Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế

Theo dõi VGT trên

Diễn biến trên Biển Đông thời gian gần đây đã trở nên đặc biệt nguy hiểm với những bước leo thang tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế và thực tiễn lịch sử.

Ngày 2/5 vừa qua, với việc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ngang nhiên vào hạ đặt tại vùng biển hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn những thỏa thuận đã đạt được với Việt Nam và khối ASEAN về việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trong tình hình hiện nay, yêu sách của mỗi quốc gia về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như khu vực Biển Đông cần phải dựa trên những bằng chứng lịch sử thuyết phục và phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, lấy luật pháp quốc tế là tiêu chuẩn tối cao để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền.

Tuân thủ luật pháp quốc tế cũng là ứng xử văn minh và có trách nhiệm mà tất cả các quốc gia, đặc biêt là Trung Quốc, một nước có chân trong Hội Đồng bảo an Liên Hợp Quốc, cần phải tôn trọng.

Loạt bài “ Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế”của nhóm phóng viên Lê Phúc, Lê Bình, Thùy Vân và Thu Lan đề cập nội dung này.

Bài 1: Việt Nam- Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa

Một yêu sách chủ quyền đối với các lãnh thổ vô chủ phải bao hàm hai thành tố: ý định, ý chí hành động với tư cách nước có chủ quyền và phải thực hiện thật sự quyền lực đó. Chỉ khi có hai yếu tố này thì việc thụ đắc chủ quyền mới được chấp nhận theo luật pháp quốc tế. Theo đó, việc phát hiện kèm theo sự khẳng định công khai về chủ quyền mới chỉ tạo ra một danh nghĩa sơ khởi. Để hoàn thiện danh nghĩa này, làm cho nó đầy đủ và chắc chắn, phải có sự chiếm hữu thực sự, kèm theo ý định chiếm lấy lãnh thổ một cách rõ ràng. Như vậy, có hai yếu tố xen kẽ: một là yếu tố vật chất: việc phát hiện, sau đó là yếu tố chủ tâm, sự khẳng định công khai về chủ quyền; và sau hết là sự tăng cường yếu tố vật chất.

Trong yếu tố vật chất cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa hiểu biết đơn thuần về lãnh thổchiếm hữu thực sự.

Một lãnh thổ, nhất là đảo hay quần đảo, có thể từ rất lâu, các thủy thủ, ngư dân đã thường xuyên lui tới hay cũng có thể các nhà địa lý đã biết đến vì họ muốn mở rộng việc nghiên cứu tới tất cả khu vực, bất kể thuộc chủ quyền của quốc gia nào. Khi ấy, lãnh thổ này không là đối tượng của “phát hiện” có hiệu lực pháp lý. Chỉ phát hiện thôi thì không bao giờ tạo được cơ sở đảm bảo cho một yêu sách đối với đất vô chủ. Đó chỉ là những hiểu biết đơn thuần về lãnh thổ.

Trong khi đó, nội dung chủ yếu của nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong luật pháp quốc tế bao gồm :

- Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do Nhà nước tiến hành;

- Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ vô chủ hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó. Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp;

- Quôc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó;

- Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.

Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý này (tính đến năm 1884), đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do các bên tranh chấp nêu ra, chắc chắn sẽ có được những nhận xét khách quan và khoa học về quyền thủ đắc lãnh thổ đối với hai quần đảo này.

Trước hết, chúng ta cùng xem xét đến những chứng cứ của phía Trung Quốc:

Trung Quốc đã trích dẫn nhiều dẫn chứng trong các sách địa lý để chứng minh chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua nghiên cứu thấy rằng, đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả trong đó nhưng chúng chỉ dừng lại ở việc ghi chép những hiểu biết của người Trung Quốc đương thời về địa lý, lịch sử, phong tục… ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á và đường hàng hải từ Trung Quốc ra nước ngoài. Vì vậy, các tác phẩm đó chỉ được xem như các tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung các địa điểm chứ không có ý nghĩa pháp lý, nhờ đó, có thể đặt hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Video đang HOT

Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc, 220-265) viết dưới triều Hán Vũ Đế là cuốn sách hướng dẫn hằng hải trong Biển Đông nhưng lại rất không chính xác, không thể căn cứ vào đó để xác minh được quần đảo này hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay đang bị tranh chấp.

