Chủ tịch bị đề nghị truy tố, cổ phiếu ‘họ Louis’ ế chỏng chơ
Sau 5 tháng các cựu lãnh đạo Louis Holdings, Chứng khoán Trí Việt bị bắt vì thao túng chứng khoán, nhóm cổ phiếu Louis trượt dài, nhiều mã mất giá 50 – 60%.
Sau 5 tháng ông Đỗ Thành Nhân (Chủ tịch HĐQT CTCP Louis Holdings – mã TGG) và các đồng phạm bị bắt (20/4/2022), đến nay, cổ phiếu TGG đã giảm gần 65%. Phiên giao dịch sáng nay, TGG tiếp tục giảm sàn xuống còn 5.850 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu này, bên mua trống trơn, và hết phiên sáng vẫn còn gần 450.000 cổ phiếu dư bán sàn.
Cùng với TGG, BII (CTCP Louis Land) được xác định là 2 cổ phiếu bị thao túng trong vụ việc xảy ra tại CTCP Chứng khoán Trí Việt, CTCP Louis Holdings và một số công ty có liên quan.
Với BII, giá cổ phiếu tới nay đã chia đôi (giảm 50%) tính từ thời điểm ông Nhân và các đồng phạm bị bắt. Tạm kết phiên sáng, BII nằm sàn, dư bán sàn hơn 1 triệu cổ phiếu. Thị giá giảm còn 4.100 đồng/cổ phiếu. Hôm nay cũng phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu này. Hồi tháng 6 vừa qua, BII có thời điểm “chạm đáy” 2.700 đồng/cổ phiếu.
Liên quan tới vụ thao túng chứng khoán xảy ra ở nhóm cổ phiếu Louis, còn có sự giúp sức của Công ty chứng khoán Trí Việt (TVB), Công ty quản lý tài sản Trí Việt (TVC).
Bộ đôi cổ phiếu của Trí Việt là TVB, TVC sáng nay tiếp tục giảm giá. Từ thời điểm TGĐ Đỗ Đức Nam bị bắt tới nay, TVB đã giảm hơn 52%, tạm kết phiên sáng là 6.540 đồng/cổ phiếu (giảm 3,8%). Còn TVC tạm kết phiên sáng ở mức 7.600 đồng/cổ phiếu (giảm 2,6%). Cũng tính từ thời điểm vụ thao túng chứng khoán bị phanh phui, lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt, TVC đến nay đã giảm gần 45% thị giá.
Video đang HOT
Cổ phiếu liên quan nhóm Louis bị bán mạnh trong phiên sáng 20/9.
Theo kết luận điều tra, giai đoạn 2020-2021, Louis Holdings mua cổ phần sở hữu 6 công ty rồi niêm yết trên sàn chứng khoán. Ngoài TGG, BII, năm 2021, nhóm Louis còn mua hơn 51% cổ phần CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (mã AGM).
Sau đó, thông qua TGG, Louis Holdings đã sở hữu thành công 51,21% CTCP Sametel (mã SMT). Tháng 3/2022, nhóm này mua cổ phần và nắm 51,02% vốn CTCP Dược Lâm Đồng (mã LDP)… Tháng 9/2021, Louis Capital đầu tư vào CTCP chứng khoán APG (mã APG) và trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ nắm giữ 5,06%. Phiên sáng nay, toàn bộ các mã có liên quan nhóm Louis đều ngập sắc đỏ.
Nhiều cổ phiếu được nhóm Louis giao dịch mua, bán lướt sóng cũng dậy sóng, với những chuỗi phiên tăng trần, giảm sàn, điển hình là các trường hợp TDH, HQC, VKC, DDV… Các cổ phiếu có liên quan nhóm Louis đều lần lượt xây hình cây thông, tăng sốc, giảm sâu.
Trong đó, 2 cái tên nổi bật nhất là TGG và BII. TGG có tiền thân là CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang, hoạt động chính là thi công, xây lắp các công trình xây dựng. Còn BII trước đây là Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư, kinh doanh bất động sản khu công nghiệp.
Cuối năm 2020, thị giá TGG trên sàn chứng khoán chỉ loanh quanh vùng 1.200-1.400 đồng/cổ phiếu. BII giao dịch ở ngưỡng 2.000-3.000 đồng. Sau khi về “nhà chung” Louis, 2 cổ phiếu này và các mã liên quan đều xây hình “cây thông”, được kéo tăng shock sau đó giảm sâu.
Mới nhất, ngày 19/9, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Đỗ Thành Nhân (Chủ tịch HĐQT CTCP Louis Holdings) về về tội “thao túng thị trường chứng khoán”.
Chứng khoán bớt 'u ám' sau phiên 'lao dốc' mạnh
Nhờ lực mua cải thiện, cơ hội tạo đáy đã bắt đầu xuất hiện nên kết thúc phiên sáng 19/4, VN-Index đã cải thiện, tăng 7,23 điểm so với trước.
Nhóm cổ phiếu phục hồi khá nổi bật sáng 19/4 là ngân hàng sau những tổn thương nặng mấy ngày qua.
