Chủ thẻ Vietcombank mất 500 triệu có lấy lại được 200 triệu đã mất?
Trong vụ chủ thẻ Vietcombank mất 500 triệu trong một đêm, ngân hàng đã trả lại khách 300 triệu, còn 200 triệu, theo luật Vietcombank có phải bồi thường cho chị Hương?
Như đã đưa tin, ngày 5/8 chị Hoàng Thị Na Hương (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng dưng ngủ dậy thấy tài khoản của mình số 0011001156xxx mở tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chi nhánh Trần Quang Khải bất ngờ bị người khác chuyển đi 500 triệu đồng thông qua giao dịch Interenet banking dù thẻ vẫn ở trong túi. Chị Hương ngay lập tức đã thông báo với ngân hàng để xử lý.
Đến thời điểm hiện tại, trong 500 triệu bị mất, chị Hương mới chỉ được ngân hàng trả 300 triệu. Đây là số tiền của chị Hương mà hacker chuyển tiền qua hình thức internet banking/smart banking từ Vietcombank qua ngân hàng khác. Vì chuyển qua đêm nên sáng hôm sau Vietcombank mới duyệt lệnh và chuyển đi, nhưng chưa kịp chuyển thì nhận được thông báo của chị Hương nên ngân hàng vẫn giữ lại và sau đó trả cho chủ thẻ.
Còn 200 triệu hacker chuyển từ máy ATM nên số tiền đã được chuyển ngay trong đêm, tức đã thất thoát ra khỏi hệ thống Vietcombank nên hiện ngân hàng chưa/không trả lại số tiền này cho chị Hương. Trong vụ chủ thẻ Vietcombank mất 500 triệu trong một đêm này, để hiểu rõ hơn về trường hợp nào thì chị Hương được nhận số tiền 200 triệu trên từ ngân hàng và nếu nguyên nhân là do chị Hương truy cập phải trang web giả mạo thì Vietcombank có trách nhiệm gì trong việc này, chúng tôi đã có buổi trao đổi nhanh với Luật Sư Quản Văn Hào – Công ty Luật TNHH An Nam.
Video đang HOT
Sáng hôm sau tỉnh dậy, chị Hương bỗng nhận được tin nhắn báo số dư tài khoản với số tiền bị chuyển đi là 500 triệu đồng.
Trao đổi với PV, luật sư Hào phân tích, thứ nhất, về phía lỗi của chị Hương, khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng Vietcombank, chị Hương có nghĩa vụ biết và hiểu về quy định của Ngân hàng. Trong nội dung quy định đó, ngân hàng có thông báo website của Ngân hàng là: https://www.vietcombank.com.vn.
Do đó, một website khác nhưng không có địa chỉ không đúng trong quy định được thông báo thì khách hàng Vietcombank không được khai thông tin và mật khẩu của mình. Chị Hương chịu trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp hợp lý nhằm đảm bảo an toàn, đảm bảo tính tương thích cho các loại máy móc, thiết bị kết nối, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng… sử dụng khi kết nối, truy cập vào dịch vụ nhằm kiểm soát, phòng ngừa và ngăn chặn việc sử dụng hoặc truy cập trái phép.
Tuy nhiên, chị Hương lại truy cập vào trang web giả mạo creatingacreator.com/kob/1/index.htm. Việc truy cập như vậy không đúng theo thỏa thuận của chị Hương và ngân hàng.
Thứ hai, về phía lỗi của ngân hàng, luật sư Hào cho hay, tại Điều 14 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Như vậy, ngân hàng phải có trách nhiệm và có các biện pháp đảm đảm bí mật thông tin liên quan tới tài khoản. Trong vụ việc trên, ngân hàng Vietcombank đã không có cách bảo vệ được thông tin cá nhân của khách hàng. Khi xảy ra sự cố, ngân hàng cũng chưa đưa ra được giải pháp phù hợp để bảo đảm quyền và lợi ích của khách.
Mà theo Điều 281 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau đây: 1. Hợp đồng dân sự; 2. Hành vi pháp lý đơn phương; 3. Thực hiện công việc không có ủy quyền; 4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; 5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định”.
Vì vậy, căn cứ vào hợp đồng dân sự của chị Hương và ngân hàng Vietcombank nếu có căn cứ cho rằng việc bị chuyển khoản số tiền 200 triệu do lỗi của chị Hương nhưng trong đó vẫn có lỗi của ngân hàng thì ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền dựa trên phần lỗi của mình. Nếu việc chuyển khoản đó hoàn toàn do lỗi của chị Hương thì ngân hàng sẽ không có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đó.
Hồng Liên
Theo_Kiến Thức
Vụ mất 500 triệu đồng trong tài khoản Vietcombank: Giải thích chưa thỏa đáng
Theo các chuyên gia, giải thích của Ngân hàng Vietcombank về sự việc khách hàng Hoàng Thị Na Hương ( Cầu Giấy) truy cập nhầm trang web giả mạo và bị mất tiền 500 triệu đồng trong tài khoản...
