Chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa trong mắt trẻ thơ
Sáng 31.5, tại Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP.Đà Nẵng, Hội đồng đội TP.Đà Nẵng tổ chức Ngày hội thiếu nhi Đà Nẵng chào hè 2014 và tuyên dương Liên đội xuất sắc “Nghìn việc tốt” với nhiều hoạt động hướng về Hoàng Sa và Trường Sa.
Hàng ngàn học sinh tham gia Ngày hội chào hè 2014 tại Nhà thiếu nhi Đà Nẵng
Đây là hoạt động nhằm tạo sân chơi bổ ích cho học sinh Đà Nẵng dịp hè. Bên cạnh các phần thi trống Đội, nghi thức Đội, nét đẹp đội viên, múa tập thể, giọng hát măng non và nhịp điệu tuổi thơ, còn có các trò chơi tập thể, giao lưu học sinh các trường.
Đặc biệt, ngày hội có phần thi thiết kế mô hình chủ đề “Hoàng Sa – Trường Sa trong trái tim chúng em”, theo đó mỗi quận huyện cử 1 đội 10 học sinh có năng khiếu tham gia thiết kế mô hình này từ giấy, vải, vỏ hộp, bút màu, bút sáp.
Mô hình tàu cảnh sát biển của học sinh THCS Nguyễn Huệ
Ngoài ra, hội thi vẽ tranh “Em yêu thành phố quê em” cũng đã chọn ra các tác phẩm xuất sắc, trong đó có nhiều tác phẩm hướng về biển Đông.
Các hoạt động này nhằm trang bị kiến thức về chủ quyền biển đảo nước ta cho trẻ em, học sinh TP.Đà Nẵng.
Mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa của trường tiểu học Lý Công Uẩn
Video đang HOT
Bản đồ Việt Nam gấp bằng giấy thể hiện chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của học sinh Trường tiểu học Ngô Quyền
Bức tranh Tuần tra biển của em Phan Ngọc Diệp, lớp 6/8 THCS Nguyễn Lương Bằng
Các bức tranh thể hiện góc nhìn của học sinh Đà Nẵng về chủ quyền nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa
Ước mơ du lịch Hoàng Sa của các em nhỏ
Khát vọng bám biển nơi Hoàng Sa và Trường Sa
Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Sa
Bức tranh thể hiện ý chí của nữ chiến sĩ hải quân: mặc dù bàn thờ cha còn nghi ngút hương vẫn xin mẹ lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Theo Thanh Niên
Âu tàu Song Tử Tây điểm tựa của ngư dân
Âu tàu Song Tử Tây thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa được ngư dân xem như là "ngôi nhà chung" giữa trùng khơi, bởi khi cần họ có thể đưa tàu vào tránh trú bão, sửa chữa, tiếp dầu, nước ngọt, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe. Chừng đó cũng đủ làm cho ngư dân yên lòng bám biển dài ngày khai thác hải sản, góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chỗ dựa tin cậy về cứu hộ, cứu nạn
Tàu cá của ngư dân vào âu tàu Song Tử Tây được hưởng các dịch vụ như: cung ứng nhiên liệu, lương thực, thực phẩm theo giá quy định của Nhà nước như trong đất liền; ngư dân được chăm sóc y tế, cung cấp nước ngọt, sửa chữa tàu, thuyền miễn phí; cứu hộ, cứu nạn khi tàu gặp sự cố...
Ngọn hải đăng trên đảo Song Tử Tây nhìn từ biển vào.
Đã 30 năm đi biển nhưng ông Huỳnh Văn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa chưa bao giờ gặp phải tình huống nào nguy hiểm như "cuộc chạy trốn" siêu bão Haiyan vào Biển Đông hồi tháng 11/2013. Còn nhớ, khi bão Haiyan áp sát vùng biển quanh đảo Song Tử Tây, tàu của ông Thành mới kịp về đến gần âu tàu ở đảo này.
Tại đây, những con sóng biển cao vài mét cứ dồn dập đánh vào mạn khiến con tàu của ông Thành nghiêng ngả, thân tàu có thể bị vỡ toang ra bất cứ lúc nào. "Trước tình thế nguy cấp, chỉ huy đảo Song Tử Tây đã huy động chiến sĩ ra trợ giúp ông. Không quản nguy hiểm, các chiến sĩ vượt sóng to gió lớn, bình tĩnh cùng hợp sức lai dắt tàu vào âu tàu rồi chằng néo an toàn. Nhờ vậy mà tôi tránh được thiệt hại về người và của do bão Haiyan gây ra"- ông Huỳnh Văn Thành nhớ lại.
Tàu của ông Thành chỉ là một trong số hàng chục con tàu được cứu hộ, cứu nạn trong cơn bão Haiyan nhờ âu tàu Song Tử Tây. Trong thời gian bão Haiyan đi vào quần đảo Trường Sa, chiến sĩ đảo Song Tử Tây đã tổ chức cứu hộ, cứu nạn, lai dắt 64 tàu cá với 736 ngư dân vào âu tàu tránh trú an toàn.