Phù Nam truyện của Khang Thái viết cùng thời kỳ này ghi nhận rằng, đã gặp trong Trướng Hải các đảo san hô và khẳng định đây là những mô tả về quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, đoạn trích này rất mơ hồ, thiếu chính xác, không thể căn cứ vào đó để nói rằng đó chính là Trường Sa.

Các tác phẩm khác như Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi (đời Tống, 1178), Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát (đời Tống, 1225), Đảo di chí lược của Vương Đại Uyên (đời Nguyên, 1349), Đông Tây dương khảo của Trương Nhiếp (1618), Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi (1628), Hải quốc văn kiến lục viết ở đời Thanh, Hải Lục của Vương Bính Nam (1820), Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên (1848) và Doanh hoàn chí lược của Bành Ôn Chương (1848),vv… là một tập hợp các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi, các chuyến khảo địa lý, sách hằng hải liên quan tới các nước bên ngoài Trung Quốc.

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế - Hình 1

Ông Nguyễn Đình Đầu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học Việt Nam

Ông Nguyễn Đình Đầu:

Ông Nguyễn Đình Đầu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học Việt Nam cho rằng, thật khó có thể chấp nhận với các tác giả Trung Quốc khi họ rút ra từ đó kết luận, Hoàng Sa, Trường Sa từ lầu đã là lãnh thổ của Trung Quốc: “Bản đồ cổ của Trung Hoa vẽ về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XV ghi rõ địa điểm của Việt Nam là Giao chỉ quốc, nước Giao chỉ và biển thì ghi rõ là Giao chỉ dương, đất liền là Giao chỉ quốc và biển là biển của Giao chỉ. Hàng trăm bản đồ quốc tế khác nhau, tất cả đều rất thống nhất về phương diện công pháp quốc tế, chứng minh rất rõ ràng chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.”

Người Trung Quốc còn đưa ra các dẫn chứng khác để chứng minh chủ quyền lâu đời của mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng phải khẳng định ngay rằng, chúng không thể hiện rõ ràng ý định của nước này về chủ quyền đối với hai quần đảo.

Đó là dưới thời Bắc Tống (thế kỷ thứ X-XII), “hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra đến vùng quần đảo Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)”, xuất phát từ Quảng Đông, qua đó kết luận rằng, “triều đình Bắc Tống đã đặt quần đảo Tây Sa trong phạm vi cai quản của mình”. Khi phân tích kỹ dữ liệu này thấy rằng, đó không phải là cuộc tuần tra mà chỉ là chuyến thăm dò địa lý cho tới tận Ấn Độ Dương, không minh chứng một sự chiếm hữu nào.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn sự kiện đo đạc thiên văn đầu đời Nguyên ở “Nam Hải” để nói rằng, “quần đảo Tây Sa đã nằm trong cương vực Trung Quốc đời Nguyên”.

Theo Nguyên Sử, bộ sử chính thức của nhà Nguyên, việc đo đạc thiên văn đầu đời Nguyên được ghi chép như sau: “Việc đo bóng mặt trời bốn biển ở hai mươi bảy nơi, Phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc”. Ghi chép trong Nguyên Sử thấy rõ, việc đo đạc thiên văn ở hai mươi bảy nơi, trong đó có cả một số nơi ngoài “cương vực Trung Quốc” như Cao Ly nay là Triều Tiên, Thiết Lặc vùng Xi-bia, thuộc Nga và cả Biển Đông, chứ không phải là “đo đạc” “toàn quốc” như văn kiện của Bắc Kinh nói. Mặt khác, nếu coi đó là cơ sở pháp lý cho chủ quyền của Trung Quốc thì điều đó có thể dẫn đến những đòi hỏi của nước này về lãnh thổ tới cả cả Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Nga!

Cuối cùng, người Trung Quốc đưa ra các tài liệu về một cuộc tuần biển được tổ chức trong khoảng các năm 1710-1712 dưới triều nhà Thanh. Ngô Thăng, Phó tướng thủy quân Quảng Đông chỉ huy chuyến đi này. Người Trung Quốc khẳng định đã đi qua vùng biển tương ứng với vùng biển của quần đảo Hoàng Sa và kết luận rằng, vùng biển này “lúc đó do hải quân tỉnh Quang Đông phụ trách tuần tiễu”. Tuy nhiên, nếu dõi theo hành trình này trên bản đồ, dễ dàng nhận xét rằng, đó chỉ là một con đường đi vòng quanh đảo Hải Nam chứ không phải là hành trình tới các biển xa. Đoạn văn viết: “Từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm”. Xin được chú thích rõ các địa danh này: Quỳnh Nhai gần thị trấn Hải Khẩu ngày nay, phía Bắc đảo Hải Nam; Đồng Cổ ở mỏm Đông Bắc đảo Hải Nam; Thất Châu Dương là vùng biển có 7 hòn đảo gọi là Thất Châu nằm ở phía Đông đảo Hải Nam; Tứ Canh Sa là bãi cát ở phía Tây Đảo Hải Nam.

