Chủ tịch Bạc Liêu: Khuyến khích sớm thành lập sàn giao dịch tôm
“Thời gian qua, tỉnh chưa thông tin được giá cả cho người dân, đây là một thiếu sót của chính quyền. Sắp tới, UBND tỉnh khuyến khích doanh nghiệp sớm thành lập và đưa vào hoạt động sàn giao dịch tôm”, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung thừa nhận trong buổi đối thoại với nông dân sáng nay.
Hôm nay, 24/9, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hội Nông dân (ND) tỉnh tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Bạc Liêu.
Với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, thúc đẩy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn”, cuộc đối thoại đã có sự tham gia của đông đảo nông dân, lãnh đạo Hội ND và các sở, ban ngành tỉnh.
Tại cuộc đối thoại, hội viên, nông dân tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều kiến nghị với ông Dương Thành Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, tập trung vào các vấn đề như: Đầu ra cho nông nghiệp sạch; điện sản xuất; hỗ trợ cho người chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra; đào tạo nghề cho ND; ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm; bảo hiểm nông nghiệp trong sản xuất; xây dựng thương hiệu, nhãn mác; khơi thông kênh rạch để phục vụ nước cho sản xuất; điều tiết nước cho sản xuất; đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất; cò lúa phá vỡ hợp đồng giữa ND và doanh nghiệp; chất lượng giống của các nhà phân phối;…
Ông Dương Thành Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu tại buổi đối thoại với ND. (Ảnh: CTV)
Nông dân Trần Văn Ngỗ, hợp tác xã Thanh Sơn (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu), kiến nghị ngành chức năng tỉnh và địa phương có biện pháp ngăn chặn nạn cò lúa phá giá, gây ảnh hưởng đến xã viên, ND. Bên cạnh đó, tỉnh cần có thêm hỗ trợ để giúp các hợp tác xã có có thêm đối tác, có cơ hội làm ăn với các doanh nghiệp, nhằm nâng cao giá trị lúa gạo tại địa phương.
Sau khi ghi nhận gần 30 ý kiến của cán bộ, hội viên, nông dân đặt ra, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã phân công lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh trả lời trực tiếp cho nông dân.
Nông dân Trần Văn Ngỗ kiến nghị có biện pháp ngăn chặn nạn cò lúa phá giá. Ảnh: CTV.
Ông Lưu Hoàng Ly – Giám đốc Sở NN PTNT tỉnh Bạc Liêu, thông tin: Tỉnh tập trung điều tiết nguồn nước để phục vụ sản xuất ở các huyện Hồng Dân, Phước Long; chất lượng giống, chất lượng vật tư nông nghiệp sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều giải pháp đồng bộ để bao tiêu lúa gạo, tuy nhiên đôi bên cần đảm bảo chữ tín, chính quyền địa phương cũng cần có biện pháp hạn chế cò lúa nâng giá, làm ảnh hưởng đến việc phá vỡ hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp.
Trong khi đó, bà Trần Hồng Chiến – Giám đốc Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội tỉnh đề xuất nâng cao và mở rộng đối tượng để đào tạo nghề. Các ngành cũng đã mở nhiều hội thảo, hội nghị tập huấn để chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất cho nông dân.
Video đang HOT
Lễ ký kết bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ ND và Giáo dục nghề nghiệp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề Bạc Liêu và Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Lộc. Ảnh: CTV.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu biểu dương Hội ND trong việc tổ chức buổi đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và các ý kiến bức xúc của nông dân. Về các ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên và nông dân, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành ghi nhận.
Ông Dương Thành Trung cho rằng: “Muốn ổn định giá cả trong sản xuất người nông dân cần phải tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác, đây là xu hướng tất yếu trong tình hình hiện nay. Nếu như sản xuất nhỏ lẻ, người dân phải phụ thuộc vào thương lái và không quyết định được thị trường, chính quyền không can thiệp và hỗ trợ được”.
Theo ông Trung, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm từ lâu. Các ngành chức năng cần tuyên truyền cho các hộ nuôi tôm phải có mô hình xử lý nguồn nước thải cụ thể, rõ ràng. Cảnh sát môi trường và ngành môi trường phải làm quyết liệt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nông dân mong muốn nghề nuôi tôm ở Bạc Liêu vừa mang lại thu nhập cao, vừa bảo vệ môi trường. (Ảnh: CL.)
“Nuôi chim yến là một ngành mới, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tổ chức hội thảo về ngành nuôi yến này để xác định vai trò, vị trí, tiềm năng trong phát triển kinh tế, đồng thời có giải pháp khuyến cáo, quy định tạm thời, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và ô nhiễm âm thanh” – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho biết.
