Chữ “Thần” bí ẩn
Cho đến ngày nay, không ai lý giải được tại sao lại có một chữ “Thần” lớn như vậy được khắc trên lưng chừng núi đá ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Dãy núi đá Thần Phù (thuộc xóm 7, xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nằm nép mình bên con sông Hoạt yên bình – con sông đã chứng kiến bao sự chìm nổi của vùng đất Tống Sơn xưa và là huyện Nga Sơn ngày nay. Lưng chừng một quả núi thuộc dãy Thần Phù hiện có một chữ Hán được khắc rất lớn dịch ra là chữ “Thần”. Chữ này có từ bao giờ, ai là người khắc và khắc bằng cách nào đến nay vẫn là ẩn số.
Chữ “Thần” trên núi đá với nhiều huyền sử chưa lý giải được
Bia đá trên rộng khoảng 3 m, dài khoảng 3,5 m; chữ “Thần” được khắc ở giữa, vuông vức và mềm mại. Chữ cách mặt đất khoảng 10 m, vách đá thẳng đứng, không thấy dấu vết đi lên hay điểm dừng dân. Vậy làm cách nào để người xưa có thể trèo lên lưng chừng núi mà khắc tấm bia đá công phu, to lớn đến vậy?
“Khi tôi lớn lên, đã thấy bia đá ngự trên núi. Ông nội tôi kể thời ông cũng thấy chữ ấy rồi” – ông Đinh Văn Toán, người chèo đò (65 tuổi), cho biết.
Ông Mai Văn Thuần, người dân địa phương, làm trang trại ngay dưới chân núi Thần Phù, kể vợ chồng ông khai hoang mảnh đất này đã hơn 20 năm, cũng đã đưa nhiều đoàn và các nhà khoa học về đây nghiên cứu tấm bia ấy nhưng đến nay chưa nghe có thông tin gì về chữ “Thần”.
Cũng theo ông Thuần, vùng đất này cứ mưa lớn là mênh mông nước, chỉ có vùng đất ông khai hoang sát chân núi là nước không lên tới được. Ngay ở chân núi có một cái hang xuyên thẳng lên đỉnh nhưng không có ngách nào ra lối chữ “Thần” cả.
Tại sao chữ “Thần” này mấy năm gần đây mới được biết đến? Theo nhiều người dân địa phương thì khu vực đó hoang vu, nguy hiểm, nếu tới gần sẽ gặp điều không may nên hiếm ai lui tới, thành thử có thời gian dài chẳng ai nhắc đến. Kể từ ngày vợ chồng ông Thuần ra khu vực đó khai hoang chăn nuôi, trồng trọt và có thắp hương thờ cúng, dần dần nhiều người lui tới thắp hương cầu khấn, khiến câu chuyện về chữ “Thần” mới được nhiều người biết và quan tâm.
Video đang HOT
Theo sử sách ghi lại, vùng đất Nga Sơn xưa là một hoang đảo – nơi giáp cửa biển mênh mông sóng nước. Tại đây gắn liền với nhiều truyền thuyết còn đến tận ngày nay như chuyện Mai An Tiêm bị vua Hùng đày ra đảo, nơi Từ Thức lạc vào động Bích Đào gặp lại nàng tiên Giáng Hương hay khởi nghĩa Ba Đình quật cường…
Thời phong kiến, Thần Phù là một cửa biển khá nổi tiếng. Sông Hoạt là điểm cuối gắn liền với biển. Khi ấy, đây được xem là tuyến đường thủy huyết mạch từ ngoài Bắc vào vùng Ái Châu (Thanh Hóa) và vùng Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay). Điều này cũng được chứng minh rất rõ cho nhiều tác phẩm để đời của nhiều vua chúa, danh tướng, thi sĩ ngày xưa còn để lại trên các vách đá dọc các dòng sông lớn, cửa biển sầm uất.
Theo một số nhà sử học, bức phù điêu nói trên được khắc thời mà vùng đất Nga Sơn đang còn mênh mông nước, khi thủy triều lên nước sẽ dâng cao lưng chừng núi và công việc của những người tạc chữ là dong thuyền neo sát vách đá để chạm khắc. Cho đến bây giờ, lý giải này vẫn được xem là có cơ sở nhất. Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi rất rõ: “Núi Thạch Bi (núi chữ “Thần” – PV) ở phường Mĩ Quan, thuộc huyện Tống Sơn (nay thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn). Non liền bến nước, móng đá thuyền chui. Trên vách đá có một chữ “Thần” viết bằng nét son tươi thắm, tương truyền vua Lê Thánh Tông ngự đề chữ đó”. Tuy nhiên, có sách sử chép vào năm Tân Mão 1771, chúa Trịnh Sâm có đi qua vùng đất này, thấy cảnh đẹp đã sai người cho khắc chữ trên núi.
Ông Mai Văn Dũng, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Nga Sơn, cho biết hiện huyện Nga Sơn đã giao chính quyền địa phương có biện pháp bảo vệ bia đá chữ “Thần”.