Ông Phạm Hoàng Quân:

Quan trọng hơn, ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc cho rằng, những tài liệu do phía Trung Quốc đưa ra không có tính pháp lý: “Thời xưa, Trung Quốc có những nhà du hành, hằng hải, những thương thuyền, họ đi giao thiệp về chuyện buôn bán thì trong quá trình đi, họ nhìn thấy những vùng đảo, ghi chép thì đó là dạng sách du ký, chứ không phải tài liệu chính thống của chính quyền Trung Quốc. Để xác lập chủ quyền thì những điều được biên chép phải nằm trong trong chính sử hoặc trong sách mà bây giờ mình gọi địa chí, Trung Quốc gọi là phương chí. Đó là những phương tiện được Nhà nước thừa nhận.”

Rõ ràng, Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên kiểm soát thực sự các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vì nó thiếu hẳn các yêu cầu mà luật quốc tế thời đó đòi hỏi.

Các tham vọng của Trung Quốc còn mâu thuẫn bởi chính các nguồn tư liệu của nước này. Theo đó, có nhiều tài liệu địa lý cổ mô tả và nói rõ lãnh thổ của nước này có điểm tận cùng ở phía Nam là đảo Hải Nam. Trong đó, đáng chú ý là cuốn địa chí phủ Quỳnh Châu cũng như cuốn địa chí tỉnh Quảng Đông năm 1731. Điều này cũng được ghi trong Hoàng triều nhất thống Dư địa tổng đồ, phát hành năm 1894. Ngoài ra, quyển sách “Trung Quốc Địa lý học giáo khoa thư”, phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng: “điểm cực Nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu đảo Quỳnh Châu, ở vĩ tuyến 18o13′ Bắc.”

Ông Phạm Hoàng Quân:

Ông Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu độc lập chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc nhấn mạnh: “Từ đời Hán đến đời Thanh đều có những bộ chính sử của triều đại, các mục địa lý chí đó chưa từng biên chép gì về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là điểm để người ta nhận ra rằng, Trung Quốc chưa từng xem nó thuộc về phần đất của họ. Những chỉ dụ của Hoàng Đế hoặc tấu sớ của các quan trong triều cũng thừa nhận đơn vị hành chính nước này đến huyện Nhai, phủ Quỳnh Châu, tức là đảo Hải Nam.”

Qua việc xem xét kỹ các tư liệu do người Trung Quốc đưa ra, bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận: người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác nhưng chúng không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này:

Bà Monique Chemillier Gendreau:

“Trung Quốc đưa ra những giấy tờ cho rằng đã tìm ra các hòn đảo này từ lâu, nhưng về khía cạnh luật pháp, tôi có thể nói rõ, Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào. Mãi về sau này, Trung Quốc mới có yêu sách về chủ quyền đối với các quần đảo. Đối với Hoàng Sa, Trung Quốc có yêu sách về chủ quyền bắt đầu từ năm 1909. Còn đối với Trường Sa là sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong khi đó, Việt Nam có những bằng chứng quan trọng và thuyết phục hơn nhiều xét về khía cạnh luật pháp, với sự quản lý lâu đời và liên tục”- bà Monique Chemillier Gendreau nói.

Các tài liệu của Việt Nam cho thấy, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.

Toàn tập Thiên Nam từ chí lộ đồ thư, được soạn vẽ vào thế kỷ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ vùng Phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam: “giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng”, “Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa Đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hoá vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.

Ông Nguyễn Đình Đầu:

Ông Nguyễn Đình Đầu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học Việt Nam phân tích: “Từ bản đồ Hồng Đức năm 1490, rồi sau này của nhà Nguyễn (1838) cũng vẽ bản đồ trong Đại nam nhất thống toàn đồ cũng chỉ rõ, ở bên cạnh, gần miền Trung, phía trên là quần đảo Hoàng Sa, phía dưới ghi là Vạn Lý Trường Sa.”