Bên cạnh đó, ông Dương Thành Trung cũng thừa nhận, thời gian qua, tỉnh chưa thông tin được giá cả cho người dân, đây là một thiếu sót của chính quyền. Sắp tới, UBND tỉnh khuyến khích doanh nghiệp sớm thành lập và đưa vào hoạt động sàn giao dịch tôm. UBND tỉnh Bạc Liêu đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng thông tin đến người dân giá cả thị trường các mặt hàng sản xuất, đây là vấn đề cấp bách, thiết thực và lâu dài.
Tại cuộc đối thoại, nhiều hội viên, nông dân cũng đã đề xuất Hội ND tỉnh cần tổ chức cho Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đối thoại trực tiếp với nông dân định kỳ.
Theo Danviet
Thủ phạm khiến đồng bằng hứng chịu thảm họa "mối đe dọa kép"
Đi vào tiềm thức là vùng sông nước miệt vườn, cây lành trái ngọt nhưng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với nguy cơ 'biến mất" trong tương lai không xa. Chỉ ra "thủ phạm giấu mặt" gây tổn thương cho vùng châu thổ, các chuyên gia cho rằng đó là biến đổi khí hậu; khai thác cát, nước ngầm và thủy điện ....
Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bị sạt lở nghiêm trọng, khiến người dân phải cắm biển cảnh báo. . (Ảnh: Bích Liên)
Vì đâu biển "gặm" bờ, "nuốt trôi" đất?
Theo nhận định của các nhà khoa học, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước mối đe dọa sẽ biến mất trong tương lai không xa. Bởi hiện tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang gia tăng và diễn biến phức tạp; gây mất nhà, mất đất, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người dân...
Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2010 tới nay cho thấy, toàn vùng ĐBSCL sạt lở diễn biến phức tạp, gia tăng cả về phạm vi, mức độ. Thống kê cho thấy, hiện khu vực ĐBSCL có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km. Trong đó, sạt lở bờ sông 512 điểm với tổng chiều dài khoảng 566 km (chủ yếu diễn ra dọc theo sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và các nhánh chính của hệ thống kênh, rạch); sạt lở bờ biển 52 điểm với tổng chiều dài 268 km.
Trong số các điểm sạt lở nêu trên, hiện có 57 điểm sạt lở đăc biệt nguy hiểm, tổng chiều dài 170 km, bao gồm bờ sông 39 điểm với tổng chiều dài 85 km, bờ biển 18 điểm với tổng chiều dài 85 km.
Nguy hiểm hơn, sạt lở theo quy luật thường xảy ra ở các đoạn sông cong, cửa phân lưu, nhập lưu, các cửa sông phân lạch là nơi dòng chảy không ổn định, vận tốc dòng chảy lớn hơn sức chịu của bùn cát lòng sông.
Chỉ ra các nguyên nhân sạt lở các chuyên gia cho rằng, việc suy giảm bùn cát do tác động của hồ chứa ở thượng nguồn và khai thác cát quá mức trên các triền sông; do xây dựng và nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven biển. Cùng với đó là do tác động của BĐKH, nước biển dâng (trung bình 2 - 3mm/năm); việc suy giảm diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn và ngập mặn ven biển; gia tăng hoạt động của tàu, thuyền gây tác động lên bờ sông và nền địa chất yếu của ĐBSCL.
Trở lại tỉnh Hậu Giang, theo phản ánh của chính quyền nơi đây, do phát triển thượng nguồn các nước đầu nguồn sông Mê Kông xây dựng các đập thủy điện, hồ chứa nước làm giảm 80% lượng phù sa về ĐBSCL. Cùng với đó do nhu cầu phát triển ĐBSCL cần lượng cát lớn nên việc khai thác cát, khai thác không kiểm soát vẫn diễn ra thường xuyên. Việc xây dựng các tuyến đường, xây dựng nhà cập tuyến sông, kênh không kiểm soát cũng làm co hẹp dòng chảy, tăng lưu tốc dòng chảy, khiến sạt lở xảy ra nghiêm trọng...
Còn tại Bạc Liêu, tình trạng này cũng diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh kế của người dân.
Theo ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, những năm gần đây do tác động của BĐKH đã tác động trực tiếp vào đường bờ biển gây hiện tượng sạt lở ven bờ biển, điển hình là khu vực cửa sông Gành Hào. Cùng với đó, hiện tượng triều cường dâng cao bất thường cũng là nguyên nhân gây sạt lở.
"Vào mùa gió chướng, sóng biển từ ngoài khơi tiến vào bờ sẽ vỡ trên vùng bãi bồi làm biến dạng phần nền. Ngoài ra, khu vực không có rừng phòng hộ hoặc nơi có thảm rừng phòng hộ ít sẽ không có đủ thảm rừng làm tiêu hao năng lượng sóng, khiến sóng tác động trực tiếp vào bờ, gây sạt lở", ông Trung cho hay.
Cũng theo ông Trung, điển hình là khu vực cửa kênh Nhà Mát, sự thay dòng chảy ven bờ và tác động của triều cường dâng cao bất thường, kết hợp với sóng biển đã làm mất dần thảm rừng phòng hộ khiến những cây Mắm cao 4-5m vẫn bị sóng cuốn trôi cả gốc ra biển.
BĐKH khiến sóng biển và triều cường ngày càng mạnh khiến diện tích đất rừng phòng hộ ven biển và rừng ngập mặn tại Bạc Liêu tiếp tục suy giảm. (Ảnh: Bích Liên)
Lý giải nguyên nhân đồng bằng gia tăng hạn, mặn
