Chủ tàu cá bị phạt 75 triệu đồng do nhận gửi thiết bị giám sát hành trình
Ngày 26/9, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Tiền Giang cho biết, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 150 triệu đồng đối với 2 chủ tàu cá (mỗi người bị phạt 75 triệu đồng) vì vi phạm các quy định trong lĩnh vực khai thác thủy sản.
Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Bộ Chỉ huy BĐBP Tiền Giang quyết định phạt hành chính 75 triệu đồng đối với ông Phạm Văn Tài (SN 1980, ngụ xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) về hành vi tàng trữ thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác khi tàu cá đó hoạt động trên biển.
Xử phạt ông Mai Hoàng Nghiệp (SN 1972, ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) 75 triệu đồng về hành vi gửi thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khi tàu cá đó đang hoạt động trên biển.
Cán bộ Biên phòng trao quyết định xử phạt hành chính đến 2 chủ phương tiện vi phạm.
Theo BĐBP tỉnh Tiền Giang, chiều 29/8, Tổ công tác Đồn Biên phòng Tân Thành tổ chức tuần tra, kiểm soát và kiểm tra phương tiện khai thác thủy sản do ông Tài làm chủ đang neo đậu khu vực cống Vàm Kinh. Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên cabin phương tiện đang tàng trữ 1 thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhãn hiệu ZUNIBAL, mã số BTK 006840.
Video đang HOT
Thiết bị giám sát hành trình được phát hiện.
Qua làm việc, ông Tài thừa nhận từ tháng 4/2024, ông Nghiệp là chủ tàu cá mang biển đăng ký CM-92086 TS đã tháo và gửi lại thiết bị giám sát hành trình nói trên. Việc ông Nghiệp tháo và gửi lại thiết bị giám sát hành trình nhằm mục đích tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng.
Biên phòng tỉnh Cà Mau lập chuyên án điều tra vụ xuất nhập cảnh trái phép
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau cho biết, vừa bàn giao hồ sơ khởi tố điều tra vụ án truy xét đường dây tội phạm 'Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép' - Chuyên án CM324 qua Công an tỉnh Cà Mau tiếp tục điều tra, xử lý.
Theo điều tra của Ban Chuyên án CM324 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau), vào ngày 22/9/2023, ông Ngô Văn Luận (SN 1968, ở khóm 4, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) mua tàu cá KG-90309.TS của ông Nguyễn Văn Lễ (ở Kiên Giang) với giá 490 triệu đồng.
Đến ngày 7/10/2023, ông Ngô Văn Luận đã bán lại tàu cá KG-90309.TS cho ông Phạm Văn Dũng (SN 1978, ở phường Vĩnh Thông, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), với giá 350 triệu đồng. Hình thức thanh toán là ông Dũng trả cho ông Luận 250 triệu đồng tiền mặt, còn lại 100 triệu đồng ông Luận hùng vốn cùng ông Dũng để cùng sử dụng tàu cá trên khai thác hải sản.
Ông Dũng chịu trách nhiệm sửa chữa tàu, quản lý điều hành mọi hoạt động của tàu cá; lợi nhuận khai thác ông Dũng được hưởng 4/5, ông Luận được hưởng 1/5. Ông Luận giới thiệu Phan Văn Tình (SN 1990), Phan Văn Thiệt (SN 1988), cùng thường trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời cho ông Dũng để làm thuyền viên tàu cá KG-90309.TS.
Chuyên án CM324 đã được Biên phòng Cà Mau chuyển qua Công an tiếp tục điều tra
Cụ thể, khi mua tàu xong, ông Phạm Văn Dũng thuê thợ sửa chữa và sơn lại số đăng ký thành CM-99840.TS và làm giả hồ sơ đăng ký tàu cá; thuê Phan Văn Tình làm thuyền trưởng; Phan Văn Thiệt, Trần Văn Phương, Nguyễn Việt Khái, Nguyễn Văn Thanh làm thuyền viên để hoạt động nghề cào. Khi tàu khai thác tại vùng biển Thái Lan thì bị lực lượng chức năng của nước này bắt giữ.
Qua làm việc với gia đình của 4/5 ngư dân đi trên tàu cá KG-90309.TS, đều xác nhận, 5 ngư dân gồm: Tình, Thiệt, Phương, Khái và Thanh đã bị Thái Lan bắt giữ.
Kết quả làm việc với những người có liên quan xác nhận, họ có tham gia sửa chữa tàu cá cho ông Ngô Văn Luận. Qua xem hình ảnh tàu cá có biển số CM-99840.TS bị Thái Lan bắt giữ có đặc điểm giống tàu cá đã sửa chữa thuê cho ông Luận.
Từ các tài liệu, chứng cứ thu thập, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau đã trao đổi nghiệp vụ cùng Viện Kiểm sát nhân dân và Công an tỉnh Cà Mau, thống nhất xác định: Vụ việc có dấu hiệu tội phạm "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép", theo quy định tại Điều 348, Bộ luật hình sự và đủ điều kiện để khởi tố vụ án hình sự. Các đối tượng: Ngô Văn Luận, Phạm Văn Dũng, Phan Văn Tình liên quan trực tiếp.
Các đối tượng bị điều tra còn liên quan việc làm giả hồ sơ đăng ký, biến tàu cá KG-90309.TS thành tàu cá CM-99840.TS
Ngày 15/7/2024, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-KTVA về việc khởi tố vụ án hình sự "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép", quy định tại Điều 348 Bộ Luật hình sự, xảy ra tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Đồng thời, bàn giao hồ sơ vụ án cho Công an tỉnh Cà Mau tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Mới đây, trong 1 vụ việc khác, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Cà Mau cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Quách Thanh Tuấn (SN 1984) và Dương Hoàng Giang (SN 1969) cùng ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau để điều tra về hành vi "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép".
Lực lượng Công an tỉnh Cà Mau cũng phối hợp Công an tỉnh Bạc Liêu và Công an tỉnh Kiên Giang bắt tạm giam Nguyễn Văn Công (thuyền trưởng) cùng Nguyễn Văn Phu được xác định là người môi giới, đưa ngư phủ sang Malaysia đánh bắt hải sản.
Khởi tố các đối tượng tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép Ngày 18/8, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị vừa thực hiện lệnh khởi tố bị can và bắt tạm giam Quách Thanh Tuấn (sinh năm 1984) và Dương Hoàng Giang (sinh năm 1969), cùng ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, (tỉnh Cà Mau) về hành vi "Tổ chức, môi giới cho...