Chủ quán cà phê lừa xin việc vào ngành công an giá 135 triệu đồng
Với vai trò môi giới, chủ quán cà phê tự nâng báo giá xin việc để hưởng thêm chênh lệch.
TAND Hà Nội ngày 22/6 xét xử vụ án lừa đảo chạy việc làm với số tiền chiếm đoạt gần 4 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, đầu năm 2009, Bùi Thị Thanh Hà (44 tuổi) vốn là chủ quán cà phê ở phố Quang Trung, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Trong số các khách quen của Thanh Hà, thì Nguyễn Mạnh Hà (30 tuổi, quê Tuyên Quang), Phùng Ngọc Tân (35 tuổi, quê Vĩnh Phúc) thường hay lui tới chơi.
Trong những câu chuyện bên bàn cà phê, Tân tự giới thiệu là Chánh Văn phòng Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn Mạnh Hà là cán bộ của ngành ngân hàng. Hai đối tượng tự “nổ”, rằng quen biết rất nhiều lãnh đạo và có khả năng xin việc làm cho nhiều người.
Hai đối tượng tại tòa sơ thẩm
Video đang HOT
Nghe hai đối tượng ba hoa, Thanh Hà quyết định đứng ra môi giới xin việc. Theo sự thỏa thuận, Thanh Hà có trách nhiệm đưa cho Tân và Mạnh Hà hồ sơ và tiền của những người có nhu cầu việc làm.
Mức giá đươc các đối tượng đưa ra là: Vào công chức giáo viên 40 triệu đồng, Bệnh viện Sơn Tây 45 triệu đồng, ngân hàng 60 triệu đồng, Viện nhi 80-85 triệu đồng, cao nhất vào ngành công an là 90 triệu đồng.
“Báo giá” của Tân và Mạnh Hà là vậy, nhưng Thanh Hà lại đi “nổ” về khả năng xin việc cũng như đưa ra một “báo giá” xin việc mới với mức chạy vào Viện nhi 125 triệu đồng, Bệnh viện Sơn Tây 75 triệu, công an 135 triệu đồng…
Tin tưởng Thanh Hà, từ tháng 6/2009, nhiều người đã tìm gặp chị ta để nộp hồ sơ và tiền với mong muốn xin việc làm cho người thân, quen.
Trong số này chị H. đã đưa cho Thanh Hà hơn 1,6 tỷ đồng với 16 bộ hồ sơ. Tương tự, chị L. cũng nộp cho Hà gần 450 triệu đồng với 7 bộ hồ sơ. Ngoài ra, Thanh Hà còn nhận của bà B. 18 bộ hồ sơ và gần 1,1 tỷ đồng.
Tổng cộng Thanh Hà nhận và chuyển 68 bộ hồ sơ cùng gần 3,7 tỷ đồng cho Tân và Mạnh Hà và hưởng tiền chênh lệch là gần 1 tỷ đồng.
Hành vi của các bị cáo bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, Thanh Hà nhận mức án 12 năm tù giam, còn Mạnh Hà nhận mức án 13 năm tù giam. Hiện đối tượng Tân đang bỏ trốn./.
Việt Đức
Theo_VOV
Cô gái khéo léo hạ "màn kịch" của cặp đôi lừa đảo
Bản thân thất nghiệp, song Tuyết cùng đồng bọn lại nghĩ ra "tuyệt chiêu" lừa đảo xin việc vào các ngân hàng. Thế nhưng cặp đôi ma quái này không thể ngờ rằng chính nạn nhân lại là người hạ "màn kịch" của các đối tượng...
Cặp đôi chuyên "diễn kịch" lừa đảo xin việc vào ngân hàng tại phiên tòa
Cầm tấm bằng đại học trong tay, song chị Nguyễn Thị Thùy Trang (SN 1987, ở TP Nam Định, Nam Định) cứ loay hoay mãi mà không xin được việc làm. Đang lúc chán chường thì chị Trang được bà Vũ Thị Lan (SN 1963, trú phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho biết có "cửa" vào làm việc tại Ngân hàng NN&PTNT - Chi nhánh Bách Khoa (Agribank Bách Khoa) với chi phí 300 triệu đồng. Dù khoản tiền "chạy việc" rất lớn, song chị Trang vẫn bấm bụng "đặt cửa". Nhưng sau 2 tháng học việc tại Ngân hàng NN&TPNT - Chi nhánh Trung Yên (Agribank Trung Yên), chị Trang bị loại ra khỏi đây mà không một lời giải thích. Phải mãi sau này, khi CQĐT mời lên lấy lời khai thì Trang mới biết mình bị lừa.
Theo đó, dù cả 2 cùng không có công ăn việc làm nhưng tháng 3-2013, Nguyễn Thị Tuyết (SN 1978, trú ở phòng 710, nhà CT4, Khu đô thị Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm) bàn với Trần Gia Hòa (SN 1977, ở số 9A, ngõ 3, phố Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông) cùng nhau "diễn kịch" để lừa tiền của những người nhẹ dạ cả tin. Cụ thể, Tuyết là người loan tin có "cửa" xin việc làm vào một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, đồng thời đứng ra nhận tiền, hồ sơ của các bị hại. Trong khi ấy, Hòa chịu trách nhiệm giả làm giám đốc chi nhánh ngân hàng, mỗi khi đồng bọn đưa người có nhu cầu xin việc làm đến địa điểm mà các đối tượng nhắm trước. Và đoạn kết của "màn kịch" này là Hòa nhờ người quen xin cho chị Trang vào học việc tại Agribank Trung Yên.
Cũng với "tuyệt chiêu" một kẻ giả làm giám đốc ngân hàng, còn kẻ kia sắm vai người quen đến xin việc làm, cuối tháng 3-2013, Tuyết nói với Nguyễn Thị Thanh Huyền (SN 1974) ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên rằng có suất vào làm việc tại Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân nhưng chi phí "chạy việc" lần này chỉ 180 triệu đồng. Thông tin ấy nhanh chóng đến với chị Lê Mỹ Ly (SN 1980, trú ở Khu đô thị mới Văn Quán, quận Hà Đông). Nhưng khi giá cả "chạy việc" được chuyển đến chị Ly thì đã lên đến 250 triệu đồng.
Trước khi ấn định ngày, giờ để Huyền dẫn chị Ly tới gặp "sếp", Tuyết bàn với đồng bọn là lần này Hòa vẫn làm Giám đốc Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân, song phải lấy một cái tên khác nếu không rất dễ bị lộ. Đúng như kế hoạch, sáng 27-3-2013, khi Tuyết dẫn Huyền và chị Ly tới Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân thì cũng là lúc giám đốc giả mạo ngân hàng này bước ra cổng.
Được Tuyết níu lại trình bày, Hòa giả bộ xem hồ sơ xin việc, rồi lấy cớ phải lên hội sở họp nên hẹn gặp lại người đến xin việc vào ngày khác. Gần 1 tháng sau, chị Ly liên tục giục Giám đốc Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân "rởm" bố trí cho đi làm thì được Hòa cho số điện thoại của một cán bộ tuyển dụng nhân sự ngân hàng này thật. Nhưng khi đến đây, chị Ly được nhận vào làm việc với công việc chỉ mang tính thời vụ và chẳng hề liên quan gì đến sự sắp xếp của Hòa. Bực tức, cô gái bỏ ra về và liên hệ với kẻ lừa đảo thì điện thoại của Hòa đã ở trong tình trạng không thể liên lạc được.
Đang không biết làm thế nào để lấy lại tiền thì một ngày đầu tháng 5-2013, chị Ly tình cờ nhìn thấy Hòa đi xe máy trên đường. Nhanh trí, bị hại đã lẳng lặng bám theo đối tượng về đến tận nhà. Tại đây, khi chị Ly hỏi bất kỳ người hàng xóm nào của Hòa thì họ đều cho biết đối tượng chưa bao giờ làm giám đốc ngân hàng. Không thể để cho kẻ xấu làm hại thêm người khác, chị Ly có đơn tố cáo hành vi lừa đảo. Dù đã rất kịp thời, song ngoài chị Ly và chị Trang cũng có 2 người nữa đã trở thành nạn nhân của Tuyết cùng đồng bọn. Tổng cộng, cặp đôi thất nghiệp này đã chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của 4 bị hại.
Với hành vi gây ra, TAND TP Hà Nội đã tiến hành xét xử đối với Nguyễn Thị Tuyết và Trần Gia Hòa về tội "Lừa đảo chiếm đoat tài sản", theo điểm a, khoản 4, Điều 139-BLHS. Tuy nhiên tại phiên tòa mới đây, do các bị hại vắng mặt, trong khi lời khai của các bị cáo cùng người liên quan ở phiên xử không phù hợp với lời khai của các nạn nhân có trong hồ sơ vụ án về số tiền khắc phục hậu quả nên HĐXX sơ thẩm quyết định hoãn tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Theo_An ninh thủ đô
Giả công an, dừng xe ra giá đòi tiền Cho rằng người đi đường vi phạm Luật giao thông, những "chiến sỹ công an" dừng phương tiện và "ra giá" để rồi được bỏ qua... Từ cuối tháng 5, nhiều người dân ở thị trấn Cát Hải (huyện Cát Hải, Hải Phòng) phản ánh thường xuyên xuất hiện một thanh niên mặc thường phục, đầu đội mũ bảo hiểm ngành công an...