Chủ quan, đưa kẻ gian về nhà
Sau vài giờ liên lạc với một phụ nữ môi giới trên mạng, anh Nguyễn Văn Vương (SN 1969), ở quận Ba Đình, Hà Nội đã tìm được người giúp việc. Gia chủ giàu có này không ngờ rằng, chưa đầy 24 giờ sau đó phải đến cơ quan công an trình báo bị mất cắp.
Người giúp việc Đào Thị Hoài Thương trộm 30 triệu đồng
cùng chiếc máy tính trong ngày đầu làm việc
Rủi ro tìm người giúp việc online
Tìm gặp anh Vương, sống tại một chung cư cao cấp trên địa bàn phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình – bị hại vụ án trộm cắp tài sản vừa được cơ quan công an làm rõ mới đây, chúng tôi ghi nhận những bức xúc chưa nguôi của gia chủ. Bức xúc bởi lẽ, trong số 7-8 người giúp việc anh này từng thuê, cô gái đến làm chưa nổi một ngày, đã cuỗm 30 triệu đồng cùng chiếc máy tính xách tay hàng hiệu rồi bỏ trốn.
Video đang HOT
“Giúp việc cũ nhà tôi về quê ăn tết, rồi đột ngột nói không lên nữa khiến hai vợ chồng không kịp trở tay” – anh Vương cho hay. Ngày 5-2, bị hại lên mạng và biết một phụ nữ tên Dung, nhà ở làng Phú Đô, huyện Từ Liêm chuyên môi giới người giúp việc. “Chúng tôi gọi điện thì Dung hẹn vài ngày nữa sẽ có người đến làm”. Về phía Dung, tuy có đăng tin môi giới nhưng trong tay cô ta thời điểm đó chẳng có ai để “mối lái”. Đang loay hoay tìm lý do trì hoãn với khách, Dung bất ngờ nhận được điện thoại của một cô gái tên Đào Thị Hoài Thương (SN 1994), nhà ở Cẩm Phả, Quảng Ninh nói muốn đi làm giúp việc với mức lương 3 triệu đồng/tháng.
Cảm nhận lần đầu gặp cô bé thấy tin tưởng, Thương “xuất trình” cho tôi xem quyển sổ hộ khẩu “gốc” của gia đình rồi cùng về nhà – anh Vương nhớ lại. “Sáng 7-2, trước khi đi làm tôi rút ít tiền trong túi máy tính ra tiêu, có lẽ Thương ở ngoài nhìn thấy” – bị hại lý giải về sơ hở của mình. Chờ lúc cả nhà anh đi vắng, Thương vào phòng ngủ của vợ chồng gia chủ, lục lọi lấy đi 30 triệu đồng, chiếc máy tính xách tay rồi bỏ trốn về quê.
Bị phát hiện, cô “osin” này còn lừa gia chủ đến
hồ Gươm trả tiền
Kẻ gian manh gặp người sơ hở
Hành nghề luật sư nên suốt cuộc nói chuyện với chúng tôi, anh Vương luôn thể hiện là người có nhiều kinh nghiệm, nhất là “mảng” luật pháp. Nhưng hỏi ra mới biết, trong số gần chục giúp việc từng thuê, không ai được gia chủ hướng dẫn làm thủ tục khai báo tạm trú theo quy định. Bị hại chia sẻ: những người giúp việc trước từng lấy của vợ chồng tôi một số tài sản giá trị như đồng hồ, trang sức, ngoại tệ… Song anh này không trình báo cơ quan công an, vì giá trị tài sản nhỏ.
Tương tự như anh Vương là trường hợp chị Trần Kim Hoa (SN 1975), ở phường Láng Hạ, quận Đống Đa. Chị Hoa từng bị người giúp việc tên Đoàn Thị Thao (SN 1969), ở Việt Yên, Bắc Giang – mới thuê làm việc 2 tháng, mở tủ trộm cắp 6 lượng vàng cùng nhiều trang sức quý. Hôm đó, chị Hoa có việc ra ngoài đã cẩn thận khóa trái cửa nhà, gửi chìa khóa cho hàng xóm. Bị nhốt trong nhà, Thao vào phòng ngủ bà chủ lục lọi, phát hiện chùm chìa khóa. Cô ta lần lượt mở tủ quần áo, mở két sắt lấy cắp 6 lượng vàng và một số trang sức. Để “qua mặt” hàng xóm, cô này vờ kêu la bị đau răng, nhờ mở cửa đi mua thuốc rồi cao chạy xa bay…
Khai báo tạm trú để phòng ngừa
“Osin” trộm cắp xảy ra ngày một nhiều, xuất phát từ 2 nguyên nhân: sơ hở của bị hại và không chủ động tìm hiểu lý lịch, nhân thân những người họ đang giao phó việc trông coi tài sản. Điều 30 – Luật Cư trú, quy định “đăng ký tạm trú” nêu rõ: Người đang sinh sống, làm việc ở địa điểm không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú, trong thời hạn 30 ngày phải đến đăng ký tạm trú tại công an phường, xã… Luật là vậy, nhưng qua theo dõi, tổng hợp, rất ít chủ nhà tự giác thông tin, hoặc đưa người giúp việc ra khai báo tạm trú. Số trường hợp hiếm hoi hiện nay chủ yếu được lực lượng công an cơ sở phát hiện, hướng dẫn, qua công tác nắm tình hình địa bàn – một cán bộ CAQ Tây Hồ cho biết.
