Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc

Theo dõi VGT trên

Thời cai trị của Pháp, các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có bị mất đi?

Danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ ràng ít nhất từ thế kỷ VXII. Tuy nhiên, trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp thì một vấn đề được đặt ra là: các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có bị mất đi, cho phép nảy sinh một danh nghĩa có lợi cho một quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc?

Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua việc phân tích chính sách của Trung Quốc và thái độ của nước Pháp trong thời kỳ này.

Từ năm 1884 đến năm 1909, không có bằng chứng nào chứng tỏ sự quan tâm của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

Chỉ có một sự kiện duy nhất được các nhà biên niên sử ghi lại. Nội dung này khẳng định rõ, Trung Quốc đồng ý với sự chiếm hữu của nước khác.

Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc - Hình 1

Ông Hoàng Việt, giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM

Ông Hoàng Việt, giảng viên Trường Đại học luật TP.HCM thuật lại câu chuyện do P.A Lapicque ghi lại như sau: “Năm 1895, 1896, các tàu chở đồng của phương Tây (tàu Bellona của Đức) đi ngang qua vùng biển Hoàng Sa bị mắc cạn ở đó, rồi bị chìm. Ngư dân Trung Quốc ùa ra “hôi” đồng. Tàu này mua bảo hiểm của một hãng của Anh quốc. Hãng bảo hiểm đó đã đòi t.iền bồi thường của chính quyền Quảng Đông vì không đảm bảo được an ninh hàng hải. Chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) đã trả lời rằng, lãnh hải đó không phải của họ và họ không chịu trách nhiệm”.

Nội dung câu chuyện này còn được lưu lại trong một văn thư của Phủ Toàn quyền Đông Dương (Vụ Giám đốc các công việc chính trị và bản xứ) ngày 6.5.1921.

Rõ ràng, các nhà chức trách địa phương, người nắm rõ nhất tình hình thực tế, đã phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo này.

Tuy nhiên, kể từ năm 1909, Trung Quốc bắt đầu thay đổi thái độ của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong năm này, Trung Quốc nói rằng đã phái một đoàn đi “thị sát” các đảo Hoàng Sa. Theo đó, đô đốc Quảng Đông Lý Chuẩn theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn đưa 170 lính thuỷ đổ bộ chớp nhoáng lên đó và gọi đó là thực hiện “quyền cai quản” của mình. Tuy nhiên, đây là hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam vì lúc đó quần đảo này đã thuộc Việt Nam, tuyệt đối không thể coi là việc thực hiện “chủ quyền” của Trung Quốc.

Ngày 30 tháng 3 năm 1921, Thống đốc dân sự Quảng Đông quyết định sáp nhập các đảo Hoàng Sa vào Nhai huyện (Hải Nam). Về sự kiện này, công sứ Pháp ở Trung Quốc không đưa ra lời phản đối chính thức nào vì cho rằng, hành động này được đưa ra bởi một chính phủ không được cả chính phủ trung ương Trung Quốc lẫn các nước khác thừa nhận…

Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc - Hình 2

Bà Monique Chemillier Gendreau

Theo bà Monique Chemillier Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu, chính các hành vi của Trung Quốc trong năm 1895 (từ chối trách nhiệm về các vụ đắm tàu ở Hoàng Sa, khẳng định các đảo đó không thuộc Trung Quốc), rồi đến năm 1909 (đổ bộ chớp nhoáng lên một vài đảo trong quần đảo Hoàng Sa, qua đó, khẳng định chủ quyền của Trung Quốc) đã làm suy yếu tất cả những lời khẳng định khác về việc chiếm đóng của nước này từ hàng thế kỷ xa xưa. Những hành vi trong năm 1909, dù có bổ sung thêm việc sáp nhập về hành chính nhưng không đủ cấu thành một sự chiếm hữu lâu dài, thật sự, hòa bình và liên tục. Như vậy, Trung Quốc không hội đủ các điều kiện để tạo ra một tình thế cho phép họ phủ nhận các quyền đã có từ trước của Việt Nam.

