Chủ quan khiến y tế Nhật căng thẳng trước làn sóng Covid-19 thứ ba
Nhật Bản được cho là đã quá xem nhẹ làn sóng Covid-19 thứ ba, không chuẩn bị đủ số giường điều trị, nhân lực y tế để tiếp nhận số bệnh nhân tăng cao.
Nhiều bệnh viện ở Nhật Bản chật vật khi tiếp nhận, sắp xếp giường cho bệnh nhân Covid-19 dù số ca mắc Covid-19 ít hơn so với châu Âu và Mỹ.
Bỏ qua những cảnh báo liên tục về nguy cơ bùng phát Covid-19 vào mùa đông, số giường bệnh phục vụ điều trị người nhiễm nCoV tại nhiều bệnh viện giảm so với thời đỉnh dịch hồi mùa xuân. Nhật Bản có hơn 900.000 giường bệnh, song chỉ 3% số giường dành cho bệnh nhân Covid-19.
Giữa tháng 5, khi các cơ sở y tế tiếp nhận hơn 3.400 ca nhiễm, hơn 30.000 giường bệnh được dùng trên khắp cả nước. Số lượng giường giảm còn 27.000 vào giữa tháng 8 khi làn sóng thứ hai bùng phát.
Do dịch bệnh phần lớn ảnh hưởng người trẻ, không nhiều ca nghiêm trọng, chính quyền địa phương “quá tự tin” không xem xét bổ sung giường nằm cũng như cơ sở vật chất khác.
Hậu quả, làn sóng dịch thứ ba diễn biến căng thẳng, phức tạp hơn, số giường bệnh có sẵn vẫn giữ nguyên sau bốn tháng. Điều này trái ngược với phản ứng linh hoạt trước làn sóng bệnh nhân Covid-19 của một số nước.
Video đang HOT
Tại Mỹ, chính quyền bang New York chỉ đạo toàn bộ bệnh viện trong khu vực bổ sung 25% giường bệnh, kêu gọi bác sĩ, y tá đã nghỉ hưu quay lại công việc. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) yêu cầu các bệnh viện ưu tiên toàn bộ số giường trong mức có thể cho việc điều trị Covid-19.
Các chuyên gia Nhật Bản dự kiến số giường bệnh hiện tại dựa trên diễn biến của hai làn sóng dịch bệnh trước, dù tình hình thực tế đã trở nên tồi tệ hơn. Thủ đô Tokyo trước đó phỏng đoán tối đa 477 ca nhiễm mới mỗi ngày, song hôm 31/12, hơn 1.337 ca nhiễm mới được báo cáo.
Nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Kindai, Osaka, đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Kyodo
“Ngay khi có giường trống, bệnh nhân mới sẽ được chỉ định sử dụng ngay lập tức”, nhân viên y tế tại một bệnh viện thuộc Tokyo cho biết. Số bệnh nhân Covid-19 cơ sở này tiếp nhận đã cao gấp đôi con số dự đoán.
Bộ Y tế Nhật Bản thống kê tới cuối tháng 12/2020, khoảng 40% giường bệnh trên cả nước cho bệnh nhân Covid-19 luôn chật kín người. Tại Tokyo và các vùng bị ảnh hưởng khác, hơn 50% số giường được sử dụng. Nhiều cơ sở y tế tư nhân gần như quá tải.
Trong khi tranh giành giường bệnh, số bệnh nhân Covid-19 tại nhiều cơ sở y tế sắp vượt công suất. Tokyo mới chỉ được cấp 3.500 trong tổng 4.000 giường bệnh yêu cầu từ các tổ chức y tế.
Tình trạng thiếu cơ sở vật chất điều trị Covid-19 phần lớn diễn ra tại các bệnh viện tư nhân. Theo khảo sát của Bộ Y tế hồi tháng 9/2020, chỉ 18% cơ sở y tế tư có khả năng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, 69% bệnh viện công có đủ điều kiện chăm sóc.
Các nhà phê bình nhận định những cơ sở không tiếp nhận ca nhiễm nCoV thường hạn chế trong phân chia lao động và nguồn lực hiệu quả.
Theo dữ liệu điều trị 16.000 bệnh nhân Covid-19 của Global Health Consulting, 72% số người xuất viện giữa tháng 2 và 9/2020 thuộc nhóm bệnh “nhẹ”, không cần sử dụng thiết bị trợ thở. Xu hướng này gần như không thay đổi trong những tháng tiếp theo trước khi làn sóng thứ ba bùng phát.
Phân tích chi tiết hơn giữa tháng 2 và 6/2020 cho thấy 25% bệnh nhân nặng được điều trị trên các giường bệnh tiêu chuẩn. Trong khi đó, hơn một nửa số ca nhẹ được điều trị tại các khoa bệnh truyền nhiễm, khu hồi sức tích cực.
Trong làn sóng thứ ba, “khi các ca nhiễm vừa và nặng yêu cầu trợ thở tăng, các bệnh viện nên thay đổi cách tiếp nhận các ca bệnh nhẹ”, Aki Yoshikawa, Chủ tịch Global Health Consulting, cho biết. “Họ không áp dụng những bài học kinh nghiệm từ làn sóng dịch bệnh thứ hai. Những điều chưa hợp lý trong cách sắp xếp giường bệnh cần được thống nhất”.
Hà Lan, Thụy Điển và Romania kêu gọi EU quản lý khủng hoảng tốt hơn
Phóng viên TTXVN dẫn thông tin ngày 13/11 của trang EURACTIV.com cho biết Hà Lan cùng với Thụy Điển và Romania đang kêu gọi tăng cường phối hợp và liên lạc giữa các quốc gia thành viên EU trong thời gian khủng hoảng.
Việc hối thúc diễn ra trong bối cảnh EU đã phải vật lộn để đối phó với các giai đoạn của đại dịch COVID-19.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Timisoara, Romania, ngày 18/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra sau khi đợt bùng phát đầu tiên của COVID-19 gây ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên về vật tư y tế thiết yếu và lệnh cấm xuất khẩu thuốc, khiến xuất hiện phê phán về sự thiếu đoàn kết nội khối trong khủng hoảng.
Các quốc gia này đề nghị tăng cường cơ chế một cách dài hơi hơn, cũng như thiết lập chương trình nghị sự và tập trung vào dài hạn, đồng thời rút ra các bài học từ cuộc khủng hoảng hiện tại, để duy trì các tính năng thành công của cơ chế ứng phó khủng hoảng chính trị tổng hợp (IPCR) hiện nay, một công cụ để điều phối phản ứng chính trị đối với các khủng hoảng, bao gồm cả hành động khủng bố.
Hà Lan, Thụy Điển và Romania đã đề xuất thảo luận và phát triển khái niệm về một Cơ chế hội đồng, một cấu trúc cấp cao để hướng dẫn chiến lược và bầu ra một vị trí chủ tịch, cùng với một mạng lưới truyền thông về khủng hoảng có thể đánh giá sâu rộng về tác động của dịch COVID-19 để cung cấp cơ sở dữ liệu phát triển hơn nữa việc quản lý khủng hoảng của EU.
Ủy ban Châu Âu vào thứ Tư (11/11) đã đưa ra một loạt các đề xuất nhằm tăng cường phối hợp ở cấp độ EU trong một cuộc khủng hoảng y tế xuyên biên giới.
Tình hình dịch bệnh COVID - 19 ngày 12/11 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 12/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 52.612.254 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.292.258 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi bệnh là 36.784.614 người. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN...