Chú rùa có chỏm tóc xanh lạ và sự thật đau lòng phía sau
Rùa sông Mary quý hiếm sở hữu “ mái tóc” xanh lá độc đáo là một trong số những loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Trong quá khứ, tổ tiên của chúng từng bị con người bắt về làm thú nuôi.
Hình ảnh chú rùa có chỏm tóc xanh kỳ lạ từng gây thích thú cho những người yêu động vật trên toàn thế giới khi xuất hiện trên các trang báo lớn.
Đây là loài rùa Mary (Elusor macrurus) được đặt tên theo con sông cùng tên ở Queensland, Australia, cũng là nơi duy nhất tìm thấy chúng trên Trái đất.
Thực chất, những chỏm màu xanh trên đầu không phải là tóc của chúng mà là rêu lâu ngày bám vào. Tuy vậy, tạo nên đặc điểm nhận dạng vô cùng khác biệt cho loài rùa này.
Ngoài những chỏm xanh bám trên đầu và người, rùa sông Mary còn có những đặc điểm dễ nhận biết như những cái râu thịt ngắn dưới cằm hay lỗ mũi to.
Rùa sông Mary khi trưởng thành có thể dài khoảng 40cm, và một điều kỳ lạ là có thể thở qua bộ phận sinh dục.
Cơ quan giống mang bên trong lỗ huyệt, bộ phận dùng để bài tiết và giao phối ở bò sát, cho phép rùa sông Mary ở dưới nước trong thời gian lên tới ba ngày.
Tuy nhiên, chúng không thể trốn khỏi các nhà sưu tập thú cảnh bởi bản tính hiền lành. Tổ của chúng thường bị lùng sục vào thập niên 1960 và 1970 để nuôi làm thú cưng.
Những con rùa “tóc xanh” bị bắt khỏi môi trường thiên nhiên và bán vào các của hàng thú nuôi. Chính điều này đã góp phần lớn vào việc đẩy loài rùa này tới nguy cơ tuyệt chủng.
Rùa sông Mary quý hiếm hiện đứng thứ 29 trong danh sách 100 loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, được Hiệp hội Động vật học London (ZSL) thống kê.
Đến nay, ước tính chỉ còn hơn 100 con rùa này còn tồn tại trên thế giới.
Theo trang web EDGE, những con rùa này có thể đã sống cùng thời với các loài động vật vào khoảng 40 triệu năm trước. Bởi vậy, không đơn thuần là một loài động vật hiếm, rùa Mary “đại diện cho một phần không thể thay thế của di sản thiên nhiên thế giới”.
“Bò sát ít được chú ý bảo tồn hơn so với chim và động vật có vú. Tuy nhiên, danh sách bò sát nguy cấp chỉ ra những sinh vật này thực sự độc đáo, thú vị và dễ tổn thương tới mức nào”, Rikki Gumbs, điều phối viên của ZSL, cho biết.
Cận cảnh rùa sông Mary quý hiểm. Nguồn: Youtube
Rụng sạch hàm răng, cá sấu dìm chết thiếu nữ nhưng không thể ăn thịt
Thiếu nữ 17 tuổi bị một con cá sấu kéo xuống nước dìm chết, song con quái vật già cỗi lại không thể ăn thịt cô gái vì nó đã chẳng còn cây răng nào.
Vụ việc đau lòng xảy ra vào ngày 10/5, khi nạn nhân Devi Binti Sulaiman đang cùng bạn bè đắm mình trong làn nước mát dưới sông Sebamban ở Nam Kalimantan, Indonesia để xoa dịu cái nóng 34 độ C. Đột nhiên, một con cá sấu dài 5 m bỗng lao vút lên từ dưới lòng sông, ngoạm chặt lấy cánh tay Devi rồi lôi cô bé xuống nước trước sự tuyệt vọng và hoảng hốt của nhóm bạn.
Nạn nhân Devi Binti Sulaiman.
Các cô gái run rẩy trèo lên bờ tìm người ứng cứu. Nhận được tin dữ, hàng trăm dân làng đã tập trung quanh bờ sông để tìm nạn nhân suốt 5 tiếng liền. Đau lòng thay, khi được tìm thấy ở đoạn sông cách nơi bị tấn công chừng 100 m, thiếu nữ 17 tuổi chỉ còn là cái xác không hồn. Dân làng quá đỗi ngạc nhiên khi phát hiện thi thể của Devi trôi nổi trên mặt nước mà không có dấu vết bị cắn xé, trái ngược với thảm kịch thường thấy của các nạn nhân trong miệng cá sấu.
Con cá sấu "lọt lưới" dân làng.
Mãi đến ngày 15/5, khi họ bắt được "kẻ gây án" nhờ dùng gà làm mồi nhử, cả làng mới vỡ lẽ đầu đuôi sự việc. Con cá sấu hung hãn không có cách nào xé xác con mồi trong miệng vì hàm răng của nó đã trống không, chẳng biết là vì tuổi già hay bệnh tật. Hung thủ cướp đi mạng sống của thiếu nữ 17 tuổi bị trói gô kéo lên bờ trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân trong khu vực.
Kẻ săn mồi không thể ăn thịt cô gái trẻ vì đã rụng hết răng.
Cảnh sát trưởng địa phương, ông Adjutant Apri cho biết: "Không có gì lạ khi cơ thể nạn nhân còn nguyên vẹn, bởi con cá sấu tấn công cô bé đã bị rụng sạch răng". Eryanto Rais, người đứng đầu Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Tanah Bumbu, phát biểu: "Khi được tìm thấy, tình trạng của nạn nhân rất nguy kịch. Mũi, miệng và tay của cô bé toàn là máu. Cảnh sát đã gấp rút đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, nhưng cô bé vẫn không qua khỏi".
Devi bị tấn công tại sông Sebamban ở Nam Kalimantan, Indonesia.
Nikmat Hakim Pasaribu, Trưởng phòng Bảo tồn Khu vực III thuộc Cơ quan Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên Nam Kalimantan, cho biết hiện con cá sấu đã được chuyển giao cho Viện Bảo tồn Jhonlin, cơ sở chuyên chăm sóc cá sấu ở Tanah Bumbu.
Hé lộ về người phụ nữ được Guiness ghi nhận sở hữu IQ cao nhất thế giới Nữ tác giả người Mỹ Marilyn vos Savant nổi tiếng là người sở hữu IQ cao nhất thế giới theo ghi nhận của Sách Kỷ lục Guiness. Marilyn vos Savant được ghi nhận là người có IQ cao nhất thế giới. Marilyn vos Savant sinh năm 1946 tại thành phố St. Louis, bang Missouri, Mỹ. Bà mang họ Savant vì gia đình có...