Chữ nợ chữ tình
Nhiều người luôn ca cẩm chồng/vợ mình giống như một gánh nặng. Vậy mà nói bỏ họ không thể bỏ. Với người ngoài cuộc, sự nhẫn nhục của họ thật khó lý giải.
Trong cuộc sống, đôi khi ta bắt gặp rất nhiều điều chỉ có thể lặng nhìn, hoặc chiêm nghiệm chứ không thể lý giải được, ví như chữ nợ trong đạo vợ chồng.
Phải có chữ tình thì người ta mới chịu đựng được những ấm ức, mệt mỏi như thế. Chữ tình xuất phát từ tính cách nhân hậu, vị tha của con người.
Nhiều cặp đôi lấy nhau hình như chỉ để “trả nhau cái nợ ba sinh”. Suốt quá trình chung sống, họ có rất ít thời gian ấm êm. Họ cãi lẫy, nhục mạ, thậm chí là hành tội nhau chứ nhất định không chịu hiểu nhau, không ai chịu nhường bước… Cảm giác như cuộc hôn nhân của họ chỉ vì chữ nợ mà thôi.
Cha mẹ của bạn tôi là một ví dụ. Cả một thời niên thiếu và thanh xuân, bạn tôi sống trong một gia đình không yên ổn. Cha mẹ chị luôn mâu thuẫn và đánh cãi nhau. Gia đình đối với con cái và với họ đúng như địa ngục. Cũng có nhiều người khuyên can và đã làm nhiều cách nhưng đều không cải thiện được mối quan hệ của họ – cho dù cả hai người đều là trí thức.
Thế rồi khi con cái đủ lớn, chị bạn tôi học xong đại học thì cha mẹ chị ly hôn. Năm mươi tuổi mẹ chị đi bước nữa sau khi ly dị được hai năm. Mẹ chị lấy một ông chồng người Pháp.
Hơn hai mươi năm sau khi ly hôn, cả mẹ và cha của chị bạn tôi đều sống vô cùng vui vẻ và thanh thản. Cha chị vui với các điệu vũ và những người bạn đồng hoàn cảnh với ông trong câu lạc bộ khiêu vũ. Hết “nợ nần” nhau, mẹ chị và cha chị sau đó lại có thể vui vẻ làm bạn, trò chuyện và hiểu nhau hơn. Bà luôn kể cho ông nghe những câu chuyện bên Pháp nơi bà đang sống bình yên và hạnh phúc với ông chồng Pháp. Bà thẳng thắn chia sẻ với ông, bất đồng ngôn ngữ có là gì khi họ chẳng cần nói mà chỉ lắng nghe và nhìn nhau vẫn hiểu được nhau…
Có những chuyện thật khó hiểu. Cùng ngôn ngữ dân tộc, cùng nền văn hoá, kể cả cùng có với nhau những đứa con mà vẫn không thể hiểu nhau. Trong khi khác dân tộc, màu da, tiếng nói lại có thể thấu hiểu nhau và sống vui vẻ đến trọn đời như chuyện mẹ của chị bạn tôi. Đây có phải là chữ nợ?
Nếu chữ nợ trong luân hồi của số phận tạo nên duyên để người ta gặp gỡ khiến tình cảm nảy nở mới thành vợ chồng thì chữ tình khiến người ta níu giữ, trân trọng và duy trì hôn nhân không để bi phôi phai, không bị những thứ phù phiếm của đời sống tiêu hoá mất.
Nhiều người luôn ca cẩm chồng/vợ mình giống như một gánh nặng. Vậy mà nói bỏ họ không thể bỏ. Với người ngoài cuộc, sự nhẫn nhục của họ thật khó lý giải.
Video đang HOT
Tôi có một người bạn đồng học ở gần nhà. Anh ta suốt ngày say xỉn, bạn bè cũng phát chán ngấy với cái khuôn mặt của một gã say, nói lúc nào cũng lèm bèm, nhìn đã lầy lội chả ai buồn để ý. Nhưng tôi đặc biệt chú ý đến cô vợ của anh ta. Nhìn điệu bộ, cách cư xử của chị ấy tôi bỗng ngỡ ngàng nhìn lại mình, nhìn lại những người đàn bà mà tôi đã gặp, đã nghe họ nói về câu chuyện hôn nhân và cái tình của họ đối với chồng .
Đó là trong một dịp chị ấy chở anh chồng say đến viếng đám ma mẹ một người bạn của chồng. Vì anh chồng lúc nào cũng say nên chẳng thể đi. Chị đành tự mình lái xe đưa chồng đến. Mấy cô bạn tôi và những người phụ nữ khác nhìn thấy cảnh đó ai cũng bảo: chả phải vạ…. Thế mà chị ấy “phải vạ” đấy.
