“Chủ thầu” xây dựng bị chính cậu vợ xiết nợ
Ngày 23-7, Phòng CSHS – CATP Hà Nội thông báo kết quả điều tra ban đầu vụ bắt giữ người trái pháp luật, cướp tài sản xảy ra tại phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cách đây gần 6 tháng.
Ngày 21-7, lực lượng Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng CSHS – CATP Hà Nội đã bắt giữ các đối tượng Đỗ Thượng Hạnh, tức Hạnh “bùng”, SN 1990; Nguyễn Đức Vũ, tức Vũ “sứt”, SN 1984, đều trú tại huyện Thạch Thất và Hà Đăng Nam, tức Nam “rùa”, SN 1995, trú tại thị xã Sơn Tây. 3 đối tượng trên liên quan trực tiếp đến vụ bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản xảy ra tại phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây vào ngày 29-1.
Ngày 17-3-2012, anh Vũ Đình Thông, ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất đã nhận làm nhà cho vợ chồng người cậu ruột của vợ là ông bà Nguyễn Thị Thúy Hà, Nguyễn Văn Định, ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Trong khi làm nhà, anh Thông cần tiền ứng trước để trả công thợ, đã vay bà Nguyễn Thị Thúy Hà 140 triệu đồng với lãi suất 4.000 đồng/triệu đồng/ngày. Ngày 20-1-2013, đến ngày phải trả tiền nợ nhưng anh Thông chưa có. Do vậy, vợ chồng ông bà Định – Hà đã nhờ người quen tìm “đối tác” để đòi nợ người cháu rể giúp họ.
Thông qua người môi giới, Hà đã gặp Đỗ Thượng Hạnh và nhờ đòi giúp tiền đã cho anh Thông vay. Hạnh yêu cầu chia số tiền đòi được theo tỷ lệ 50/50 và Hà đồng ý. Hà ứng trước cho Hạnh 1 triệu đồng, rồi dẫn Hạnh đi chỉ những nơi anh Thông đang xây dựng nhà ở.
Ngày 29-1, sau khi xác định anh Thông đang ở nhà riêng tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, vợ chồng ông Định, bà Hà đã bảo Hạnh đến yêu cầu anh Thông lên nhà ông Định để nghiệm thu công trình, thực chất là để đòi nợ. Tại đây, anh Thông và người bố đẻ của mình gặp 9 đối tượng, trong đó có Nguyễn Đức Vũ và Đỗ Thượng Hạnh.
Video đang HOT
Nhóm này yêu cầu anh Thông đo đạc diện tích công trình đã xây dựng cho vợ chồng Định – Hà, nhưng phải theo ý của chúng để bớt xén phần việc anh Thông đã làm. Sau khi đo đạc, Hà chỉ đồng ý trả anh Thông 130 triệu đồng tiền công, nhưng phải trừ vào số tiền vợ anh Thông là cháu ruột Nguyễn Văn Định còn nợ “bát họ” với Hà. Ngoài ra, anh Thông phải trả ngay cho Định – Hà số tiền vay cả lãi tổng cộng 200 triệu đồng.
Vì anh Thông không có tiền trả và sợ bị lực lượng công an phát hiện, vợ chồng Định – Hà yêu cầu Hạnh cùng đồng bọn đưa anh Thông đến nhà Hà Đăng Nam, ở phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây giam giữ. Nam “rùa” dùng côn nhị khúc đánh anh Thông, Hạnh dùng vỏ chai rượu đánh vào mắt cá chân, đầu gối “con tin” bắt quỳ xuống đất.
Một số đối tượng khác đã dùng chân tay đấm đá anh Thông, chửi bới, đe dọa bắt gia đình nạn nhân phải bán nhà trả nợ cho Hà và Định. 3 ngày sau, khi gia đình anh Thông mang 100 triệu đồng đến đưa cho Nguyễn Đức Vũ, để thông qua đối tượng này trả cho vợ chồng Định – Hà, Hạnh “bùng” đã bắt anh Thông phải viết giấy biên nhận còn nợ số tiền 100 triệu đồng chưa trả vợ chồng Hà – Định, rồi mới trả tự do cho nạn nhân.
