Chủ quyền luôn là vấn đề thiêng liêng
Ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Bình Minh đã có cuộc trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội.
- Chúc mừng ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng. Chương trình hành động của ông ra sao trên cương vị mới?
- Đây là trách nhiệm rất lớn, cũng là vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quốc hội tin cậy giao cho để giúp Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo công tác đối ngoại cũng như hợp tác quốc tế của Việt Nam. Làm công tác đối ngoại là triển khai đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XI, tích cực phát triển, xây dựng các khuôn khổ quan hệ của Việt Nam với các nước, đưa các mối quan hệ vào chiều sâu, hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung, duy trì ổn định, hòa bình để phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Đây là những chương trình lớn nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng. Công việc trong thời gian tới chắc chắn nhiều, đòi hỏi cao để đẩy mạnh vai trò, vị thế của chúng ta trên trường quốc tế, cũng như đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội.
- Vậy những năm tiếp theo, chúng ta xác định chiến lược phát triển xây dựng quan hệ ngoại giao như thế nào, nhất là với các nước trong ASEAN?
Video đang HOT
- Từ năm 2011 trở lại đây, chúng ta đã thực hiện chiến lược đưa Việt Nam tới các nước trên thế giới, đặc biệt các nước lớn, có vị thế quan trọng, cần đi vào xây dựng khuôn khổ chiến lược đối tác toàn diện. Đến năm 2013, chúng ta đã xây dựng được 14 đối tác chiến lược. Có thể nói, chúng ta đã xây dựng khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện với tất cả các nước lớn trên thế giới. Điều đó thể hiện vai trò vị thế của chúng ta và chứng tỏ chính sách làm bạn với tất cả các nước đang được triển khai một cách có hiệu quả. Thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng khuôn khổ quan hệ với các nước quan trọng, các nước có vị thế trên thế giới. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng được các mối quan hệ rất tốt trong cộng đồng ASEAN. Đồng thời, có quan hệ đặc biệt với Lào, xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với Campuchia và vừa qua đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Thời gian tới, có thể nói, Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có xây dựng đối tác chiến lược với các nước thành viên trong cộng đồng ASEAN. Chúng ta sẽ tiếp tục định hình khuôn khổ quan hệ với các nước ASEAN.
Với các nước trên thế giới, chúng ta cũng đang xây dựng quan hệ đối tác toàn diện với không chỉ các nước lớn mà những nước có vai trò quan trọng ở các khu vực khác như châu Mỹ, châu Phi…
- Làm việc ở cương vị Phó Thủ tướng sẽ khác gì với vị trí một Bộ trưởng?
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng như các Bộ trưởng – thành viên Chính phủ – là người lãnh đạo một lĩnh vực, bộ ngành. Còn với cương vị Phó Thủ tướng – Bộ trưởng vừa được Quốc hội phê chuẩn là giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Như thế, phạm vi không chỉ nằm trong Bộ Ngoại giao mà là công tác của Nhà nước, Chính phủ vì chúng ta đã hội nhập toàn diện, chủ động chứ không chỉ trong một đơn vị, lĩnh vực.
- Ở trọng trách mới, ông xác định thế nào về bảo vệ chủ quyền?
- Chủ quyền luôn là vấn đề thiêng liêng của đất nước. Bảo vệ chủ quyền là một trong những mục tiêu của công tác đối ngoại của chúng ta. Ngoại giao phải đóng góp vào vấn đề bảo vệ chủ quyền, đó là duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên thế giới, để đảm bảo chủ quyền được trọn vẹn.
Trên Biển Đông, chúng ta có chủ quyền và quyền chủ quyền. Ngoại giao làm sao để duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Thực tế, công tác đối ngoại đã có đóng góp lớn để duy trì chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông. Hiện nay, ở khu vực Biển Đông, chúng ta đang cùng các nước ASEAN thực hiện các tuyên bố DOC và cùng Trung Quốc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC. Tất cả nhằm duy trì sự ổn định ở Biển Đông cũng như bảo vệ quyền chủ quyền của chúng ta với thềm lục địa.
Ngọc Khánh
Theo ANTD
Kiểm toán nhà nước cần hoạt động độc lập
Một trong những điểm mới và nhận được sự đồng tình cao từ các ĐBQH trong phiên thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992 cuối tuần qua chính là sự cần thiết có các chế định độc lập, đặc biệt là Kiểm toán nhà nước (KTNN).
TS. Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
- PV: Theo ông, vai trò và hiệu quả hoạt động của KTNN thời gian qua có đáp ứng được mong đợi?
- TS. Vũ Viết Ngoạn: Được thành lập chưa lâu nhưng hoạt động của KTNN thời gian qua có thể đánh giá là tương đối tốt trên cả 2 phương diện. Thứ nhất đã thẩm tra việc sử dụng Ngân sách nhà nước, báo cáo tại Quốc hội, giúp cho các cơ quan của Quốc hội trong việc thẩm tra, đánh giá kết quả sử dụng ngân sách. Thứ hai, KTNN đã làm tốt vai trò trực tiếp kiểm toán các cơ quan, đơn vị đặc biệt là các Tổng Công ty, các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước, hạn chế thất thoát ngân sách.
Tuy nhiên, trước thực trạng những sai phạm, khiếm khuyết, thất thoát ngân sách nhà nước còn rất nhiều thì việc nâng cao chất lượng kiểm toán là rất cần thiết. Đặc biệt thông qua kết quả kiểm toán, KTNN cần chú trọng đến việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp để thay đổi khuôn khổ các chính sách, pháp luật cho phù hợp.
- Nhiều ĐBQH kiến nghị cần xem KTNN là một chế định độc lập, do Quốc hội thành lập và chỉ hoạt động theo pháp luật. Quan điểm của ông về vấn đề này.
- Tôi rất tán thành với quan điểm này. Theo tôi, cần xem KTNN là một chế định độc lập đủ chức năng, quyền hạn để giúp Quốc hội và người dân giám sát tài chính quốc gia. Chỉ có một cơ quan kiểm toán độc lập mới có thể đi sâu, đi sát và đánh giá một cách khách quan hiệu quả của việc sử dụng ngân sách. Ở hầu hết các quốc gia, ngân sách đều do Quốc hội quyết định phân bổ, Chính phủ là cơ quan hành pháp thực thi việc chi tiêu. Do đó, để đảm bảo tính khách quan nhất giữa cơ quan hành pháp và lập pháp thì đòi hỏi phải có một chế định độc lập hoàn toàn, chỉ hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào.
- Vậy người đứng đầu cơ quan đó, tức Tổng kiểm toán nhà nước, theo ông cần được bầu và hoạt động theo mô hình nào?
- Hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình. Ở nước ta, theo tôi, trong một giới hạn nhất định có thể chấp nhận được mô hình Thủ tướng giới thiệu và Quốc hội phê chuẩn chức danh Tổng KTNN. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan chúng ta phải xem xét yếu tố Quốc hội lựa chọn giới thiệu và Chủ tịch nước là người phê chuẩn chức danh này.
- Cảm ơn ông!
Theo ANTD
Giới thiệu ông Nguyễn Văn Nên làm Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Sáng nay 13.11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) đối với ông Nguyễn Văn Nên, hiện đang là Phó ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh minh họa Trước khi Thủ tướng đọc Tờ trình, Trưởng ban Kiểm phiếu Nguyễn Quốc Cường đã...