Chú rể bị trói chặt vào cột điện và bị ném đủ thứ lên người đúng ngày cưới, lý do đằng sau khiến nhiều người ngán ngẩm
Thậm chí chú rể trong câu chuyện này cũng không hề có hành động phản kháng. Vì sao lại như vậy?
Cách đây không lâu, mạng xã hội Trung Quốc đã liên tục lan truyền những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc chú rể bị trói vào cột ngay trong ngày kết hôn trọng đại của mình.
Theo đó, chú rể trong những tấm hình này đã bị vài người bạn thân tham gia lễ cưới của anh dùng băng dính rồi trói chặt vào cột điện. Hành động của họ giống như thể sợ tân lang sẽ bỏ chạy trong ngày cưới vậy.
Hóa ra, việc làm có phần lạ lùng nói trên lại là tục lệ cưới xin của địa phương này.
Thế nhưng màn trói nghiến tân lang vào cột ấy mới chỉ là phần đầu của tập tục mà thôi.
Ảnh: Nguồn Sina.
Sau đó, những người bạn của chú rể còn đi lấy nước tương, giấm, trứng gà… để ném và hất thẳng vào anh. Kết quả là chỉ một lát sau, bộ quần áo mới trên người anh chàng này đã trở nên loang lổ.
Không dừng lại ở đó, một người trong số họ thậm chí còn dùng kéo để… cắt quần của chú rể. Tiếp đó, người này lại đổ hỗn hợp trộn giữa ớt, dầu mè và đậu phụ thối vào trong quần của tân lang thông qua vết cắt ban nãy.
Chứng kiến cảnh tượng nói trên, những người xung quanh không những không ngăn cản mà còn tỏ ra vui vẻ. Trong khi đó, chú rể cũng chỉ biết cười khổ mà thôi.
Thiết nghĩ, dù là tập tục nhưng vào ngày vui của chú rể, liệu có cần thiết phải làm ra những hành động quá đà như thế này không? Bạn nghĩ sao về tập tục này?
Những hôn lễ đặc biệt mùa dịch: Tổ chức online, không thiếu nghi lễ nào, chỉ lo... rớt mạng
'Covid-19 có thể làm mọi thứ bị đình trệ... nhưng hạnh phúc thì không thể trì hoãn'.
Khi tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam, không ít đám cưới đã phải hoãn lại. Nhưng vẫn có nhiều cặp đôi tổ chức đám cưới đúng ngày, chỉ là theo cách khác: tổ chức online.
Video đang HOT
Cùng điểm lại một số đám cưới online đặc biệt trong mùa dịch này.
24 giờ chuẩn bị đám cưới online trong khu phong tỏa
Chú rể Trần Văn Quan và cô dâu Phạm Trương Khánh Thi vừa có hôn lễ đặc biệt nhất cuộc đời mà có lẽ họ chưa bao giờ tưởng tượng nổi. Cặp đôi đã làm lễ dạm ngõ và thủ tục đăng ký kết hôn của họ đã làm từ tháng 5, đám cưới và tiệc đãi khách dự định tổ chức ngày 17/7 với khoảng 200 khách mời.
Nhưng gần đến ngày cưới thì dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM, kèm theo đó là các chỉ thị giãn cách rồi phong tỏa. Thấy tình hình ngày càng phức tạp, họ có ý định hoãn tiệc cưới để chờ hết dịch, nhưng sức khỏe bà nội chú rể ngày một yếu, nếu hoãn cũng không biết đến bao giờ nên cả hai vẫn quyết định tổ chức đúng ngày.
Vậy là một đám cưới giữa mùa dịch được tổ chức, mọi công tác chuẩn bị, trang trí nhà cửa, trang điểm cô dâu đều do Văn Quan và Khánh Thi cùng nhau cố gắng. Đám cưới không có hoa cưới vì không còn nơi nào bán. Thiệp chỉ được tạo sẵn trên phần mềm rồi gửi email thông báo tới từng người tham dự online vào ngày hôm sau.
Thiệp cưới online của Văn Quan và Khánh Thi (Ảnh: NVCC/VnExpress)
Đúng ngày cưới, cô dâu mặc áo dài, tự trang điểm, làm tóc, đeo mấn. Chú rể mặc comple ngay ngắn, được giao nhiệm vụ lo khâu kỹ thuật để kết nối với người thân hai họ ở những nơi khác nhau.