Nhiều giả thuyết xung quanh vụ khách hàng mất tiền trong tài khoản VietcombankCòn nhiều điểm khó hiểu
Bình luận về sự việc khách hàng của Vietcombank bị mất 500 triệu đồng trong tài khoản gây xôn xao dư luận cuối tuần qua, một chuyên gia an ninh mạng (đề nghị không nêu tên) cho biết, khi giải thích về nguyên nhân của sự việc, ngân hàng Vietcombank mới chỉ nhắc tới việc khách hàng bị mất username (tên người dùng), password (mật khẩu) mà không đề cập tới yếu tố xác thực khi thực hiện giao dịch/chuyển tiền. Trong khi đó, với các giao dịch chuyển tiền, hacker (tin tặc) cần phải có mã xác thực dùng một lần (OPT) để lấy được tiền từ tài khoản của nạn nhân. "Thông thường, OPT được gửi bằng tin nhắn SMS tới số điện thoại của khách hàng đã đăng ký với ngân hàng. Hacker rất khó chiếm được quyền điều khiển điện thoại của khách hàng, nhất là khi khách hàng đang sử dụng điện thoại có tính bảo mật cao như iPhone". Cũng theo vị chuyên gia này, hacker có thể nghe lén tin nhắn OPT khi tin nhắn được gửi từ ngân hàng tới nhà mạng hoặc từ nhà mạng tới thuê bao, nhưng giả thiết này cũng rất khó xảy ra, vì bảo mật của nhà mạng và ngân hàng đều cao. Các chuyên gia an ninh mạng khác cũng đặt ra một số giả thuyết khác và cho rằng, Vietcombank cần giải thích rõ ràng hơn về sự việc để khách hàng cũng như dư luận hiểu tường tận hơn, có thêm cơ sở để phòng tránh rơi vào tình huống tương tự. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, không loại trừ khả năng trên một giao diện giả mạo Internet Banking của Vietcombank, tin tặc đã từng bước lừa người dùng vào cài đặt Smart OTP mà khách hàng không hay biết. Để kích hoạt được phương thức xác thực mới này, khách hàng sẽ nhận một mã xác thực OTP bằng tin nhắn SMS. Tất nhiên, trên website giả mạo sẽ không hiển thị nội dung thực hiện giao dịch của khách hàng là kích hoạt Smart OTP mà có thể chỉ đơn giản là dẫn dụ để xác nhận một thông tin nào đó về tài khoản. Phân tích về cơ chế bảo mật của Smart OTP, vị chuyên gia này cũng đưa ra giả thuyết, Smart OTP có thể tạo mã OTP bất kỳ lúc nào, không cần phải có sóng điện thoại. Sơ hở có thể phát sinh nếu Vietcombank cho phép người dùng cài Smart OTP trên một thiết bị di động khác, không phải số điện thoại mà khách hàng đã đăng ký với ngân hàng. Làm rõ nguyên nhân để có hướng xử lý
Trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ, Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico; đồng thời là Trọng tài viên thuộc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, mã xác thực OPT là tầng bảo mật rất quan trọng khi khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến với ngân hàng, ngay cả trong trường hợp các tầng bảo mật khác đã kẻ gian phá vỡ. Nếu như tầng bảo mật cuối cùng này cũng bị hacker chiếm mất thì hệ thống bảo mật của ngân hàng quá lỏng lẻo, không đảm bảo an toàn cho khách hàng. "Nếu trường hợp đó đã xảy ra, ngân hàng phải chịu một phần trách nhiệm"- ông Trương Thanh Đức nói. Với vụ việc đã xảy ra, vị luật sư này cho rằng, khách hàng và ngân hàng cần thương lượng, phối hợp với cơ quan chức năng để tìm ra nguyên nhân thực sự và nếu ngân hàng có lỗi, nên xem xét đền bù cho khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cần kịp thời chấn chỉnh hệ thống bảo mật an toàn, đảm bảo chặt chẽ hơn để tránh xảy ra các vụ việc tương tự. Trước đó, chị Hoàng Thị Na Hương (trú tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trong đêm ngày 3, rạng sáng 4-8, tài khoản Vietcombank của chị đã bị đối tượng nào đó thực hiện 7 giao dịch chuyển khoản với tổng số tiền là 500 triệu đồng. Giải thích về sự việc nghiêm trọng trên, Vietcombank cho biết, có cơ sở để xác định khách hàng đã truy cập vào một trang web giả mạo (có địa chỉ http://creatingacreator.com/kob/1/index.htm) vào ngày 28-7-2016 qua máy điện thoại cá nhân. Từ việc truy cập này, thông tin và mật khẩu của khách hàng đã bị đánh cắp, sau đó tài khoản khách hàng đã bị lợi dụng vào đêm ngày 3 rạng sáng ngày 4-8-2016. Các đối tượng lừa đảo đã chuyển tiền từ tài khoản khách hàng tới nhiều tài khoản trung gian tại 3 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam. Sau đó, đối tượng lừa đảo đã rút 200 triệu đồng qua ATM ở Malaysia. Vietcombank đã xử lý các biện pháp khẩn cấp, kịp thời khoanh giữ lại được 300 triệu đồng. Đây là các giao dịch chuyển khoản sang ngân hàng khác, chưa kịp chuyển ra khỏi hệ thống Vietcombank. Vietcombank cũng khẳng định đang phối hợp với khách hàng để làm việc với cơ quan chức năng nhằm làm rõ các đối tượng chủ mưu đã thực hiện các hành vi lừa đảo này.
Theo_Phụ Nữ News
Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc Vân Đồn Móng Cái? Dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có tổng chiều dài 96 km, được đề xuất vay gần 7.000 tỷ vốn của ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, xung quanh việc vay vốn của Trung Quốc, các bộ vẫn còn ý kiến trái ngược nhau. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức đầu tư dự án...