Anh bạn tôi chân đi như không chạm xuống đất, đầu thì lắc lắc như con trỏ chợ. Thế mà chị vợ vẫn nói chuyện với anh rất ôn tồn và nhẹ nhàng.
Phải có chữ tình thì người ta mới chịu đựng được những ấm ức, mệt mỏi như thế. Chữ tình xuất phát từ tính cách nhân hậu, vị tha của con người.
Trong xã hội không thiếu người đàn bà phận hẩm duyên ôi, lấy chồng, có con có cái với nhau nhưng bao nhiêu năm làm vợ, họ chưa từng được chồng đối xử tử tế lấy một ngày. Vậy mà khi anh chồng lâm vào cảnh yếm thế, trong khi hoàn toàn có thể bỏ đi hoặc ly dị cắt đứt mọi quan hệ thì họ đã không làm thế, họ vẫn ở lại để làm trọn cái đạo lý ở đời.
Thế mới biết được làm vợ chồng với nhau phải có “nợ” nhưng để trọn nợ cùng nhau người ta cần lắm một chữ “tình”
Cũng có nhiều chị bỏ đi rồi nhưng thấy chồng đói khát, cùng cực, con cái nheo nhóc, lại quay về. Các chị lý giải rằng một ngày cũng là nghĩa…
Nhiều người cho rằng họ “ngu ngốc” mới phải cam chịu, họ nhu nhược nên không dám “vùng lên”. Nhưng nhìn ở một phía khác, tôi cho rằng bởi họ nặng một chữ tình, bao gồm cả tình mẫu tử vì đằng sau họ còn có những đứa con.
Thế mới biết được làm vợ chồng với nhau phải có “nợ” nhưng để trọn nợ cùng nhau người ta cần lắm một chữ “tình”. Chữ nợ, chữ tình quả thật khó luận bàn.
Theo thegioitiepthi.vn
Yêu điên cuồng mẹ đơn thân hơn tuổi, đến khi sốc nặng khi nghe thấy điều này
Tôi đã từng nghĩ người yêu sau này của mình sẽ là một cô gái hiền lành, nết na, trong sáng. Vậy mà, tôi lại chết mê chết mệt một người đàn bà sắc sảo đã từng trải. Cô ấy hơn tôi 5 tuổi và đã có 1 đứa con... Nhưng tôi đã vỡ nát trái tim khi đi đón em say ở
Tôi xuất thân từ một vùng quê xứ Nghệ có truyền thống hiếu học, gửi gắm ước mơ thành đạt vào những trang sách từ thời niên thiếu. Thi đại học, tôi trúng tuyển vào ngôi trường có tiếng của Thủ đô với số điểm khá cao, luôn giành học bổng qua các kỳ thi. Hơn nữa, để đỡ cha mẹ tiền học phí, tôi thường đi làm thêm một số công việc như gia sư, chạy bàn. Tất cả chỉ mong ra trường kiếm được một công việc tốt, sang trang được cuộc đời.
Tôi cắm đầu lo học, không tha thiết chuyện yêu đương mặc dù có nhiều em khóa dưới mến mộ, nhiều bạn cùng lứa thầm thương trộm nhớ. Nhưng rồi, tôi lại không vượt qua được người đàn bà ấy.
Tôi đã không cưỡng được sức quyến rũ của chị. Ảnh minh họa
Tôi đã từng nghĩ người yêu sau này của mình sẽ là một cô gái hiền lành, nết na, trong sáng. Vậy mà, tôi lại chết mê chết mệt một người đàn bà từng trải. Cô ấy hơn tôi 5 tuổi, chúng tôi tình cờ gặp nhau trong một lần tôi đi chạy bàn tại quán café buổi tối. Hôm ấy, tôi đã chứng kiến cảnh em (tôi vẫn gọi cô như thế) và người tình chia tay, người đàn ông buông những lời vô tâm rồi lạnh lùng đứng dậy ra đi, bỏ lại em ngồi chưng hửng với nỗi cô đơn tuyệt vọng.
Vậy mà em không hề khóc, em nhắm mắt thở dài rồi nhếch mép cười rất nhẹ. Chỉ thế thôi mà mọi muộn phiền quanh em như tan biến hết, chỉ thế thôi mà con tim khô cứng của tôi thổn thức không nguôi. Tôi đã chủ động đến làm quen và bắt tay ngay vào một cuộc tình chị em đầy say đắm nồng nàn.
Em làm ở một thẩm mỹ viện với thu nhập khá. Ngồi bên em, đi chơi với em hầu như chẳng bao giờ em nhắc tới chuyện quá khứ hay tương lai, chẳng bao giờ em nói tới ước mơ hoài bão hay những mục tiêu cao cả nào. Tôi bỗng nhiên thấy đôi vai mình cũng nhẹ nhõm lây, thấy không có áp lực hay trách nhiệm gì hết, chúng tôi cứ vui, cứ sống với hiện tại, chẳng cần lo nghĩ đến ngày mai.