Tại "lễ đường", người khách duy nhất được dự là cô bạn ở chung tầng với cô dâu. Cô đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ từ chủ trì đám cưới - nhiếp ảnh gia chụp hình cô dâu chú rể và kêm cả kỹ thuật, tắt mở mic dựa theo tình huống phát sinh.
Gần 20 khách mời bao gồm người nhà và bạn bè - thông qua nền tảng trực tuyến - cùng chứng kiến đôi trẻ vái lạy tổ tiên hai bên và trao nhẫn cho nhau. Mọi người đều ăn mặc lịch thiệp, gửi những lời chúc phúc và hẹn trao quà cưới sau khi dịch bệnh kết thúc.
'Điều quan trọng nhất là chúng tôi đã về chung một nhà và biết cố gắng nhiều hơn cho tương lai. Đám cưới dù lớn hay nhỏ thì cùng chung ý nghĩa là hạnh phúc' , cô dâu Khánh Thi chia sẻ trên VnExpress.
Đám cưới thiếu cô dâu, chú rể ở Thanh Hóa
Từng phải hoãn cưới một lần vì dịch bệnh nên lần này cặp đôi Hữu Dũng - Thu Hà quyết định vẫn tổ chức nhưng theo hình thức online để về chung 1 nhà.
Theo kế hoạch, cặp đôi sẽ từ Đồng Tháp về Thanh Hóa để chuẩn bị cho ngày trọng đại. Thế nhưng một tuần trước ngày cưới 15/6, Dũng và Hà thông báo cho gia đình không thể về quê.
'Thật ra, chúng mình về Thanh Hóa vẫn có thể tổ chức đám cưới vì ở địa phương khi đó đã thiết lập trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, cả hai sợ đi máy bay không an toàn trong thời điểm dịch bệnh nên lựa chọn phương án tổ chức đám cưới online. Dù quyết định đột ngột, bọn mình vẫn nhận được sự ủng hộ của gia đình ', cô dâu chia sẻ trên Zing.
Hữu Dũng - Thu Hà tổ chức lễ cưới online trong khi ở quê, bố mẹ hai bên vẫn tổ chức lễ cưới như bình thường. (Ảnh: NVCC/Zing)
Dù vậy, tại quê nhà, bố mẹ hai bên vẫn bắc rạp, sắm lễ, mọi nghi thức thực hiện đầy đủ, tuân thủ quy định về phòng chống dịch chỉ thiếu hai nhân vật chính.
Thu Hà tâm sự ngay cả trong mơ cô cũng không nghĩ đám cưới của mình diễn ra như vậy. Ban đầu, cô khá buồn nhưng dần hiểu được hoàn cảnh nên cũng vui vì nhận được nhiều lời chúc phúc của người thân, bạn bè.
Đám cưới online từ 3 đầu cầu cầu Bắc - Trung - Nam
Cuối tháng 7 vừa qua, trong căn phòng chung cư tại TP.HCM diễn ra lễ cưới đặc biệt của Hoàng Lĩnh (quê Bình Thuận) và Mai Ly (quê Nghệ An). Làm lễ đính hôn từ tháng 4, cặp đôi dự định sẽ tổ chức đám cưới vào ngày 31/7 nhưng vì dịch nên đành tạm hoãn.
Được sự đồng ý của gia đình hai bên, cặp đôi quyết định tổ chức lễ cưới online với sự chung vui của bố mẹ, người thân và bạn bè thân thiết.
Mai Ly và Hoàng Dũng vừa có lễ cưới online cuối tháng 7 vừa qua (Ảnh: VTC News)
Dù điều kiện chuẩn bị đám cưới không được thuận lợi, cặp đôi vẫn cố gắng để buổi lễ được tươm tất. Lĩnh và Ly thức trắng đêm trang trí, tự làm bánh cưới, 'săn hàng' suốt mấy ngày để mua được hoa quả, bánh trái và nhang đèn.
Lễ cưới diễn ra trong 2 tiếng, bắt đầu lúc 9h với 26 'điểm cầu' từ 3 miền Bắc - Trung - Nam. 30 người tham gia lễ cưới qua Facebook Messenger, vợ chồng trẻ kết nối từ TP.HCM, nhà trai kết nối từ Bình Thuận và nhà gái kết nối từ tỉnh Nghệ An.
