Chủ tàu hàng Philippines có thể phải đền 2 tỷ USD vì va chạm tàu chiến Mỹ
Nếu bị quy trách nhiệm bồi thường, chủ tàu hàng Philippines MV ACX Crystal có thể sẽ phải gánh chi phí sửa chữa tàu chiến USS Fitzgerald ước tính lên tới 2 tỷ USD sau vụ va chạm hồi tháng trước, hãng tin Sputnik cho biết.
Tàu chiến Mỹ bị đâm móp. (Ảnh: Reuters)
Chia sẻ với trang tin Business Insider, Đại tá Hải quân Mỹ Lawrence Brenner cho biết, theo luật hàng hải, đặc biệt là các sự vụ liên quan đến tàu hải quân, Tập đoàn đầu tư Dainichi của Nhật Bản, chủ sở hữu tàu hàng ACX Crystal, có thể sẽ phải gánh khoản bồi thường lớn để sửa chữa tàu USS Fitzgerald.
Ông Brenner nhấn mạnh, thậm chí chi phí sửa chữa con tàu có thể lớn hơn chi phí thay mới con tàu. Con số này có thể lên tới 2 tỷ USD.
Video đang HOT
Tàu hàng ACX Crystal mang cờ Philippines va chạm với tàu khu trục USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ hôm 17/6 tại vùng biển Nhật Bản. Vụ va chạm khiến tàu Mỹ bị móp mạn phải, tháp điều khiển bị hư hại nặng, ngoài ra cũng khiến 7 binh sĩ thiệt mạng và con tàu suýt chìm vì nước tràn vào.
Trong khi đó, tàu ACX Crystal chỉ bị hư hại nhẹ, không thuyền viên nào bị thương. Theo thông tin ban đầu, tàu hàng Philippines có thể đã ở chế độ lái tự động vào thời điểm va chạm với tàu khu trục Mỹ.
Liên quan đến vụ va chạm, trong bản tường trình với cơ quan điều tra, ông Ronald Advincula, thuyền trưởng tàu hàng, nói rằng, tàu khu trục USS Fitzgerald của Mỹ không phản ứng hay thay đổi lộ trình khi nhận được các tín hiệu cảnh báo về nguy cơ va chạm.
Minh Phương
Theo Sputnik
Tàu chiến Mỹ áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa
Hải quân Mỹ ngày 2.7 điều khu trục hạm USS Stethem đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Tàu khu trục USS Stethem của Hải quân Mỹ. Reuters
Theo Đài Fox News dẫn lời 2 quan chức quốc phòng Mỹ, tàu USS Stethem được trang bị tên lửa dẫn đường đang đóng tại Nhật Bản đã áp sát đảo Tri Tôn. Một tàu chiến Trung Quốc đã bám theo sau khu trục hạm Mỹ.
Đây là lần thứ hai tàu chiến Mỹ tiến hành áp sát các khu vực Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Giới quan sát đánh giá đánh giá động thái này cho thấy chính quyền Tổng thống Trump dường như đang mất kiên nhẫn với các hành động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một quan chức không nêu tên của Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ tiến hành các chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Matt Knight không xác nhận thông tin từ Fox News nhưng tuyên bố lực lượng này đã và sẽ tiếp tục chiến dịch tuần tra trong tương lai.
Hồi cuối tháng 5, khu trục hạm USS Dewey của Hải quân Mỹ đi vào phạm vi 12 hải lý gần đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa. Vành Khăn là một trong những bãi đá thuộc Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Ngày 30.6, Reuters dẫn nguồn từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) cho biết Trung Quốc đã xây thêm nhiều cơ sở quân sự phi pháp trên Biển Đông. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy các nhà chứa tên lửa, radar và trạm liên lạc mọc lên trên đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Giữa tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định mọi việc làm của nước ngoài tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp và không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo này.
(Theo Thanh Niên)
Tàu chiến Mỹ áp sát đảo ở Hoàng Sa Lầu Năm Góc triển khai một tàu chiến tới gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Stethem đóng quân tại Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia. Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Stethem hôm nay đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo Tri...