Theo Tuấn Minh (Người lao động)
Lạ lùng "thánh ăn" ở Việt Nam, cả đời mới 4 lần cảm thấy no
Do mắc căn bệnh lạ nên đến nay dù đã bước sang nửa dốc bên kia cuộc đời (57 tuổi), nhưng ông Trịnh Văn Mền (thôn Cẩm Hoa, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) mới chỉ 4 lần được ăn no.
Đến xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hỏi tên ông Mền ai cũng biết. Người đàn ông này không nổi tiếng vì làm được cái gì đó to tát trong đời, mà bởi cái sức ăn khủng khiếp mà bất cứ ai chứng kiến ông ăn đều mắt tròn mắt dẹt.
Chảy nước mắt vì 4 bữa no
Nhà của người đàn ông kỳ lạ này nhỏ bé và nằm khuất lấp ở cuối thôn Cẩm Hoa. Tìm đến ông, chúng tôi mang theo 6 gói mì tôm làm quà cho ông và cũng muốn tận mắt chứng kiến khả năng ăn của ông. Ông Mền già nua ở cái tuổi 57, khuôn mặt khắc khổ.
Mặc dù đã đi hết nửa cuộc đời nhưng ông Mền mới chỉ được ăn 4 bữa no. Ảnh: ĐT
Chúng tôi hỏi có ăn hết được số mì tôm mà chúng tôi mang theo hay không? Đôi mắt hấp háy, ông Trịnh Văn Mền nói rằng gấp đôi như vậy ông cũng ăn hết. Nói rồi ông lấy nước bỏ vào nồi đun sôi rồi bỏ cả 6 gói mì tôm vào nồi. Mì chín, người đàn ông tuổi gần 60 này vội vã ăn và chỉ một lúc là hết cả nồi mì khiến chúng tôi không giấu nổi sự kinh ngạc.
Nói về cái ăn bệnh thèm ăn đầy đau khổ của mình, ông Trịnh Văn Mền bảo rằng cuộc đời ông đến nay mới có 4 lần được ăn no. Cũng vì cái bệnh ăn khỏe mà cuộc đời của ông không khá lên được.
Người đàn ông tội nghiệp kể rằng lần đầu tiên trong đời ông được ăn no là khi vào bản làm thuê và xin được bộ da trâu. Khi đó ông thấy người ta thịt trâu, ông thèm lắm. Lân la đến, định bụng có thứ gì đó vụn vặt người ta bỏ đi thì xin về. Nhưng bản làng cách đây gần 30 năm cũng thiếu thốn, con trâu bị tận thu hết nên ông chỉ xin được mỗi bộ da. Đem bộ da ấy về, ông đun nước vôi, ngâm và đánh sạch phần lông rồi luộc chín. Cứ vậy, trong 3 ngày một mình ông ăn hết bộ da trâu mộng.
Lần thứ 2 ông được bữa no là vào năm 1984. Năm ấy lụt lội trắng đồng, không còn kế mưu sinh nên ông đi đào vàng thuê. Một hôm mưa lớn, hầm đầy nước, không làm được nên ông cùng các bạn đào vàng ngồi ở lán hút thuốc lào vặt. Khi đó có người phụ nữ chuyên gánh bánh cuốn vào bán cho phu làm vàng đi tới. Trời mưa, hàng ế, thấy vậy, các phu vàng ở lán tỷ thí với ông. Họ bảo nếu ông ăn hết gánh bánh cuốn ấy sẽ trả cho 4 chỉ vàng. Ông gật đầu nhận lời và ăn một mạch hết gánh bánh cuốn 500 cái.
Lần thứ 3 trong đời ông Mền được ăn no lại vẫn do thách đố. Hôm ấy cũng đi làm thuê, nhân gặp bà bán kẹo lạc quẩy gánh đi tới. Anh em gạ ông xem có ăn hết 30 gói kẹo lạc hay không. Ông lại gật đầu chấp nhận. Ăn hết 30 gói, lúc ấy đã gần trưa. Sợ thua, những người thách đố lại thách đố ông xem có ăn hết thêm 2,5 bơ gạo nữa không, ông lại gật đầu. Anh Đinh Văn Cần, người chứng kiến cuộc tỷ thí này đến nay vẫn còn bàng hoàng kể lại: "Em đã tận mắt chứng kiến. Thú thực trong đời, em đã lang thang khắp nơi nhưng chưa thấy ai ăn khỏe đến mức không thể tưởng tượng nổi như ông Mền".
Lần thứ 4 ông Mền tiếp tục được ăn no là khi đi đào ao thuê. Nhà thuê ông đào ao cũng làm nghề tráng bánh cuốn để kinh doanh. Hôm ấy cũng trời mưa, không làm việc được nên ông đã lân la đến bếp tráng bánh. Sẵn cơn thèm và cơn đói, được bà chủ gạ, mới đầu nghĩ ăn ít cái cho đỡ thèm. Nhưng khi ngồi vào bàn, ông không kìm được trước căn bệnh ăn không biết no của mình. Cứ cái nọ nối cái kia, lúc ông đứng dậy thì 700 cái bánh cuốn đã đi tong.