Tháng 8/1945, theo Quyết định Postdam giữa Liên Xô, Anh và Mỹ, Trung Hoa Dân quốc được giao tiếp nhận việc giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16o trở lên. Vì lý do này, Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng Hoàng Sa vào năm 1946. Và cũng làm như vậy với quần đảo Trường Sa mặc dù không được đồng minh ủy quyền. Dựa vào sự có mặt này, năm 1947, Bộ Nội vụ của Chính phủ Trung Quốc thời kỳ đó đã phát hành một tập bàn đồ trong đó thể hiện Trung Quốc bao gồm cả các quần đảo này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nước này đã có các quyền “lịch sử” trên các đảo này. Việc chiếm đóng này là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế. Tuyên bố Cairo và Quyết định Potsdam chỉ cho phép Trung Quốc giải giáp quân đội Nhật ở quần đảo Hoàng Sa, chứ không có nghĩa là thu hồi quần đảo này. Còn với Trường Sa, việc giải giáp không thuộc thẩm quyền của người Trung Quốc.

Hơn nữa, theo Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã, trong giai đoạn 1884-1956, Chính phủ Pháp ở Đông Dương đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “Pháp nhân danh Việt Nam với quyền là Nhà nước bảo hộ thì đã có chủ trương rất rõ là không từ bỏ chủ quyền của An Nam ở hai quần đảo. Người Pháp đã tích cực thực hiện, thực thi chủ quyền một cách rất cụ thể”.

Video đang HOT

Hiệp ước Giáp Thân (1884) là Hiệp ước được Triều đình Huế kí với nước Pháp công nhận sự bảo hộ của Pháp. Kể từ đây, Pháp thay mặt Việt Nam trong những quan hệ ngoại giao với nước ngoài, bên cạnh việc đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay từ năm 1898, Bộ Thuộc địa và Phủ Toàn quyền Đông Dương đã đề cập đến chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Công văn của Vụ Châu Á-Châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Pháp có đoạn viết: “…nhằm ngăn cản một cường quốc khác đứng trên các đảo đó (Hoàng Sa), có lẽ có lợi ích là nên xây dựng một hải đăng trong quần đảo này để khẳng định chủ quyền của chúng ta…”

Khi trả lời Công ty phốt phát Bắc Kỳ về việc muốn khai thác quần đảo Hoàng Sa, ngày 17 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương viết cho Bộ trưởng thuộc địa: “chứng hoang tưởng tự cao, tự đại cứ tăng lên mãi của chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc” và đã tuyên bố rõ ràng: “vậy đã đến lúc chúng ta phải tiến lên trước và khẳng định các quyền dường như đã được công nhận bởi cả các tư liệu lịch sử lẫn các thực tế địa lý”.

Theo Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã, để có chỗ dựa vững chắc cho lập trường này của Pháp, ông Toàn quyền đã yêu cầu Khâm sứ Trung Kỳ cung cấp tất cả các tài liệu của hồ sơ: “Chính quyền Pháp đã yêu cầu Khâm sứ ở Trung Kỳ tìm hiểu rõ vấn đề chủ quyền của An Nam ở Hoàng Sa. Qua các tài liệu thì thấy rõ những hành xử chủ quyền từ thời Chúa Nguyễn và nhà Nguyễn. Ông Thân Trọng Huề, Thượng thư Bộ Binh vào ngày 3.3.1925 cũng đã tuyên bố chủ quyền của An Nam đối với Hoàng Sa là không có gì phải tranh cãi”.

Tháng 11 năm 1929, Thượng nghị sĩ De Monzei viết thư cho Bộ trưởng Thuộc địa rằng: “các quyền của nước An Nam, và do đó của nước Pháp, đối với quần đảo Hoàng Sa dường như không thể tranh cãi từ thế kỷ XVII và các đảo này là một địa điểm tốt nhất cho việc đặt một trạm vô tuyến điện để báo trước các trận bão.”

Bức thư của Toàn quyền Pasquier, ngày 18/10/1930 khẳng định rõ ràng hơn nữa chủ quyền của Pháp đối với quần đảo này. Bức thư chỉ rõ, Pháp có đầy đủ hồ sơ chứng tỏ rằng các quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ thể hiện sự quan tâm của họ từ năm 1909.