Chứng cứ kế tiếp xác lập rõ ràng hơn nữa chủ quyền của Việt Nam là bộ sách Phủ Biên tạp lục, cuốn sách của nhà bác học Lê Quý Đôn viết về lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn (1558-1775). Bộ sách này chép rõ, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức việc khai thác hai quần đảo đó với tư cách một quốc gia làm chủ.

Lê Quý Đôn viết: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền tiểu câu ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến các đảo ấy rồi ở lại đó. Tha hồ kiếm lượm, bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên cùng là kiếm lượm mai đồi mồi, mai hải ba, hải sâm, hột ốc hoa, rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp. Cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc hoa, hải ba, hải sâm, rỗi lĩnh bằng trở về.

Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền tiểu câu ra các xứ Bắc Hải, Cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm hoá vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản”.

GS. Nguyễn Quang Ngọc:

GS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích: “Chúng ta có 1 loại tài liệu về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa mà không có bất cứ một quốc gia nào có. Tài liệu đó là châu bản. Nó là những báo cáo của Bộ Công về việc thực hiện lệnh của nhà vua, đề nghị cho tàu thuyền đi khảo sát, đo đạc ở Hoàng Sa. Nhà vua xem, đồng ý, phê vào đấy. Tức đây là một loại quyết định chính thức của triều đình được nhà vua phê duyệt. Không có nước nào có những tài liệu này đưa ra làm chứng cả, chỉ có chúng ta có. Những tài liệu này là đỉnh cao tuyệt vời khẳng định rõ ràng chủ quyền của chúng ta ở Hoàng Sa, Trường Sa.”

Rõ ràng, Việt Nam không chỉ có sự hiểu biết lâu đời đến hai quần đảo này mà còn chiếm hữu thực sự chúng ít nhất từ thế kỷ XVII, là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền trên các quần đảo này.

Vấn đề đặt ra bây giờ là Việt Nam có quản lý liên tục và hòa bình các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa? Chúng tôi sẽ đề cập nội dung này trong bài viết :Việt Nam quản lý Hoàng Sa, Trường Sa liên tục và hoà bình./.

Lê Phúc-Lê Bình-Thùy Vân-Thu Lan/VOV

Phát hiện 53 lỗi PCCC tại Công ty Pou Yuen

Với những lỗi vi phạm như: Lối thoát nạn; hệ thống điện không an toàn; quản lý nguồn lửa, nhiệt...và trong lúc Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM đang đưa ra kết luận để xử lý thì công ty này chìm trong biển lửa.

Vụ hỏa hoạn kinh hoàng thiêu rụi nhiều tài sản, kho xưởng một số cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp Pou Yuen (thuộc Công ty TNHH Pou Yuen, QL1, phường Tân Tạo, quận Bình Tân-TP.HCM) vào rạng sáng ngày 21/8 đến nay vẫn chưa thống kê con số thiệt hại cụ thể và hiện vẫn đang được CQĐT khẩn trương tiến hành làm rõ.

Phát hiện 53 lỗi PCCC tại Công ty Pou Yuen - Hình 1

Vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại công ty TNHH Pou Yuen xảy ra rạng sáng ngày 21/8.

Tuy nhiên bước đầu xác định nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn kinh hoàng này là do sự cố điện cũng như hơn 50 lỗi vi phạm về quy định an toàn PCCC xảy ra tại cụm công nghiệp Pou Yuen.

Trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Trần Triều Dương, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM cho biết: Trước đó khoảng hơn 3 tháng, ngày 15/5 tại khu vực nhà xưởng trong khuôn viên cụm công nghiệp Pou Yuen cũng đã xảy ra hỏa hoạn lớn kéo dài suốt nhiều giờ. Ngay sau sự cố trên, Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM đã phối hợp với điện lực Bình Phú lập đoàn tổng kiểm tra doanh nghiệp này kéo dài gần nữa tháng (từ ngày 8 đến 21/8).

Phát hiện 53 lỗi PCCC tại Công ty Pou Yuen - Hình 2

Thiếu tướng Trần Triều Dương, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM.

