: không phải họ hàng quen biết với ông Quy và bà Hà nhưng tham dự vì thấy cách hành xử của cơ quan chức năng còn nhiều điểm gây uất ức cho dân.
Trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm, ông Quy và bà Hà đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng kêu cứu. Theo hồ sơ của ông Quy và bà Hà cung cấp thể hiện, từ năm 2005 đến nay, trong quá trình khiếu nại về đất ở của mình bị người khác xâm hại, ông Quy và bà Hà đã phát hiện chính quyền thôn, xã Bình Định và một số xã thuộc H.Lương Tài đã bán trái phép hàng ngàn m2 đất. Kết quả thanh tra của các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh sau đó cho biết nhiều nội dung tố cáo của hai người này là đúng, nhưng việc giải quyết không triệt để nên họ tiếp tục gửi đơn vượt cấp.
Từ năm 2006 đến nay, ông Quy và bà Hà đã 7 lần bị người nhà của một số cán bộ thôn và xã hành hung nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, năm 2008, bà Hà bị chị ruột của một cán bộ bị tố cáo dùng đòn gánh đánh trọng thương tại nhà riêng. Tháng 8.2010, ông Quy bị một số thanh niên xông vào nhà hành hung thương tích trên 10%. Tất cả các vụ việc này đều được ông Quy, bà Hà trình báo đến cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Tài liệu ông Quy cung cấp bằng băng ghi âm và ghi hình thể hiện, vụ việc gây rối xảy ra vào ngày 19.4.2012, cả cán bộ xã lẫn dân đều chửi bậy.
Năm 2009, ông Quy và bà Hà cũng từng gửi đơn đến Báo Thanh Niên về trường hợp Phạm Văn Mạnh (cháu ông Quy) đang là sinh viên năm thứ 2 của Trường đại học Quốc gia TP.HCM bị gọi về địa phương để đi nghĩa vụ quân sự. Kết quả điều tra của Thanh Niên cho thấy chính quyền địa phương đã gây khó dễ cho gia đình của Mạnh. Sau đó, Mạnh đã được đi học trở lại.
Theo TNO
Cán bộ xã biển thủ tiền hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo Dù tiền hỗ trợ xây nhà cho hàng chục hộ nghèo ở xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh đã được giải ngân từ lâu, nhưng đến nay, hàng chục hộ dân nghèo ở xã này vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nêu trên. Tìm hiểu, cả người dân và cấp trên mới té ngửa, đồng tiền mà Đảng, nhà nước dành cho...