Bệnh lạ
Anh Nguyễn Văn Ninh, hàng xóm của ông Mền xác nhận rằng: "Ở xã không ai lạ với cái bệnh ăn khỏe của ông Mền. Thương ông ấy có gì thì cho thôi chứ chả ai dám dại mà đi tỷ thí. Trước có mấy người khách hiếu kì, nghe chuyện ông ấy đã lên đây. Họ không dám thách ông ấy bánh cuốn, kẹo lạc, mì tôm vì nghĩ đó là món sở trường, mà thách ông ấy ăn hết 2kg miến dong nấu không và 5 chai mật. Một phần vì muốn được ăn, phần nữa để chứng kiến khả năng của mình nên ông ấy cũng đã xơi hết. Ai cũng mắt tròn, mắt dẹt vì miến thì không sao chứ ăn từng đấy mật mía thì phải uống nước và sẽ chết vì no nước và say mật. Nhưng tuyệt nhiên ông Mền đã không gặp điều ấy".
Ông Mền và những đứa con của mình bên bữa cơm đạm bạc. Ảnh: ĐT
Hiện nay, ngoài ruộng nương để có cái bù đắp cho căn bệnh ăn khỏe của mình, ông Mền phải đi làm thuê. Nhưng theo chị Trịnh Thị Hường, hàng xóm của ông Mền thì mọi thu nhập và làm ra của ông cũng chỉ đủ nuôi sống đàn con 4 đứa và sự cầm cự trong hoàn cảnh đói nhiều hơn no của ông Mền.
Ông Mền có 4 anh em. Cha mẹ và các anh em ông không một ai có chứng bệnh kì lạ như ông. Vì ăn khỏe, lúc nào cũng đói nên năm 15 tuổi ông đã phải bỏ học và tự đi làm thuê để kiếm cái ăn cho mình. Năm 1986, ông đã gặp người vợ đầu và có một con chung. Nhưng sau, vì không hợp, trong đó có cả lý do ăn quá nhiều của ông nên hai vợ chồng chia tay.
Năm 1989, nhờ mọi người mai mối, ông gặp người vợ thứ hai. Nhưng người vợ này của ông cũng đã sớm qua đời sau khi sinh đứa con thứ hai. Bố con ông Mền côi cút nuôi nhau đến năm 2007, thương ông, hàng xóm lại mai mối và ông lấy vợ lần nữa.
Chị Hoàng Thị Nên, người vợ thứ 3 của ông Mền cho biết chị rất thương cái bệnh ăn khỏe của chồng. Chị bảo hiện nay do có tuổi, lại thêm căn bệnh lúc nào cũng đói ăn nên ông Mền bắt đầu yếu ra trông thấy. Nhưng dù yếu ông vẫn phải làm việc.
Ngoài công việc đồng áng, rỗi lúc nào ông lại đi làm thuê, từ gánh lúa, đào giếng, đào ao thuê... bất cứ việc gì ông cũng làm. Ông đi từ 4 giờ sáng đến tối mịt mới về. Nhưng thu nhập cũng chỉ đủ tiền đong gạo và mua ít muối mắm để ăn. Quan niệm của gia đình và bản thân ông Mền là cố gắng sao kiếm đủ cái ăn tuy nhiên với ông thì không lúc nào được ăn no cả.
Là gia đình nghèo, bản thân chưa được ăn no nhưng các con ông Mền lại học rất giỏi. Thương ông, hàng xóm láng giềng thường bảo nhau người cho ông bơ gạo, đấu thóc, kể cả ngô khoai để ông thêm thắt bù cho những bữa no đói phập phù của mình.
Vì ăn khỏe nên ông cũng chẳng dành ra được tiền để mua sắm và sửa chữa nhà cửa. Thương hoàn cảnh của người đàn ông cơ cực này, UBND xã Cẩm Tú đã huy động người dân cùng nhau quyên góp tiền để hỗ trợ ông Mền làm nhà. Bằng nguồn kinh phí này ông Mền và gia đình đã có một căn nhà cấp 4 để ở. Vì đó cuộc đời của người đàn ông này phần nào đã bớt cơ cực hơn. Còn cái bệnh ăn khỏe của ông có lẽ vẫn tiếp tục đeo đẳng ông cho đến hết cuộc đời.
Theo Nguyễn Khánh (Báo Gia đình xã hội)
Bắt tạm giam Trưởng công an xã để điều tra hành vi giết cô giáo Ngày 18/11, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối tượng Phạm Văn Thông, nghi phạm trong vụ giết cô giáo Lê Thị Tấm, giáo viên trường Mầm non Tam Văn (xã Tam Văn, huyện Lang Chánh). Ban thường vụ Huyện ủy Lang...