Theo ANTD
Kỳ lạ vụ án... thi hành án
Cán bộ thi hành án bị khởi tố vì "ra quyết định trái pháp luật" làm thiệt hại tiền tỉ nhưng hết thời hạn điều tra cũng chưa kết luận được. Trong khi đó người mua đấu giá tài sản thi hành án phải khóc ròng 4 năm qua vì "tiền trao mà không được múc cháo".
Theo hồ sơ, vụ việc kỳ lạ này bắt đầu vào tháng 2.2009, sau khi Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt đấu giá trúng và nộp tiền mua khối tài sản gồm nhà đất tại nhà số 357 Phan Đình Phùng (P.2, TP.Đà Lạt) của bà Phạm Thị Hồng (cây xăng Hồng Hưng) bị kê biên phát mãi để thi hành 2 bản án. Việc mua bán cũng coi như đã hoàn tất vì từ cuối tháng 3.2009 bên mua đã trả đủ tiền (trên 37,2 tỉ đồng) cho bên bán là Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) và cũng được chính quyền cấp "sổ đỏ" cho khu đất.
Chấp hành viên bị khởi tố
Mặc dù kê biên và tổ chức bán đấu giá công khai nhưng khi bị đương sự (bà Phạm Thị Hồng) khiếu nại thì cơ quan THADS TP.Đà Lạt cũng không dám giao tài sản cho bên mua, đẩy bên mua vào chỗ tiền cũng không được trả lại mà tài sản mua hợp pháp cũng không được nhận.
Vụ việc kéo dài đến tháng 6.2011 tưởng được giải quyết rốt ráo khi Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao (Cục 6) vào cuộc. Thế nhưng sau khi cơ quan này khởi tố chấp hành viên Nguyễn Long Vân của Chi cục THADS TP.Đà Lạt vì cho rằng "ra quyết định trái pháp luật" thì vụ án tiếp tục rơi vào những rắc rối khác. Ông Vân bị quy kết kê biên tài sản của bà Hồng nhưng không cho hai bên đương sự thỏa thuận về giá mà định giá ngay tài sản trên. Khi ra quyết định thành lập hội đồng định giá không có thành phần bắt buộc là Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP.Đà Lạt (Trung tâm GIS), sau đó mới sửa chữa văn bản đưa thêm Trung tâm GIS vào thay thế trong hồ sơ thi hành án. Hậu quả ông Vân gây ra là Hội đồng định giá tài sản do ông làm chủ tịch đã định giá tài sản của bà Hồng thấp hơn 16 tỉ đồng so với Hội đồng định giá tài sản của tỉnh Lâm Đồng.
Nhưng sau khi Cục 6 chuyển hồ sơ đề nghị Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A - Viện KSND tối cao) truy tố ông Vân về tội "ra quyết định trái pháp luật" thì Vụ 1A không chấp nhận vì xét thấy chưa đủ căn cứ. Đến ngày 11.6.2012, Cục 6 phải tạm đình chỉ điều tra. Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và tạm đình chỉ điều tra bị can nêu lý do: "Để có cơ sở đánh giá chính xác hậu quả thiệt hại do hành vi "Ra quyết định trái pháp luật" của bị can Nguyễn Long Vân gây ra; ngày 30.5.2012, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã ra Quyết định số 12/VKSTC-C6 (P4) trưng cầu Bộ Tài chính giám định giá trị đất và tài sản trên đất tại số nhà 357 Phan Đình Phùng (Đà Lạt). Nay thời hạn điều tra vụ án đã hết, nhưng chưa có kết quả giám định".