Cần nói thêm rằng, lập trường của Pháp khi đó là “sự thực hiện các quyền chủ quyền đã tồn tại từ trước”. Nói cách khác, người Pháp nhận lấy pháp quyền và trách nhiệm giao nhượng cho họ từ người Việt Nam bị bảo hộ, tiếp tục bảo đảm quyền hạn pháp lý thay mặt cho người Việt Nam.

Pháp đã khẳng định các quyền của mình bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày, 15/6/1938, quy định việc thành lập một đại lý hành chính ở quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên và Nghị định ký ngày 5.5.1939 thành lập hai đại lý hành chính “Cụm Lưỡi Liềm và các đảo phụ cận” và “Cụm An Vĩnh và các đảo phụ cận”.

Những nội dung vừa phân tích chỉ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.

Trường hợp quần đảo Trường Sa đơn giản hơn vì không có bất cứ một yêu sách nào của Trung Quốc trong suốt thời kỳ thuộc địa.

Ngày 23 tháng 9 năm 1930, Pháp thông báo cho các nước thứ ba biết việc nước này chiếm hữu quần đảo Trường Sa. Tháng 4 năm 1933, việc chiếm hữu 6 đảo nhỏ đã được tổ chức trang trọng bằng “Công bố quyền thủ đắc chiếm cứ các đảo do các đơn vị hải quân Pháp thực hiện”. Đáp lại sự khẳng định chủ quyền đó, Trung Quốc im lặng. Cùng năm này, Thống đốc Nam Kỳ là M. Krautheimer đã ký một Nghị định sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa…

Tuy nhiên, có một vấn đề pháp lý được đặt ra: Trong thời kỳ Pháp thuộc, chủ quyền rõ ràng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa liệu có bị mất đi vì không thực thi không?

Giáo sư công pháp và khoa học chính trị Monique Chemillier Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu cho rằng: Không! Vì các đảo này không bị bỏ và do đó không trở thành vô chủ. Trong lịch sử, Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ việc sở hữu và quản lý các quần đảo này. Sau đó, Pháp thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc gia này cũng chưa từng tuyên bố bỏ các đảo, để có thể tạo ra một quyền cho bên thứ ba. Điều này có nghĩa là chủ quyền đã có từ xa xưa của Việt Nam vẫn luôn được duy trì.

Giáo sư Monique Chemillier Gendreau nói: “Xét về luật pháp quốc tế, khi một chứng thực lịch sử đã có và giờ đặt câu hỏi liệu nó có bị mất đi trong quá trình lịch sử hay không? Với Việt Nam, có thể khẳng định là không! Việt nam không bị mất chứng thực chủ quyền vì chưa bao giờ thời An Nam tuyên bố không sở hữu và quản lý các quần đảo. Mặt khác, Pháp, ở thời kỳ thuộc địa, vẫn duy trì cả sự có mặt lẫn yêu sách của mình cho đến khi rút khỏi Việt Nam, để lại cho Việt Nam nhiệm vụ thay thế, góp phần duy trì danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở cuối thời kỳ thuộc địa.”

Đáng chú ý, trong các tuyên bố hay các thỏa thuận đa phương, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được xem là của Trung Quốc. Nói cách khác, cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận hai quần đảo này thuộc Trung Quốc!

Ngay trước khi kết thúc chiến tranh, qua Tuyên bố Cairo năm 1943, nguyên thủ của các chính phủ Mỹ, Trung Quốc và Anh “thông báo rằng, họ trù định giành lại của Nhật Bản tất cả các đảo ở Thái Bình Dương đã bị nước này cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ khi khởi sự Chiến tranh thế giới thứ nhất và trả lại Trung Hoa dân quốc tất cả các lãnh thổ đã bị Nhật cướp của Trung Hoa, như là Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ và trục xuất Nhật Bản khỏi tất cả các lãnh thổ khác mà Nhật đã chiếm được bằng vũ lực.”

Tất nhiên, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không phải là các lãnh thổ của Trung Quốc bị “cướp đoạt”. Nếu hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thực sự thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì không có lý gì nước này lại chỉ đòi hoàn trả có Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ mà không đòi luôn cả Hoàng Sa, Trường Sa!

