Chủ quan sau cú té đập đầu, cụ ông rơi vào nguy kịch
Không may trượt chân ngã đập đầu xuống nền gạch, nhưng cụ ông 85 tuổi chủ quan không đến bệnh viện sớm. 3 ngày sau, cụ rơi vào tình trạng nôn ói, rối loạn tri giác vì chấn thương sọ não nặng.
Đó là trường hợp cụ ông N.N.T. (85 tuổi, ngụ tại quận 12, TPHCM) vừa được gia đình chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở Củ Chi, TPHCM. Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ thân nhân người bệnh ghi nhận, 3 ngày trước trong lúc đi lại cụ không may trượt chân, té đập đầu xuống nền gạch.
Cụ ông bị chấn thương sọ não nặng sau cú té đập đầu nhưng chủ quan không đến bệnh viện sớm
Sau khi té, cụ bị choáng váng nhưng không thấy xây xát. Nghĩ rằng chẳng có vấn đề gì nghiêm trọng nên cụ ông chủ quan, không tới bệnh viện kiểm tra. 3 ngày sau nạn nhân bị đau đầu dữ dội kèm theo nôn ói, rối loạn tri giác phải nhập viện cấp cứu.
Video đang HOT
Qua kiểm tra và chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ xác định não bệnh nhân bị thương tổn xuất huyết tụ máu dưới màng cứng bán cấp vùng bán cầu bên phải, gây chèn ép nhu mô não kế cận, làm lệch cấu trúc đường giữa sang trái, nguy hiểm đến tính mạng.
Sau hội chẩn, các bác sĩ nhận định bệnh nhân đã lớn tuổi, bị tổn thương não phức tạp, tiên lượng xấu. Sau khi hội ý, thống nhất phương án với gia đình, người bệnh đã được chỉ định thực hiện cuộc phấp thuật cấp cứu. Sau hơn 2 giờ căng thẳng trong phòng mổ, các bác sĩ đã mở hộp sọ, lấy triệt để lượng máu tụ trong não cho người bệnh. Sau phẫu thuật, ngày 19/4 cụ ông đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe dần bình phục, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, giảm đau đầu và vận động tứ chi khỏe.
Các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu, lấy máu tụ, giúp bệnh nhân qua nguy kịch
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng con không nên chủ quan với các tai nạn gây chấn thương vùng đầu ở người lớn tuổi. Những trường hợp té ngã gây máu tụ dưới màng cứng thường có các triệu chứng tăng dần như: đau đầu, nôn ói, yếu nửa người, yếu hai chi dưới, rối loạn vận động, rối loạn thị giác, thính giác, nói khó.
Trường hợp nặng hơn người bệnh rơi vào hôn mê, nguy cơ tử vong cao. Những nạn nhân không may bị chấn thương, do té ngã hoặc tai nạn, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán can thiệp kịp thời, để tránh nguy hiểm đến tính mạng, sau can thiệp ít để lại di chứng.
Vân Sơn
Dấu hiệu "tiền đột quỵ"
Bạn đọc N.T.T.M (nữ, 56 tuổi, quận 3, TP HCM), hỏi: Tôi nghe nói một cơn đột quỵ thường có dấu hiệu "tiền đột quỵ" từ rất sớm, có khi vài ngày trước khi bệnh nhân ngã gục, có thật thế không? Tôi bị cao huyết áp, nghe nói là dễ đột quỵ nếu không phát hiện "tiền đột quỵ" sớm.
Ảnh minh họa
- Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Đột quỵ là tình trạng nhu mô não bị tổn thương, do nhánh mạch máu nuôi não bị thuyên tắc vì huyết khối hoặc mảng xơ vữa (gây nhồi máu não), hoặc mạch máu nuôi não bị vỡ tạo khối máu tụ chèn ép não (xuất huyết não).
Biểu hiện lâm sàng của cả 2 dạng này giống nhau. Tùy thuộc vào phần nhu mô não bị tổn thương ít hay nhiều, khối máu tụ nhỏ hay lớn, sẽ biểu hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng: yếu nửa người, nói đớ, nuốt khó, méo mặt..., nặng hơn có thể hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn, tử vong. Các triệu chứng có thể biểu hiện rầm rộ hoặc kín đáo. Tức là khi đã bắt đầu biểu hiện các triệu chứng trên, người bệnh đã vào cơn đột quỵ thực sự cho dù xuất hiện từ từ và chưa làm ngã gục ngay. Do đó, không nên chần chừ và cho rằng đó chỉ là dấu hiệu cảnh báo mà phải nhập viện ngay.
Các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não, rối loạn nhịp tim, tuổi cao, dùng nhiều rượu bia, thuốc lá....
Do đó, chị nên đi khám sức khỏe thường kỳ, khám chuyên khoa tim mạch để được kiểm soát tốt huyết áp, cũng như điều chỉnh lối sống thường xuyên tập thể dục, tăng cường vận động, giảm cân, chế độ ăn ít dầu mỡ...
Thu Anh ghi
Lợi khuẩn trong ruột ngừa Parkinson Một loại vi khuẩn đường ruột giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa có thể làm chậm - và thậm chí đảo ngược - sự tích tụ protein liên quan đến bệnh Parkinson, theo một nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san Cell Reports. Lợi khuẩn probiotic có nhiều trong sữa chua, kim chi, dưa chua... - Ảnh minh họa: Shutterstock...