Phòng ngừa người giúp việc trộm cắp thế nào? Cách tốt nhất mà cơ quan công an khuyến cáo, là mỗi người dân hãy cảnh giác, thận trọng trong bảo quản tài sản, cùng việc chủ động khai báo tạm trú cho những người này. Khai báo tạm trú ngoài giúp cơ quan công an quản lý tốt địa bàn, còn gián tiếp giúp các gia chủ biết chính xác nhân thân, lai lịch của những người lạ. Họ “dính” tiền án – tiền sự chưa, có ăn ở thường xuyên tại quê nhà không, mối quan hệ của người này tại địa phương có gì phức tạp; quan trọng hơn, người giúp việc này chính xác là con người có tên, tuổi như giấy tờ họ “xuất trình” không… là những thông tin quan trọng được cơ quan công an giải đáp qua “phiếu xác minh 2 chiều”, sau khi gia chủ hoàn thành thủ tục đăng ký tạm trú. Bên cạnh sự tự giác của người dân, yêu cầu đặt ra đối với lực lượng công an cơ sở, là kiên quyết xử phạt đối với những trường hợp chậm trễ khai báo tạm trú. Thực tế cho thấy, nhiều địa phương chưa nhìn nhận đây là một “kẽ hở” để tội phạm ẩn náu, hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định địa bàn.
Theo ANTD
Thuê xe đi đặt, bị phạt tù
Đầu tháng 5-2011, Phạm Quang Cường (SN 1978, trú tại phường Thành Công, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đến Công ty TNHH Anh Duy, địa chỉ tại phường Văn Quán, quận Hà Đông gặp chị Nguyễn Minh Phương là nhân viên của công ty để thuê một chiếc xe ô tô tự lái 7 chỗ ngồi, hiệu TOYOTA Innova BKS
Phạm Quang Cường bị dẫn giải trở lại trại giam sau phiên xét xử
30Y-4279 làm phương tiện đi Nghệ An. Do Cường là khách quen của doanh nghiệp nên chị Phương đã làm hợp đồng cho Cường thuê xe ô tô ngay trong thời gian 7 ngày (từ mùng 5 đến 11-5-2011) với giá 800.000 đồng/ngày. Trước khi mang xe ô tô của Công ty TNHH Anh Duy đi, Cường đã để lại một giấy CMND và một xe máy làm tin. Ngoài xe ô tô Innova 30Y-4279, chị Phương còn giao cho Cường toàn bộ giấy tờ kèm theo xe.
Sau khi thuê được ô tô, Cường không dùng xe đi Nghệ An mà ở lại Hà Nội chơi với một số bạn bè. Đến sáng 6-5, Cường mang chiếc ô tô này lên thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc "đặt" cho anh Đại Quang Đông lấy 120 triệu đồng. Khi cầm cố tài sản, Cường nói dối đó là xe của gia đình. Không trả lại được ô tô và bị Công ty TNHH Anh Duy tố cáo, ngày 12-5-2011, Phạm Quang Cường buộc phải ra đầu thú tại cơ quan công an và khai báo quá trình phạm tội của mình. Tại kết luận giám định tài sản, cơ quan chức năng định giá chiếc xe ô tô Innova 30Y-4279 600 triệu đồng... Với hành vi này, Phạm Quang Cường bị VKSND TP Hà Nội cáo buộc và truy tố ra trước tòa án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 140-BLHS.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 17-2, Phạm Quang Cường đã thành khẩn khai báo lại toàn bộ quá trình phạm tội của mình như cáo trạng truy tố. Trước khi phiên tòa diễn ra, bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả, chiếc xe ô tô mà Cường cầm cố cũng đã được trao trả lại cho bị hại. Xem xét toàn bộ nội dung vụ án và xét thấy hành vi của bị cáo tuy rất nghiêm trọng, song hậu quả gây ra đã được khắc phục kịp thời nên TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Phạm Quang Cường 7 năm tù giam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mức án này thấp hơn nhiều so với hình phạt được quy định tại khung, khoản của tội danh.
Theo ANTD
TP HCM: Mang 45.000 USD không khai báo Hải quan Hành khách quốc tịch Trung Quốc được trả lại 5.000USD theo tiêu chuẩn. Số tiền của dối tượng bị tạm giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ngày 17/1, Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP HCM phát hiện hành khách Guo Zhi, sinh năm 1985, quốc tịch Trung Quốc mang theo 45.000 USD không khai báo hải...