Trung Quốc là một bên tham gia bản tuyên cáo này nên việc không nói tới các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong phần này của Tuyên bố Cairo năm 1943 thật đặc biệt. Nó không phải là kết quả của một sự tình cờ. Không có một bảo lưu cũng như một tuyên bố riêng rẽ nào của Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ này. Trung Quốc đã buộc phải im lặng vì biết rằng, không thể bảo vệ tham vọng không chắc chắn trước các quốc gia khác, trong đó có Pháp, quốc gia không bao giờ công nhận cho Trung Quốc các quyền đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa và trong nhiều trường hợp đã đề nghị đưa tranh chấp này ra trước tòa án quốc tế.

Thêm nữa, năm 1951, Mỹ và Anh đứng ra triệu tập Hội nghị San Francisco. 51 quốc gia được mời dự. Hòa ước được ký vào ngày 8/9/1951. Theo các khoản của điều 2 của Hòa ước, Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với một số lãnh thổ, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939-1945 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tất yếu thuộc về Việt Nam.

Có một sự kiện đáng chú ý liên quan đến hai quần đảo này là, theo yêu cầu của ông Gromyko (đại diện của Liên Xô), trong phiên họp toàn thể trong ngày 5/9/1951, Nhật Bản phải thừa nhận chủ quyền của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với một loạt lãnh thổ, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng đề xuất này đã bị 46 nước trong tổng số 51 nước có mặt ngày hôm đó bác bỏ.

Ông Đinh Kim Phúc, giảng viên khoa Đông Nam Á, Đại học Mở TP.HCM cho biết: “Chính Thủ tướng của Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu lúc bấy giờ cũng đã trịnh trọng tuyên bố trước Hội nghị ở San Francisco rằng, để xóa tan những nghi ngờ, những mầm mống xung đột về sau thì Việt Nam tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam như nó đã vốn có từ trước. Lời tuyên bố đó đã được ghi vào biên bản của hội nghị”.

Điều này được coi như là sự chấp nhận toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bản tuyên bố này xác nhận chủ quyền đã hiện hữu, vì vậy, nó có tác dụng đối với tất cả, ngay cả đối với những quốc gia không có mặt tại hội nghị (Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc).

Đặc biệt, ngày 28/4/1952, khi đến lượt mình ký một hòa ước với Nhật, Trung Hoa Dân quốc đã ghi nhận việc từ bỏ mọi quyền của Nhật đối với các đảo nhưng không đưa vào Hiệp ước này bất kỳ yêu sách nào đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu như khung cảnh của San Francisco ít thuận tiện để yêu sách của họ đạt được kết quả thì một cuộc đàm phán song phương là rất thuận lợi. Thế nhưng văn bản chỉ đề cập tới sự từ bỏ của Nhật mà không đưa ra sự công nhận nào từ phía Nhật rằng các đảo này thuộc Trung Quốc.

Tuy nhiên, về phần mình, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, qua phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao Chu Ân Lai, ngày 15/8/1951 rằng, “các đảo Tây Sa và các đảo Nam Sa bao giờ cũng là lãnh thổ Trung Quốc”. Nhưng cần khẳng định ngay rằng, yêu sách này không phải là sự khẳng định một danh nghĩa lặp lại của thời kỳ trước cũng không phải như một quyền được rút ra từ việc quản lý thực sự.

Trong thời kỳ này, các đại diện của nước Việt Nam chưa thể phát biểu với tư cách như một quốc gia. Tuy nhiên, mỗi khi phát biểu, dù vào năm 1925 (nguyên Binh bộ Thượng thư của nhà vua), hay vào năm 1949 (Đổng lý Văn phòng của Bảo Đại) hoặc vào năm 1951 (tại San Francisco), nội dung là giống nhau: Các quần đảo đã thuộc Việt Nam từ lâu đời. Các quần đảo phải tiếp tục là của Việt Nam.

Ý chí đó kết hợp với việc Pháp liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã góp phần duy trì danh nghĩa chủ quyền rõ ràng của Việt Nam.

Vì vậy, việc còn lại là xem xét số phận của các quần đảo này ở thời kỳ sau giai đoạn thuộc địa. Mời quý thỉnh giả quan tâm theo dõi nội dung này trong chương trình ngày mai.