Bạn bè biết chuyện chê cười tôi cũng mặc kệ. Đến nỗi mà khi phát hiện ra em hiện là một bà mẹ đơn thân đã có cậu con trai 4 tuổi tôi chẳng những không xa rời em mà còn yêu em hơn, thương xót cho em hơn. Thế là tôi dọn về ở với hai mẹ con em.
Trong những tháng ngày tôi lận đận ra trường xin việc có em luôn ở bên giúp đỡ, mấy tháng liền tiền nhà cửa, ăn uống sinh hoạt cũng một tay em lo liệu, tôi bù đắp lại bằng sự nhiệt tình trong việc chăm sóc hai mẹ con em, nhiều hôm em đi làm muộn tôi phải đi đưa đón con trai em đi học, chăm sóc nâng niu nó đến từng miếng cơm cốc sữa lúc ốm đau. Tôi thực lòng coi con em như con mình.
Tôi đã yêu thương, chăm sóc hai mẹ con hết lòng. Ảnh minh họa
Thế nhưng đời như con tạo xoay vần đầy trớ trêu.
Bữa ấy, tôi đang thử việc ở một công ty lớn có vốn nước ngoài. Tôi dồn hết tâm huyết và công sức để thể hiện bản thân mong đợi đến ngày cuối cùng của đợt thử việc, ngày mà tôi trải qua bài test để trở thành nhân viên chính thức của công ty. Vậy mà, sáng hôm ấy, khi đang làm bài, tôi nhận được cuộc gọi gấp gáp của em bảo về đón con ngay vì nó đang sốt xình xịch ở lớp.
Tôi cũng chả còn tâm trạng làm bài, chóng vánh nộp bài rồi phi như bay về lớp đón con, một mình đưa nó đi khám bác sĩ bởi em đang bận đi làm ở tỉnh xa. Con bị sốt vi rút phải nằm truyền nước và nghỉ ngơi, lại một mình tôi ngồi so gối trông con, không mảy may so đo, tính toán, chỉ những mong con khỏe lại còn em yên tâm làm việc sớm trở về.
Đang nửa tỉnh nửa mê trông con, tôi chợt nhận được một tin nhắn từ số lạ "đến quán đón vợ mày về đi". Cứ nghĩ người ta nhắn nhầm số, nhưng linh tính như mách bảo tôi điều gì đó. Tôi phóng như bay đến địa chỉ mà tin nhắn hướng dẫn, vừa mới đỗ xe ngoài quán đã thấy em say sưa lả lướt cạnh một người đàn ông không lạ, người tình cũ của em.
Em đang khóc, đang giằng xé anh ta, rồi em cào cấu, vồ vập ôm ấp, có lúc lại quỳ xuống van xin "hãy về với em đi anh, em sai rồi, em chưa lúc nào thôi yêu anh cả".
Sự phản bội không đau bằng điều mà tôi đã nghe được. Ảnh minh họa
Người đàn ông khó chịu xô ghế đứng dậy vô tình đẩy em ngã, tôi lập tức chạy đến đỡ em, vừa định túm áo anh ta hỏi tội vì hành động thô lỗ vừa rồi thì em quay ra nhìn tôi đầy lạnh lùng cáu giận: "Nhóc con mày đến đây làm gì, cút ngay".
Người đàn ông lắc đầu "Vợ mày say rồi đầy, đưa nó về đi, đừng làm phiền tao nữa". Như chỉ đợi có vậy, cố ấy vội níu tay áo anh ta, rồi chỉ mặt tôi cười ha hả: "Vợ ư, anh nói em là vợ nó ư, nó chỉ là thằng ô sin của em và con mình thôi, nó bám váy em mấy tháng nay rồi anh không biết à".
Dường như tôi chỉ nghe được có thể rồi đi, âm thanh tôi nhớ nhất là tiếng con tim tôi vụn vỡ.
Từ ngày đó, tôi chưa bao giờ gặp lại mẹ con em. Đơn giản chỉ thế thôi, và đó chính là mối tình đầu mặn đắng của tôi.
Theo kenhsao.net
Tết lại về, mẹ còn ở đó chờ con? Con biết rằng mẹ vẫn luôn ngồi trước cửa đợi tiếng xe đò quen thuộc mà mỗi lần con hay về. Thế mà mẹ vẫn không trách con, mẹ luôn bảo mình rằng có lẽ vì con qua bận với cuộc sống hiện đại. *** Tết lại đến, mẹ còn ở đó chờ con? Trong bốn mùa; xuân, hạ, thu, đông thì mùa...