Theo Thiếu tướng Trần Triều Dương, trong quá trình kiểm tra, đoàn công tác đã phát hiện tại 29 cơ sở của cụm công nghiệp Pou Yuen 53 lỗi vi phạm về quy định PCCC, điển hình như các lỗi vi phạm sau: vi phạm hệ thống điện, lối thoát nạn; khoảng cách an toàn về PCCC, ngăn cháy; vi phạm quản lý nguồn lửa, nhiệt; vi phạm về quản lý hệ thống, phương tiện PCCC...

Đặc biệt, đoàn kiểm tra đã phát hiện 19 lỗi vi phạm về lối thoát nạn trong khi tại cụm công nghiệp này mỗi ngày có hàng chục ngàn công nhân làm việc.

Việc trang thiết bị tiêu thụ điện và công tác bố trí hệ thống điện tại cụm công nghiệp này không an toàn là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy nổ. Theo kết luận điều tra về vụ cháy ngày 15/5 thì nguyên nhân xuất phát từ sự cố điện.

"Ngày 20/8, công tác tổng kiểm tra đã hoàn tất và trong lúc các đơn vị nghiệp vụ đoàn kiểm tra đang tổng hợp đánh giá để kết luận để có cơ sở xử lý. Tuy nhiên đến rạng sáng hôm sau thì xảy ra hỏa hoạn tại cụm công nghiệp này", Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC cho biết.

Được biết, tại cụm công nghiệp Pou Yuen, hàng chục cơ sở sản xuất luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao vì chứa nhiều nguyên, vật liệu dễ cháy như da, giày, keo, hóa chất...và có hàng chục ngàn công nhân làm việc mỗi ngày. Qua kiểm tra, đoàn công tác đã phát hiện những lỗi vi phạm "chết người" có thể xảy ra thảm họa như tại các khu làm việc của cụm công nghiệp bố trí sắp xếp vật tư, hàng hóa cản trở lối thoát nạn (cụ thể là tại dãy A5, A6 khu A; B4, B5 thuộc khu B); cửa không mở theo chiều thoát nạn...

Phát hiện 53 lỗi PCCC tại Công ty Pou Yuen - Hình 3

Đoàn kiểm tra đã phát hiện tại cụm công nghiệp Pou Yuen hơn 50 lỗi vi phạm về công tác PCCC.

Trước tình trạng trên, Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM đang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý và thậm chí có thể tạm đình chỉ hoạt động để yêu cầu khắc phục nếu cơ sở này vi phạm nghiêm trọng về công tác PCCC.

Hôm nay (23/8), khoảng 8.000 công nhân (trong số hàng chục ngàn công nhân Công ty TNHH Pou Yuen) tiếp tục được nghỉ làm vì liên quan đến sự cố hỏa hoạn tại công ty. Ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pou Yuen, cho biết ban giám đốc công ty đã thống nhất giải quyết cho 12.000 công nhân nghỉ việc ngày 21/8 hưởng nguyên lương. Trong 2 ngày kế tiếp (22 và 23/8), 8.000 công nhân làm việc tại 2 tầng A4, A5 sẽ được nghỉ (tính ngày nghỉ phép năm) và được hưởng nguyên lương. Riêng công nhân làm việc tại các khu vực khác vẫn làm việc bình thường. Ngày 24/8, Ban giám đốc Công ty sẽ đưa ra kế hoạch làm việc cụ thể tùy theo tình hình công tác khắc phục hậu quả sau vụ cháy.

Theo Kiến thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Vụ 'mẹ đánh con gái ruột dã man': Vì con không bán hết 130 tờ vé số
06:40:57 09/11/2024
Động đất ở Phú Thọ, người dân Hà Nội cảm nhận rung lắc
20:15:41 09/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 Yinxing vẫn giật cấp 17, suy yếu khi vào biển Quảng Trị - Quảng Ngãi
09:46:41 09/11/2024
Bà Phạm Khánh Phong Lan: 'Chúng ta là quốc gia duy nhất mua hóa chất dễ như vậy'
06:54:01 09/11/2024
Bão số 7 Yinxing còn mạnh cấp cực đại, suy yếu nhanh khi gặp không khí lạnh
22:58:25 09/11/2024