Theo Lê Phúc-Lê Bình-Thùy Vân-Thu Lan

VOV

Ngư dân Đà Nẵng đóng tàu cá “khủng”, quyết bám biển dài ngày

Ngày 24/5, 2 tàu cá công suất lớn của ngư dân Đà Nẵng đã được hạ thủy để vươn khơi bám biển dài ngày. Hai tàu cá này có tổng công suất 1.600CV với tổng vốn đầu tư gần 10 tỉ đồng.

Sau khi hạ thủy thành công, chủ tàu cá ĐNa 98001 (có công suất máy 450CV trị giá 3 tỉ đồng) ông Lê Văn Xuân (trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng) chỉ đạo các công nhân tiến hành làm nguội, mua thêm trang thiết bị chuẩn bị vươn khơi.

Ngư dân Đà Nẵng đóng tàu cá khủng, quyết bám biển dài ngày - Hình 1

Tàu cá ĐNa 98001 có công suất máy 450CV của ông Lê Văn Xuân chuẩn bị hạ thủy

Ông Xuân cho biết, trước đây nhà có 2 tàu nhỏ nên không dám đi dài ngày, chỉ quanh quẩn trong bờ, nay sản lượng trong bờ ngày càng cạn kiệt, gia đình bàn bán 2 chiếc tàu nhỏ, vay thêm vốn để đóng mới chiếc tàu này.

Ông tâm sự: Đóng tàu lớn, vươn khơi xa mới có cá. Ngoài việc lo cho kinh tế của gia đình và bạn tàu thì ngư dân chúng tôi tham gia bảo vệ vùng biển của cha ông để lại. Nếu không bảo vệ được thì con cháu chúng tôi không có ngư trường để khai thác.

Ngư dân Đà Nẵng đóng tàu cá khủng, quyết bám biển dài ngày - Hình 2

Tàu cá ĐNa 90603 công suất 1.150CV trị giá 5 tỉ đồng của ngư dân Nguyễn Sương vừa hạ thủy thành công sáng 24/5

Đặc biệt, trong ngày 24/5, một chiếc tàu cá có công suất lớn khác của ngư dân Nguyễn Sương (trú phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng) cũng đã được hạ thủy. Tàu cá mang số hiệu ĐNa 90603 TS của ông Sương có tổng công suất 1.150 CV, dài 21 mét, rộng 6 mét, cao 3,8 mét, được xem là một trong những tàu cá có công suất máy lớn nhất tại Đà Nẵng. Ông Sương cho biết, chiếc tàu cá này được ông đầu tư trên 5 tỉ đồng.

Trước đó, ngày 22/5, ông Nguyễn Sương cũng đã hạ thủy một tàu cá công suất lớn khác mang só hiệu ĐNa 90604 TS có công suất máy cũng 1.150 CV, dài 25 mét, rộng 6 mét, cao 4,2 mét với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỉ đồng.

Ngư dân Đà Nẵng đóng tàu cá khủng, quyết bám biển dài ngày - Hình 3

Nụ cười tự tin trên con tàu vừa hoàn thành của ngư dân Nguyễn Sương

Hai tàu của ông Nguyễn Sương được xem là tàu cá có công suất thuộc hàng lớn nhất Đà Nẵng hiện nay. Theo ông Sương cho biết, sau khi hạ thủy xong, ông chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm, đá... để ăn mùng 5 xong là ra khơi.

Giữa tháng 5 vừa qua, tại một xí nghiệp đóng tàu tại âu thuyền Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng), ông Trần Toàn (trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã hạ thủy thành tàu hậu cần ĐNa 90611 có công suất 850 CV với 2 máy. Đây là tàu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn thứ 2 tại Đà Nẵng với chiều dài 24m, rộng 5,4m, cao 3,2m với 18 hầm chứa (1,8m3/hầm) có thể chở tổng cộng 70 tấn hàng.

Ngư dân Đà Nẵng đóng tàu cá khủng, quyết bám biển dài ngày - Hình 4

Tàu cá của ông Đồng Bình Dương đang gấp rút hoàn thành, dự kiến 1 tháng nữa sẽ hoàn thành

Những ngày này, tại nhiều xí nghiệp đóng tàu quanh âu thuyền Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) nhiều tàu cá có công suất lớn của ngư dân đang được hối hả đóng mới để chuẩn bị vươn khơi, quyết bám biển dài ngày.