Tài sản bán đấu giá thi hành án chậm bàn giao đến 4 năm - Ảnh: Lâm Viên
Bỗng dưng thiệt hại hàng chục tỉ đồng
Ông Nguyễn Công Đỉnh, Tổng giám đốc Công ty CP vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang (Công ty mẹ của Công ty Phương Trang Đà Lạt), bức xúc: "Suốt 4 năm qua không được giao tài sản để đưa vào sản xuất kinh doanh, lại còn bị đọng số vốn trên 37,2 tỉ đồng, nếu chỉ tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm 15% của ngân hàng thì chúng tôi bị thiệt hại trên 20 tỉ đồng". Suốt 4 năm qua, Công ty Phương Trang Đà Lạt liên tục gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng từ địa phương đến T.Ư đề nghị được giao tài sản đã mua đấu giá hợp pháp nhưng cũng không được giải quyết.
Mãi đến đầu tháng 5.2013, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS mới có văn bản gửi Cục THADS tỉnh Lâm Đồng nói rõ: "Trong quá trình điều tra vụ việc, cơ quan điều tra Viện KSND tối cao chưa có bất kỳ văn bản nào yêu cầu cơ quan có thẩm quyền không được giao tài sản cho người trúng đấu giá". Và nhấn mạnh: "Cho đến nay không phát hiện sai phạm mới của chấp hành viên, thủ tục bán đấu giá tài sản không sai phạm... Công ty Phương Trang Đà Lạt mua được tài sản bán đấu giá là ngay tình, đã nộp đủ tiền mua tài sản do vậy cơ quan THADS phải giao tài sản theo quy định của pháp luật".
Tiếp xúc với Thanh Niên, ông Mai Văn Hưng, Chi cục trưởng THADS TP.Đà Lạt, cho biết sau khi nhận được chỉ đạo của Cục THADS Lâm Đồng, ngày 24.5.2013, Chi cục đã có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt. Ngày 3.6.2013, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt có công văn chỉ đạo các cơ quan liên quan và Chi cục THADS xây dựng kế hoạch tổ chức bàn giao tài sản cho bên mua.
Điều kỳ lạ đáng nói ở đây là nếu như "chưa có bất kỳ văn bản nào yêu cầu cơ quan có thẩm quyền không được giao tài sản cho người trúng đấu giá" thì lý do gì suốt nhiều năm qua cơ quan chức năng của TP.Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng không tập trung giải quyết rốt ráo vụ việc? Và hậu quả thiệt hại hàng chục tỉ đồng cùng với cơ hội kinh doanh đã bị vuột mất của doanh nghiệp đến giờ này ai chịu trách nhiệm?
Bán xăng trên "điểm nóng" Theo ông Mai Văn Hưng, Chi cục trưởng THADS TP.Đà Lạt, Chi cục đang phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể vận động gia đình bà Hồng và 9 hộ thuê mặt bằng di dời địa điểm kinh doanh, tự giác giao tài sản cho người mua. Đến tháng 8.2013, nếu gia đình bà Hồng không tự giác giao tài sản, Chi cục sẽ báo cáo Cục THADS Lâm Đồng và UBND TP. Đà Lạt chỉ đạo phối hợp cưỡng chế. Điều khó hiểu nữa là trong khi vụ việc phức tạp kéo dài chưa được giải quyết thì các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vẫn cho phép cây xăng Hồng Hưng hoạt động ngay tại "điểm nóng" tranh chấp, mãi đến đầu tháng 6.2013 mới thu hồi giấy phép.
Theo TNO
Diễn biến mới vụ ông chủ tra tấn công nhân như thời trung cổ Sau khi ông Trần Tấn Phong (51 tuổi, ngụ ấp Cà Tong, xã Thanh An, Dầu Tiếng, Bình Dương) bị cơ quan chức năng bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi giữ người trái pháp luật, người dân địa phương đã có cuộc họp chất vấn chính quyền xã về trách nhiệm của chính quyền khi để xảy ra tình trạng...