Tin đang nóng

Từ khóa 'ca sĩ Chi Dân' tăng vọt trên top tìm kiếm
06:26:40 10/11/2024
Sao nam bị 200 đoàn phim từ chối vì "đôi môi như xúc xích", giờ là siêu sao được các minh tinh giành giật
07:30:40 10/11/2024
Kỳ Duyên phải bỏ phần thi quan trọng ở Miss Universe?
06:20:33 10/11/2024
Chi Dân phản ứng thế nào về bức ảnh gây sốc MXH?
05:56:45 10/11/2024
Đưa vợ về ngoại trả, bố vợ dùng mảnh đất trị giá 2 tỷ để vỗ về con rể nhưng tôi nói một câu khiến cả nhà ngây người
08:00:29 10/11/2024
Tài tử "Trái tim mùa thu" lịch lãm, bảnh bao xuất hiện tại Hà Nội
08:11:39 10/11/2024
Chồng thường xuyên chuyển tiền cho "người đặc biệt", biết danh tính mà tôi tức điên người, đưa ra quyết định khiến chồng xám ngoét mặt mày
07:47:16 10/11/2024
MC quốc dân lộ phát ngôn phân biệt giới tính?
05:59:53 10/11/2024

Tin mới nhất

3 xe máy va chạm, 2 học sinh tử vong ở Hà Nội

09:49:24 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, thời điểm xảy ra tai nạn, 2 xe máy (chưa rõ biển kiểm soát) đi cùng chiều đã va chạm với 1 xe lưu thông hướng ngược lại, các nạn nhân bị văng ra xa, phương tiện hư hỏng nặng.

Bão số 7 đang suy yếu, giảm 8 cấp khi áp sát Quảng Trị - Quảng Ngãi

06:59:13 10/11/2024
Sau khi mạnh lên cấp 15, bão số 7 (bão Yinxing) đang bắt đầu suy yếu. Dự báo, đến ngày 12.11, bão số 7 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi ở trên vùng biển từ Quảng Trị - Quảng Ngãi.

Bạn học liên tục hô "đánh lẹ đi", 2 nữ sinh lao vào đánh bạn nhập viện

21:42:16 09/11/2024
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn một phút, ghi lại cảnh 2 nữ sinh hành hung một nữ sinh khác gây xôn xao dư luận.

Nhóm học sinh mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã ra viện

21:16:24 09/11/2024
Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiến hành lấy máu, dịch tiêu hóa của các bệnh nhi gửi về Trung ương xét nghiệm độc chất; đồng thời thực hiện các bước cấp cứu lâm sàng cần thiết, truyền dịch, xử trí theo phác đồ ngộ độc.

Kích nổ an toàn khối đá nguy hiểm trên đèo Cù Hin

21:07:47 09/11/2024
Việc xử lý kịp thời tảng đá nguy hiểm tại đèo Cù Hin góp phần bảo vệ an toàn giao thông và trật tự xã hội cho khu vực, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Khánh Hòa đang bước vào mùa mưa bão.

Bão số 7 đang suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới

21:02:39 09/11/2024
Dự báo các khu vực đêm 9, ngày 10/11: phía Tây Bắc Bộ , đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 17 - 20 độ C, có nơi dưới 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 28 - 31 độ C.

Người đàn ông nhảy dù mắc kẹt trên đường điện cao thế 110kV

19:36:05 09/11/2024
Lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công một người đàn ông nhảy dù bị mắc kẹt trên đường điện cao thế 110kV ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Sơ tán khẩn 10.000 người vì cháy rừng ở California

14:03:23 09/11/2024
Theo giới chức địa phương, ngọn lửa bùng phát dữ dội và lan nhanh mất kiểm soát do cỏ dại và cây bụi rậm rạp cùng sức gió giật tới 130 km/giờ. Diện tíchcháytới nay đã lan hơn 8.000 ha.

Bão số 7 giật cấp 17 đang hướng về quần đảo Hoàng Sa

12:20:06 09/11/2024
Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, lúc 7 giờ sáng nay 9-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông.

CSGT Hà Nội hóa trang xử lý 'quái xế', phát hiện nhiều học sinh vi phạm

12:15:00 09/11/2024
Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã triển khai tổ công tác hóa trang kết hợp với công khai để xử lý quái xế gây náo loạn đường phố.

Chủ tịch Quảng Nam: 'Có dấu hiệu thông đồng đấu giá khoáng sản, nhiễu loạn thị trường'

06:56:30 09/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnhQuảng Nam, ông Lê Văn Dũng, cho rằng hiện nay có một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanhkhoáng sản.