Dưới cái nắng đổ lửa, ngư dân Đồng Bình Dương (trú Sơn Trà, Đà Nẵng) đang cùng với tốp thợ khẩn trường hoàn thiện con tàu công suất hơn 810CV mang số hiệu ĐNa 90612 TS trị giá 3,6 tỉ đồng. Ông cho biết con tàu đã hoàn thiện được 70%, dự kiến khoảng 1 tháng nữa là hạ thủy.

Để có được số t.iền lớn đóng con tàu tàu, ông Dương cho biết phải vay khoảng 50% ngân hàng rồi anh em gom góp lại mới đủ. "Quyết tâm vươn khơi xa mới có cá chứ hiện nay trong bờ "không ăn" nữa nên anh em tôi bàn nhau cùng góp vốn đóng con tàu này", ông Dương tâm sự.

Nói về ngư dân Đà Nẵng quyết tâm đóng tàu lớn vươn khơi, ông Trần Văn Lĩnh - quyền Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng cho biết, hiện nay Nhà nước đã có chính sách cho ngư dân vay tối đa 800 triệu đồng với lãi suất ưu đãi và kèm theo một số ưu đãi khác nên ngư dân mạnh dạn đầu tư.

Tuy nhiên, ông Lĩnh cũng cho rằng Nhà nước cần nghiên cứu đầu tư tàu cá bằng sắt công suất lớn rồi cho ngư dân thuê lại. Mặc khác nghề cá hiện nay cần phải hướng đến hiện đại, học hỏi kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Hàn Quốc... để đầu tư, có như thế ngư dân của chúng ta mới có thể vững vàng bám biển dài ngày được.

Công Bính

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi xe điện ở Hà Nội lúc rạng sáng
09:39:13 03/07/2024
Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một người không qua khỏi
15:58:27 03/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn
09:39:22 03/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024

Tin đang nóng

Clip buồn nhất hôm nay: Nine Naphat khóc nức nở sau họp báo tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok vì lý do này
19:03:03 04/07/2024
NÓNG: Nine Naphat chính thức tuyên bố chia tay Baifern Pimchanok, rưng rưng suýt bật khóc tại họp báo
16:37:38 04/07/2024
Chưa Biết bị cơ quan chức năng tóm, lộ mặt thật, đăng tâm thư hẹn 2025 tái xuất?
16:08:45 04/07/2024
Mẹ Ngô Diệc Phàm cạn t.iền, tìm cách thanh lý hết tài sản khi con trai đang ở tù
15:36:47 04/07/2024
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh công khai dung mạo và tên thật con gái đầu lòng
15:49:48 04/07/2024
Dẫn con đi họp lớp, thằng bé vô tình đạp trúng cô bạn mang bầu và cái kết cay đắng
18:12:22 04/07/2024
Hé lộ trọn bộ ảnh cưới của Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi, 1 chi tiết lạ gây chú ý
19:55:12 04/07/2024
Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam
16:43:45 04/07/2024

Tin mới nhất

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao

19:27:39 04/07/2024
Chiều 4-7, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hải Phòng cho biết đã bước đầu xác định được nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại Công ty CP đóng tàu Sông Cấm.

Khách bị ngộ độc, đi cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet có tiếng ở Hà Nội

19:23:08 04/07/2024
Mấy ngày qua, liên tiếp những bài b.óc p.hốt về chất lượng dịch vụ cũng như đồ ăn tại các nhà hàng buffet hải sản khiến dân tình không khỏi xôn xao bàn luận. Tất cả đều là những nhà hàng nổi tiếng được rất nhiều thực khách biết đến.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

08:51:10 03/07/2024
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.

Làm rõ vụ taxi chạy ngược chiều, lạng lách trên đường Phạm Hùng

21:51:03 02/07/2024
Tối 2/7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm rõ được đối tượng có hành vi điều khiển xe taxi chạy ngược chiều và lạng lách ô tô gây náo loạn trên đường Phạm Hùng.