'Người thân, bạn bè và gia đình dự đám cưới của chúng tôi qua màn hình máy tính, điện thoại, nhưng ai cũng vui' , cô dâu xúc động nói với VTC News.
Người thân từ ba miền Bắc - Trung - Nam tham dự đám cưới online của vợ chồng trẻ. Ảnh VTC News
Đám cưới không khách mời của nữ điều dưỡng trẻ
Lên kế hoạch cho một đám cưới chỉn chu từ 2 tháng trước, thế mà gần ngày tổ chức, dịch bất ngờ bùng phát tại TP.HCM, vậy là cặp đôi Hoàng Nguyên - Thủy Trang đành thay đổi kế hoạch.
Cô dâu Thủy Trang, điều dưỡng viên phòng mổ của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tại Quận 5 chia sẻ trên VnExpress: 'Tôi làm việc trong bệnh viện, xung quanh là những bệnh nhân và nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm Covid-19. Vì vậy, tôi muốn giảm thiểu việc tụ tập đông người để tránh dịch bệnh'.
Ban đầu, cả hai định hoãn đám cưới nhưng nghĩ, kể cả hoãn cũng không biết khi nào đám cưới mới có thể diễn ra. Hai vợ chồng quyết định tổ chức đúng ngày cho dù Bình Chánh - nơi cô dâu chú rể đang sống - bị phong tỏa, ba mẹ chú rể công tác ở Đắk Nông vì vướng dịch cũng không thể lên Sài Gòn. Họ chuẩn bị sẵn nhẫn và áo dài rồi mời người thân hai bên gia đình dự đám cưới trực tuyến.
Đám cưới được diễn ra ngày 5/6 với sự chứng kiến của một người duy nhất là em chồng Minh Thư - người được hai họ ủy thác phụ giúp anh chị trong ngày trọng đại.
Lễ cưới của nữ điều dưỡng trẻ chỉ có 1 khách mời duy nhất là em chồng. (Ảnh: NVCC/VnExpress)
Trước ngày cưới, ba người cùng dọn dẹp và trang trí nhà cửa, làm bánh mứt. Họ tự tạo phông cưới bằng cách đặt cắt chữ rồi tự dán lên tường. Sau năm tiếng loay hoay, chữ song hỉ, tên tuổi cô dâu chú rể, ngày tháng hôn lễ được dán ngay ngắn. Có điều, tường nhà bị bong tróc vài mảng sơn vì cả ba "thợ" đều chưa quen tay.
Chú rể còn tạo bất ngờ khi trang trí phòng tân hôn, cầu thang, phòng khách với rất nhiều bóng bay. Màn rước dâu từ tầng trên xuống tầng dưới diễn ra trong 5 phút. Toàn bộ lễ cưới được cô em chồng phát trực tiếp để hai bên nội ngoại chứng kiến và chúc mừng. Tất cả đều rất khác biệt với những gì đôi bạn trẻ hình dung về ngày trọng đại nhất cuộc đời.
Đám cưới kết thúc sau màn trao nhẫn và trò chuyện với gia đình hai bên qua màn hình điện thoại. Hôm đó, hai vợ chồng dành một ngày trọn vẹn bên nhau. Họ thổi bóng thật to rồi chọc cho nổ giả làm tiếng pháo, chơi với chú cún và chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Ngày hôm sau, Trang tiếp tục quay lại bệnh viện với công việc, còn Nguyên bận bịu với công việc lập trình của mình.
Trang và Nguyên vẫn mong chờ đợt bùng phát dịch thứ 4 này nhanh được khống chế để an tâm về ra mắt gia đình hai bên, khi cả hai đã có thân phận mới.
Lính cứu hỏa chụp ảnh cưới với bạn gái, hành động của đồng đội khiến dân mạng cười nắc nẻ Nhằm ghi lại khoảnh khắc lãng mạn cho ảnh cưới, chú rể đã nhờ đồng đội hỗ trợ. Ngày 22/8 vừa qua, một dân mạng đến từ Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh một cặp đôi chụp ảnh cưới 'ướt như chuột lội' chỉ vì hành động sơ suất của đồng đội. Theo tìm...