Chủ sở hữu trái phiếu Credit Suisse khởi kiện cơ quan chức năng Thụy Sĩ
Báo Financial Times (Anh) ngày 21/4 đưa tin một nhóm chủ sở hữu trái phiếu của Credit Suisse đã nộp đơn kiện Cơ quan Giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ ( Finma).
Bên khiếu nại cho rằng Finma đã hành động vi hiến khi yêu cầu Credit Suisse đình chỉ khoản nợ trái phiếu AT1 hồi giữa tháng 3 vừa qua. Động thái của Finma đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ những người nắm giữ trái phiếu Credit Suise, những người tin rằng sẽ được hưởng những quyền lợi bảo vệ tốt hơn so với các cổ đông sau khi Credit Suisse được giải cứu nhờ thỏa thuận sáp nhập với UBS, trong đó có sự bảo trợ của Chính phủ Thụy Sĩ.
Vụ kiện do công ty luật Quinn Emanuel tại thành phố St. Gallen, miền Đông Thụy Sĩ đệ trình lên tòa án vào ngày 20/4. Khi được nhóm chủ sở hữu trái phiếu Credit Suise thuê đại diện hồi đầu tháng 4 này, công ty luật Quinn Emanuel cho biết khách hàng của họ nắm giữ trái phiếu chiếm tỷ lệ phần trăm “đáng kể” trong tổng giá trị danh nghĩa của trái phiếu Credit Suiise. Theo đó, nhóm khách hàng này đang nắm giữ số trái phiếu trị giá 4,5 tỷ USD trên tổng số 17 tỷ USD trái phiếu cấp 1 bổ sung (AT1) của ngân hàng này.
AT1 là một loại trái phiếu ngân hàng ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, để tăng vùng đệm an toàn cho các ngân hàng, đồng thời giải quyết rủi ro khi các ngân hàng có thể cần sự hỗ trợ của chính phủ nếu khủng hoảng xảy ra.
Cơ quan quản lý Thụy Sĩ phê duyệt việc UBS tiếp quản Credit Suisse
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA) đã phê duyệt việc UBS tiếp quản Credit Suisse để tiếp tục tất cả các hoạt động kinh doanh của cả hai ngân hàng mà không bị hạn chế hoặc gián đoạn.
Một chi nhánh ngân hàng Credit Suisse tại Lucerne, Thụy Sĩ, ngày 13/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN
FINMA tin rằng giải pháp tiếp quản và các biện pháp được thực hiện giúp đảm bảo sự ổn định cho khách hàng của ngân hàng và cho trung tâm tài chính sau khi Credit Suisse trải qua cuộc khủng hoảng niềm tin.
Trước khi rơi vào cuộc khủng hoảng lần này, Credit Suisse đã bị coi là mắt xích yếu trong chuỗi ngân hàng châu Âu khi ngân hàng này vướng vào một loạt vụ bê bối bắt đầu từ năm 2021 gây ra sự khó khăn về tài chính và giảm sút về uy tín.
Sau 167 năm tồn tại độc lập, Credit Suisse đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ và bị ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ là UBS tiếp quản trong cuộc giải cứu khẩn cấp do Chính phủ Thụy Sĩ làm trung gian. Thỏa thuận này là vụ siêu sáp nhập đầu tiên của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Credit Suisse nằm trong số 30 tổ chức tài chính được coi là ngân hàng quan trọng trong hệ thống toàn cầu và giới chức lo lắng về hậu quả nếu ngân hàng sụp đổ. UBS lớn hơn nhưng Credit Suisse có ảnh hưởng đáng kể, với tài sản trị giá 1.400 tỷ USD được quản lý. UBS có các chi nhánh giao dịch quan trọng trên khắp thế giới, phục vụ giới thượng lưu thông qua hoạt động kinh doanh quản lý tài sản và là cố vấn cho các thương vụ mua bán và sáp nhập lớn.
Cuộc khủng hoảng tại Credit Suisse được cho là đòn giáng mạnh vào Thụy Sĩ - đất nước nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng với 243 ngân hàng và 24 chi nhánh ngân hàng quốc tế. Sự ổn định và giàu có của Thụy Sĩ chủ yếu phụ thuộc vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng vốn được coi là chặt chẽ và an toàn nhất thế giới.
Tiết lộ kế hoạch bí mật giải cứu ngân hàng Credit Suisse Không hề bất ngờ như cuộc họp báo thông báo USB mua lại Credit Suisse gây chấn động toàn cầu, giới tinh hoa chính trị của Thụy Sĩ đã bí mật chuẩn bị cho động thái này trong vài ngày trước đó. Một chi nhánh ngân hàng Credit Suisse tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 16/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng tin Reuters, trong khi...