Nhóm bluechip là động lực chính của thị trường, với một số mã lớn như: BID, HPG, CTG đóng góp gần một nửa số điểm cho VN-Index. Trong phiên sáng 19/4, nhóm cổ phiếu phân bón, hóa chất đã thu hút dòng tiền khá mạnh mẽ với CSV 6,8% lên 60.900 đồng/cổ phiếu; DPM 6,3% lên 76.500 đồng/cổ phiếu: DGC 6,1% lên 260.000 đồng/cổ phiếu; DCM 5,1% lên 45.700 đồng, BFC 4% lên 42.750 đồng. Nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch khá khởi sắc như PVC tăng 6,93%; PVD tăng 3,48%; PVS tăng 2,67%; GAS tăng 1,04%.
Sau những ngày giảm giá mạnh, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có nhiều mã tăng khá trở lại như: BID tăng 2,5%, tăng tốt nhất trong số 21 cổ phiếu trong rổ VN30 lên 38.900 đồn/cổ phiếu; CTG tăng 2,1% lên 29.800 đồng/cổ phiếu; OCB tăng 2,04%; NVB tăng 1,83%; MBB tăng 1,49%; STB tăng 1,03%; HDB tăng 0,96%.
Sức ép lớn trong phiên sáng 19/4 vẫn khiến FLC, ROS, FCN, TSC, MCG, PXS, VRC, APG, TGG, NVT, LHG, TTB, FTM, AGM giảm về mức giá sàn.
Tạm kết thúc phiên sáng 19/4, sàn HoSE có 214 mã tăng và 217 mã giảm, VN-Index tăng 7,23 điểm ( 0,50%), lên 1.439,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 320,9 triệu đơn vị, giá trị 10.881 tỷ đồng, giảm 32% về khối lượng và 25% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 15 triệu đơn vị, giá trị 1.007,6 tỷ đồng.
Còn sàn HNX có 97 mã tăng và 117 mã giảm, HNX-Index tăng 1,8 điểm ( 0,45%), lên 404,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 39,46 triệu đơn vị, giá trị 947,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 39.000 đơn vị, giá trị gần 2 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán tạm ngắt đà rơi nhờ lực mua cải thiện.
Trước đó, báo cáo của Công ty chứng khoán (CTCK) Yuanta Việt Nam (YSVN) nhận định: Thị trường chứng khoán (TTCK) trong phiên ngày 19/4 có thể sẽ hồi phục với chỉ số VN-Index biến động quanh mức 1.440 điểm. Đồng thời, nếu chỉ số VNMidcaps và VNSmallcaps duy trì được nhịp hồi trong phiên giao dịch ngày 19/4 thì rủi ro ngắn hạn có thể sẽ giảm dần và hai chỉ số này có thể sẽ còn kéo dài nhịp hồi phục trong những phiên tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm vào vùng bi quan quá mức cho thấy thị trường có thể sớm xác lập vùng đáy ngắn hạn và chỉ số VN-Index khó có thể xuyên thủng hoàn toàn vùng hỗ trợ 1.420 - 1.430 điểm hoặc đường trung bình 200 phiên.
Theo YSVN, xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tạm thời dừng bán ở giai đoạn này và chỉ nên ưu tiên hạ (giao dịch ký quỹ) margin về mức thấp tại các nhịp hồi. Đồng thời, nếu nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao thì có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp ở các cổ phiếu đạt điểm mua hoặc các nhóm cổ phiếu có xếp hạng tăng trưởng cao như: Hóa chất, chứng khoán, bán lẻ và công nghệ.
Theo CTCK Tân Việt (TVSI), diễn biến giao dịch ngày 19/4 tiếp tục cho thấy tâm lý của thị trường ngày một bi quan hơn với người cầm cổ phiếu khi chấp nhận bán đuổi diện rộng ở nhiều cổ phiếu. Điều này đang tạo ra áp lực khiến VN-Index nhanh chóng thoái lui về vùng hỗ trợ quan trọng xoay quanh 1.420 điểm. Chỉ số VN-Index trong 4 tháng qua vẫn đang nỗ lực duy trì trong vùng sideway (đi ngang) 1.42x - 1.53x điểm và nếu lực nảy lại khi tại hỗ trợ 1.420 điểm là yếu ớt thì áp lực xâm phạm hỗ trợ này có thể quay lại sau vài phiên hồi phục.
Thời gian qua, TTCK Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn khi các chỉ số có xu hướng đi xuống với nhiều đợt giảm sâu. Phiên gần nhất, VN-Index mất thêm 26 điểm (-1,78%) về mốc 1.432 điểm, toàn thị trường có gần 150 mã đồng loạt giảm kịch sàn. So với đầu tháng 4/2022, chỉ số đã giảm hơn 92 điểm, tương đương vốn hóa giảm hơn 357.400 tỷ đồng (hơn 15,6 tỷ USD). Đây cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 28/10/2021 đến nay.
Giá vàng hôm nay 20/9: Tiếp tục lao dốc Giá vàng hôm nay tiếp tục suy giảm trước thềm cuộc họp chính sách tháng 9 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Giá vàng hôm nay Trên Kitco, lúc 14h ngày 19/9 (giờ Việt Nam) giá vàng thế giới được niêm yết ở ngưỡng 1.660 USD/ounce, giảm 15 USD/ounce so với 1 ngày trước. Giá vàng thế giới vẫn giảm 2,5%...