Ngay từ khi đi vào hoạt động năm 2009, âu tàu Song Tử Tây đã tiếp nhận, sửa chữa tàu, cung cấp nước ngọt miễn phí... cho ngư dân bám biển. Nếu như năm đầu tiên âu tàu này chỉ đón 54 lượt tàu cá của ngư dân, thì đến năm 2011 đã đón 154 lượt và năm 2012 là 448 lượt. Từ năm 2013 đến nay, lực lượng túc trực ở âu tàu đã hướng dẫn cho 600 tàu cá ra, vào an toàn; sửa chữa miễn phí 33 tàu; cấp nước ngọt cho 185 tàu với 419 m3 nước; bán hơn 101.000 lít dầu diezen, 170 lít dầu, hàng trăm kg gạo với giá như trong đất liền cho ngư dân.
Thượng tá Nguyễn Mạnh Cường, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, cho biết: "Âu tàu tại đảo thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho ngư dân bám biển khai thác hải sản xa bờ dài ngày hiệu quả hơn, góp phần quan trọng khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Việc chiến sĩ trên đảo luôn dồn sức giúp ngư dân là minh chứng cụ thể nhất về sự mẫu mực trong tình đoàn kết quân dân".
Tận tụy chăm sóc sức khỏe cho ngư dân
Bệnh xá Song Tử Tây cho biết, nhiệm vụ cấp cứu, điều trị cho ngư dân khi vào âu tàu luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu. Hiện nay, bệnh xá đã được trang bị một số máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại; đội ngũ y, bác sĩ đủ "tâm, tài" để chăm sóc sức khỏe và cấp cứu thành công ca bệnh nặng ngay tại đảo.
Anh Phạm Ngọc Phú, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận là một trong số hàng chục ngư dân được Bệnh xá Song Tử Tây cấp cứu kịp thời, giành lại sự sống. Chuyện là khi đang đánh bắt hải sản cách đảo Song Tử Tây khoảng 25 hải lý, anh Phú bị nhiễm độc nặng từ một loài cá khiến tính mạng nguy kịch. Nhận được tín hiệu cần trợ giúp từ tàu cá chở anh Phú giữa đêm khuya, khi biển đang có sóng to gió lớn, nhưng các chiến sĩ túc trực ở âu tàu Song Tử Tây lập tức tổ chức đưa nạn nhân vào đảo cấp cứu. "Khi tỉnh dậy, tôi đã được các thuyền viên kể lại, nếu không được bác sĩ cấp cứu ngay trên đường di chuyển vào âu tàu thì tính mạng có thể đã không còn. Tôi càng ấm lòng hơn khi trong quá trình được điều trị bệnh, các bác sĩ luôn tận tình chăm sóc, tạo điều kiện cho ăn, ở miễn phí "- anh Phạm Ngọc Phú tâm sự.
Từ năm 2013 đến nay, âu tàu Song Tử Tây đón trên 400 ngư dân đến khám bệnh, xin cấp thuốc; cấp cứu thành công 29 ngư dân bị tai nạn nặng trên biển. Theo thượng tá Nguyễn Trọng Bình, Chính trị viên đảo Song Tử Tây, chiến sĩ túc trực ở âu tàu luôn làm tốt công tác chuẩn bị nên khi có tình huống khẩn là đáp ứng được ngay. Trường hợp ngoài khả năng, các chiến sĩ trên đảo sẽ phối hợp với các đơn vị chuyển ngư dân vào trong đất liền bằng máy bay trực thăng để cấp cứu.
Thượng tá Nguyễn Trọng Bình, khẳng định: "Khi ngư dân hành nghề trên biển luôn luôn có những người lính hải quân hỗ trợ đảm bảo an toàn về tính mạng tài sản. Việc giúp ngư dân bám biển là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt thời gian công tác đồng thời là lương tâm, là trách nhiệm và tình cảm mà những cán bộ chiến sỹ trên đảo dành cho ngư dân".
Trước lúc đưa con tàu mới được sửa chữa xong rời âu tàu Song Tử Tây để tiếp tục ra khơi khai thác hải sản, ông Huỳnh Văn Thành nắm chặt tay các chiến sĩ kể câu chuyện như thay cho lời hứa quyết tâm bám biển: "Trước khi biết ra khơi bắt con cá, con tôm để mưu sinh, chúng tôi đã được ông cha kể cho nghe về sự kiên cường bám biển của các thế hệ đi trước. Thời của ông cha, tàu chưa đủ lớn để chống chọi với những con sóng lớn; lưới chưa đủ dài và rộng để bắt được con cá to. Thế mà cha ông ta vẫn ngày đêm bám biển. Bây giờ, ngư dân có điều kiện tốt hơn, lại được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, nên "biển có động" thế nào đi nữa, tinh thần ngư dân vẫn không hề nao núng, quyết tâm bám biển đến cùng để giữ vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo Tin Tức
Tập Cận Bình: Sẽ phản ứng nếu có "khiêu khích" ở Biển Đông?! "Phản ứng theo cách cần thiết với hành động khiêu khích của các bên liên quan" trong khi chính Bắc Kinh mới là kẻ gây hấn phải chăng lại là một lời hăm dọa? Ông Tập Cận Bình. Tờ Mizo News của Ấn Độ ngày 30/5 đưa tin, trong buổi tiếp Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm qua Thứ Sáu 30/5 ông Tập...