TP.HCM: Tai nạn liên hoàn, một sinh viên bị xe buýt cán tử vong

06:44:26 09/11/2024
Chiều 8.11, Công an Q.Gò Vấp (TP.HCM) phối hợp Đội CSGT - trật tự khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ tai nạn liên hoàn làm một người bị xe buýt cán tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Lở đất tại Cameroon, ít nhất 12 người thiệt mạng

Thế giới

11:19:30 10/11/2024
Đầu tháng 9, một xe đầu kéo chở khách đã lao khỏi cung đường vách đá xuống khe núi gần thị trấn Dschang khiến 8 người thiệt mạng và 62 người bị thương, trong đó có 8 trẻ em.

Món bánh nhất định chị em phụ nữ nên ăn trong mùa đông này, vừa tốt cho khí huyết lại giúp dưỡng da trắng mịn

Ẩm thực

11:14:08 10/11/2024
Khám phá công thức làm bánh hạt óc chó và táo đỏ - một sự kết hợp tinh tế của vị ngọt và hương thơm quyến rũ giúp chị em dưỡng da hiệu quả từ sâu bên trong.

Hé lộ không gian sống và cơ ngơi đồ sộ của ca sĩ Vy Oanh

Sáng tạo

11:07:36 10/11/2024
Nữ ca sĩ Vy Oanh và ông xã đại gia Lê Thiện sở hữu nhiều bất động sản khác nhau, trong đó cặp đôi chủ yếu sinh sống ở căn biệt thự trắng 4 tầng nằm tại quận 2 (TP.HCM).

Messi thăng hoa, Inter Miami vẫn bị loại ở MLS Cup

Sao thể thao

11:03:18 10/11/2024
Messi thăng hoa với 1 bàn thắng cùng cú sút tạo nên bàn thắng còn lại nhưng Inter Miami vẫn phải nhận trận thua 2-3 trước Atlanta United và bị loại ở MLS Cup 2024.

Ngỡ ngàng cô giáo mầm non dùng cách này đánh thức các bé dậy, hành động của bé gái khiến dân mạng gọi "idol"

Netizen

10:57:01 10/11/2024
Ba mẹ có bao giờ băn khoăn không biết các con của mình sẽ thức dậy sau giờ ngủ trưa bằng cách nào không? Để tỉnh táo sau giấc ngủ cũng phải mất khoảng 10-15 phút, cô và các trò đã làm gì để bắt đầu các tiết học buổi chiều.

Dinh dưỡng can thiệp - 'trợ thủ' đắc lực trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ em

Sức khỏe

10:51:05 10/11/2024
Hội thảo được diễn ra vào ngày 9/11/2024 tại Viện Dinh dưỡng quốc gia, thu hút sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của hàng trăm bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa đến từ các cơ sở y tế của các tỉnh, thành khu vực miền Bắc.

Jennifer Lopez luôn có vệ sĩ điển trai bên cạnh

Sao âu mỹ

10:04:30 10/11/2024
Ngôi sao điện ảnh Jennifer Lopez được chụp ảnh ở London, Anh hôm 7.11 khi bước ra khỏi một chiếc xe màu đen và nắm lấy tay người đàn ông tóc vàng cơ bắp để giúp cô giữ thăng bằng.

10 công thức mặc đẹp tới công sở khi giao mùa

Thời trang

09:58:41 10/11/2024
Muốn không phải suy nghĩ nhiều nhưng vẫn có được những bộ trang phục sành điệu, thanh lịch và phù hợp với thời tiết, nàng công sở nên tham khảo 10 cách phối đồ sau đây:

Toàn cảnh phiên toà phúc thẩm bà Trương Mỹ Lan sau 1 tuần xét xử

Pháp luật

09:55:00 10/11/2024
Ngày 12-11, đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM sẽ tiến hành đề nghị mức hình phạt đối với bà Trương Mỹ Lan cùng 47 người khác trong vụ án.

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 10/11/2024: Bạch Dương có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

09:45:57 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 10/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Lộ thiệp cưới của Hoa hậu Khánh Vân với chồng hơn 17 tuổi

Sao việt

09:40:42 10/11/2024
Thiệp cưới cặp đôi có màu trắng kem, được thiết kế sang trọng và tỉ mỉ, bên ngoài có dòng chữ Long - Vân để tạo nét ấn tượng riêng.