Không chỉ sạt lở, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cũng đang diễn ra nghiêm trọng, đe dọa ĐBSCL. Hàng năm, mặn thường xuất hiện trên vùng các cửa sông ĐBSCL, từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, với đỉnh điểm là cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Trong vài năm tới nếu tốc độ hạn hán, xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, nền nông nghiệp ở ĐBSCL có thể sẽ bị kiệt quệ; đất nông nghiệp, lương thực sẽ trở nên khan hiếm.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những năm gần đây do BĐKH và nguồn nước thượng lưu sông Mê Kông về đồng bằng đã làm thay đổi quy luật tự nhiên. Bởi việc xây dựng, vận hành các hồ chứa thủy điện thượng lưu, dẫn đến xâm nhập mặn có những thay đổi lớn, gây khó khăn trong việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Cùng với đó, thời gian xâm nhập mặn có xu hướng xuất hiện sớm hơn trước đây từ 1-1,5 tháng; phạm vi xâm nhập mặn tăng so với trước đây.
Ngay tại thời điểm này, một số địa phương ven biển như Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre... vẫn phải áp dụng các giải pháp tạm thời làm đập ngăn mặn để lấy nước phục vụ sinh hoạt.
Tại Hậu Giang, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang,cho biết: Khi mực nước biển dâng do BĐKH tăng lên, thì hoạt động truyền triều sẽ đi rất sâu vào trong nội địa, nhất là vào mùa nước kiệt, sẽ làm suy giảm chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm, làm giảm khả năng tự làm sạch tự nhiên của nguồn nước, do đó sẽ gia tăng áp lực cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt, cũng như gia tăng vấn đề ô nhiễm, suy giảm và suy thoái nguồn nước do tác động của các nguồn nước thải thải ra từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Dự báo và nghiên cứu thực tế tại địa phương này cho thấy năm 2019, tình hình hạn, mặn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đỉnh điểm nhất vào đầu mùa khô tháng 4/2019 vừa qua, tại Hậu Giang độ mặn đo được tại các cống luôn ở mức cao và lấn sâu vào nội đồng. Mỗi ngày, bình quân độ mặn tăng từ 0,2 đến gần 1, cao hơn 5-6 so với cùng kỳ năm trước.
Trên con đường đến với người dân vùng "khát", phóng viên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tận mắt "mục sở thị" hạn hán và nước mặn tấn công không chỉ gây ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân ở những vùng ngọt hóa, như: Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp... mà còn tác động đến các hộ dân nuôi tôm nước lợ tại Bạc Liêu.
Chị Nguyễn Thị Lý, một hộ dân nuôi tôm tại huyện Đông Hải, Bạc Liêu lo lắng: "Nắng nóng kéo dài dẫn đến độ mặn lên cao làm con tôm chậm lớn, mắc một số bệnh. Ao nuôi tôm của gia đình mới thả được hơn một tháng đã bị bệnh, không cứu được. Thời tiết cứ như vậy thì nông dân thua lỗ nặng lắm...".
Là người dân sống hàng chục năm nơi đây, đúc rút kinh nghiệm sản xuất từ nhiều đời, chị Lý cho hay: "Trước đây, ở các vùng phía trên như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười là những nơi trữ rất nhiều nước. Khi lũ về, nước được chứa trong hai vùng trũng đó; mùa khô, nước từ từ thấm qua, giảm xâm nhập mặn. Hiện vùng trữ nước phía trên không còn nên mặn xâm nhập nhiều hơn. Xâm nhập mặn vào sâu nội đồng ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, nuôi trồng của bà con".
Lý giải nguyên nhân tình trạng trên, đại diện Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) cho biết, mùa lũ 2018 xuất hiện sớm nhưng giảm nhanh sau khi đạt đỉnh, dẫn đến dòng chảy từ thượng lưu về ĐBSCL đang xuống ở mức rất thấp so với trung bình nhiều năm. Vì thế, mùa khô 2018-2019, mặn xâm nhập sớm, sâu với những biến động phức tạp và gay gắt.
Đứng trên góc độ của ngành quản lý, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ nguyên nhân ĐBSCL cùng lúc chịu nhiều tác động lớn: Tác động BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất, với nền đất thấp, đối diện với 2 mặt biển cả phía Đông và Tây, ĐBSCL là một trong những vùng hứng chịu nặng nề nhất tác động BĐKH. Tác động phía thượng nguồn sông Mê Kông do các hoạt động kinh tế sử dụng nguồn nước, như thủy điện, chuyển nước khỏi lưu vực hệ thống, suy giảm nhanh diện tích rừng, thảm thực bì (nơi giữ nước, điều tiết nước) đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng làm thay đổi căn bản quy luật dòng chảy khi vào đến địa phận Việt Nam. Ngoài ra, những điểm bất hợp lý trong sự phát triển kinh tế nội tại, như thâm canh lúa 3 vụ, suy giảm tài nguyên rừng, khai thác tài nguyên cát sỏi, nguồn nước ngầm, xây dựng hạ tầng, nhà ở ven sông cùng với các hoạt động kinh tế khác cũng gây nên tổn thương lớn đến vùng châu thổ và sự phát triển bền vững./
Theo ĐCSVN
"Hũ gạo Thạch Sanh" chan chứa nghĩa tình ở Ba Vì có gì đặc biệt? Thông qua mô hình "Hũ gạo tình thương" do Ban Chấp hành Hội Nông dân (ND) xã Ba Vì, huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi phát động, ngày càng có nhiều người nghèo ở địa phương được giúp đỡ, phần nào giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Nhiều người đã ví mô hình này như "Hũ gạo Thạch Sanh" chan chứa nghĩa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy

Huyện miền núi ở Quảng Nam xảy ra 3 trận động đất trong một ngày

Phạm nhân ngày đặc xá: Chỉ cần được ra ngoài sẽ không để mẹ già khóc thầm nữa

Vụ xây 'chui' dãy phòng học ở Hà Nội: Đề nghị kỷ luật nhiều lãnh đạo

Mô tô nước mất lái lao lên bờ, tông bé 8 tuổi tử vong

28 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày thứ 2 nghỉ lễ

3 người trong gia đình tử vong tại căn hộ ở Nha Trang

Lời dặn ở trại tạm giam số 2 Hà Nội: 'Đừng gặp lại thầy trong hoàn cảnh này'

50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào!

Thành phố Hà Nội có nhiều điểm ngập sau cơn mưa lớn

Xuất hiện dầu vón cục tại bãi biển Tuy Hòa

Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm
Có thể bạn quan tâm

Mối quan hệ thật sự giữa Lý Hải và Trấn Thành
Sao việt
06:36:29 02/05/2025
Game thủ Genshin Impact bất ngờ đưa ra gợi ý, cho rằng miHoYo có thể "xóa bỏ" gacha, chuyển sang thể loại mới
Mọt game
06:35:05 02/05/2025
Thấy bạn diễn sắp hớ hênh, nam thần Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm 1 việc không ai ngờ, nhận được "cơn mưa" lời khen
Sao châu á
06:27:28 02/05/2025
10 phim Hàn hay xuất sắc nhưng ít người biết đến, phải tìm xem ngay dịp nghỉ lễ: Số 1 nhìn đã đau lòng!
Phim châu á
06:05:10 02/05/2025
Tân lang - tân nương đẹp nhất Trung Quốc: Nhà gái là mỹ nhân cổ trang trời sinh, nhà trai có ánh mắt tình ơi là tình
Hậu trường phim
06:03:31 02/05/2025
Xuất hiện dấu hiệu mới cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chao đảo
Thế giới
06:02:18 02/05/2025
Top những món ngon cho ngày nghỉ lễ
Ẩm thực
06:01:33 02/05/2025
Ranh giới mong manh giữa vay nợ và giúp đỡ, tôi nhận được bài học xương máu về 'tiền mất tình tan' với gia đình nhà chồng
Góc tâm tình
05:20:27 02/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025