Có thể bạn quan tâm

Khu du lịch núi Sáng - Vĩnh Phúc

Du lịch

21:41:04 04/07/2024
Núi Sáng thuộc địa phận hai xã Đồng Quế - Lãng Công huyện Lập Thạch. Núi có độ cao khoảng 630m. Gồm hàng chục ngọn to, nhỏ hợp thành một quần thể núi.

Bụng cười đời tươi

Sức khỏe

21:38:02 04/07/2024
Một chiếc bụng khỏe mạnh (bụng cười) mang lại một sức khỏe tràn đầy, từ đó giúp mỗi người tận hưởng cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc hơn (đời tươi).

Người đàn ông của Lưu Diệc Phi gây sốt vì đẹp như tài tử, bên nhau gần thập kỉ

Sao châu á

21:31:05 04/07/2024
Lưu Diệc Phi vốn là mỹ nhân sở hữu nhan sắc thuộc hàng nhất nhì Cbiz. Vì lẽ đó, cô luôn trở thành tâm điểm chú ý nên việc luôn có vệ sĩ bảo vệ cũng là điều dễ hiểu. Đáng nói, một trong số vệ sĩ đó có độ nổi tiếng không kém nữ minh tinh.

Cặp đôi ngôn tình "gây bão" vì ngọt từ phim đến đời, nhà gái là thánh hack t.uổi mãi chẳng chịu già

Phim châu á

21:11:47 04/07/2024
Bộ phim chỉ vừa mới lên sóng đã đạt top 1 rating, cặp đôi nam nữ chính được khen nức nở như bước ra từ tiểu thuyết.

Hoàng Yến Chibi "đốn tim" khán giả khi hát ballab trong phiên bản Duyệt (The Medley)

Nhạc việt

21:08:20 04/07/2024
Sau gần 2 tháng ra mắt EP Duyệt và thực hiện showcase hoành tráng, Hoàng Yến Chibi mới đây đã tung phiên bản Duyệt (The Medley) với 4 ca khúc: Duyệt, Sốc Nhiệt, Đào Đâu Ra Người Như Anh, Ừ Em Xin Lỗi.

Chồng làm bồ có thai quay về xin vợ 500 triệu cho nhân tình, sốc hơn cả là hành động của anh lúc này

Góc tâm tình

20:53:54 04/07/2024
Tôi cảm thấy nực cười khi chồng nói anh không muốn ly hôn với vợ, anh xin tôi 500 triệu để bồi thường cho bồ. Tôi và chồng lấy nhau đã 7 năm. Thời gian đầu lấy nhau, tôi cảm thấy mình và chồng

Lịch âm 5/7 - Âm lịch ngày 5 tháng 7 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

20:41:22 04/07/2024
Xem lịch âm ngày 5/7/2024 (Thứ 6), lịch vạn niên ngày 5/7/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

'Những nẻo đường gần xa' tập 29: Sếp Vinh cố tình công khai tình cảm với Đông?

Phim việt

20:12:49 04/07/2024
Những nẻo đường gần xa tập 29: Đông né khi sếp Vinh đến câu lạc bộ tặng quà; Nữ đại gia muốn Dũng đi tiếp khách cùng.

Diễn xuất của Park Bo Gum được khen dù phim điện ảnh mới thất bại

Hậu trường phim

20:05:38 04/07/2024
Bộ phim điện ảnh Wonderland không đạt thành tích như mong đợi. Dù vậy, diễn xuất của Park Bo Gum trong tác phẩm thu về nhiều phản hồi tích cực.

Nam ca sĩ ở hậu trường là "bé ngoan", lên sân khấu liền hóa nam thần sexy cuốn hút

Tv show

19:59:32 04/07/2024
Kay Trần được cộng đồng mạng nhiều lần nhắc tới khi có những hình ảnh đối lập thú vị ở hậu trường là bé ngoan , lên sân khấu lại lột xác hóa thân thành nam thần cực sexy.

Phản ứng của Sơn Tùng khi Tiến Luật vay nóng 1 triệu đồng

Sao việt

19:51:51 04/07/2024
Tiến Luật bình luận trêu chọc đàn em, xin vay 1 triệu qua Tết sẽ trả. Sơn Tùng cũng đáp lại nam diễn viên bằng khoảnh khắc hề hước pha trò