Chủ nhân Nobel Kinh tế giảng bài tại ĐH Ngoại thương
Chiều 15/11, GS Roger B. Myerson, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2007, đã có bài giảng tại ĐH Ngoại thương Hà Nội với chủ đề “Cơ chế lãnh đạo, nền dân chủ và chính quyền địa phương”. Hơn 1.000 giảng viên, sinh viên đã tham dự sự kiện này.
Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 2 tại Đông Nam Á do Quỹ Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Vienna (nước Áo) và Bộ GD-ĐT tổ chức. Trong chuyến thăm Việt Nam này, ngoài bài giảng tại ĐH Ngoại thương, GS Roger B. Myerson cũng sẽ tham gia gặp mặt riêng các nhà hoạch định chính sách tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh vào ngày mai 16/11.
Bắt đầu từ tháng 11/2012, Chương trình “Cầu nối” lần thứ 4 tại Đông Nam Á sẽ bao gồm các sự kiện được tổ chức liên tục từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013. Các chủ đề của chuỗi sự kiện sẽ nằm trong khuôn khổ nội dung “xây dựng văn hóa hướng tới hòa bình và sự phát triển của một thế giới toàn cầu hóa”, kết nối các quan điểm từ Việt Nam và quốc tế. Chương trình bao gồm một loạt các chủ đề đa dạng như chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa và báo chí.
GS Roger B. Myerson giảng bài cho giảng viên và sinh viên trường ĐH Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân và HV Ngoại giao.
Chuỗi sự kiện có sự tham gia của các diễn giả đoạt giải Nobel trong lĩnh vực Kinh tế, Vật lý, Hóa học và Y học. Tham gia sự kiện còn có GS Romano Rodi, nguyên Thủ tướng Ý và nguyên Chủ tịch Hội đồng liên minh Châu Âu, và GS Ngô Bảo Châu – chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Fields năm 2010.
Video đang HOT
Chuỗi sự kiện “Cầu nối” được tổ chức với mục đích xây dựng cầu nối thông qua những người đạt giải Nobel, những trường ĐH trong nước và những tổ chức khác trong khu vực Đông Nam Á để thiết lập mối quan hệ lâu dài trong việc hợp tác những chương trình nghiên cứu chung và các chương trình khác. Với việc nâng cao khoa học, công nghệ và giáo dục như là một cơ sở cho hòa bình và phát triển, các sự kiện “Cầu nối” có thể giúp tăng cường sự hợp tác hướng tới hòa bình, tự do và an ninh trong khu vực với sự tham gia tích cực của thế hệ trẻ – tương lai của Đông Nam Á.
Bài giảng của GS Roger B. Myerson thu hút sự quan tâm của hơn 1.000 giảng viên và sinh viên.
ĐH Ngoại thương Hà Nội là trường ĐH đầu tiên được tham gia vào chuỗi sự kiện “Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” tại Việt Nam. Bài giảng của GS Roger B. Myerson được thực hiện tại Hội trường ĐH Ngoại thương và truyền trực tiếp ra ngoài sân trường để tiện cho SV theo dõi, lắng nghe.
Sinh viên được tạo điều kiện nghe trực tiếp bài giảng của GS Roger B. Myerson thông qua hệ thống truyền trực tiếp từ Hội trường ra ngoài sân trường.
Nhân sự kiện này, Trường ĐH Ngoại thương vinh dự trao bằng Tiến sỹ danh sự cho GS Roger B. Myerson. Bên cạnh đó, nhà trường cũng trao học bổng cho 5 sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội.
GS. TS. Hoàng Văn Châu – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương trao bằng Tiến sỹ danh dự tới GS Roger B. Myerson.
Được biết, GS Roger B. Myerson hiện giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐH Chicago (Mỹ). Ông có những đóng góp to lớn trong các lĩnh vực kinh tế và khoa học chính trị, và đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2007 cho công trình nghiên cứu về lý thuyết thiết kế cơ chế.
GS Roger B. Myerson lấy bằng Tiến sỹ toán học ứng dụng tại ĐH Havard với luận án Lý thuyết về Hợp tác trong Trò chơi. Ông tham gia giảng dạy trong vòng 25 năm tại trường Quản trị Kellogg tại ĐH Northwestern. Đây là nơi ông phát triển công trình nghiên cứu sau này đoạt giải Nobel trước khi trở thành GS Kinh tế ĐH Chicago vào năm 2001.
Theo Dantri
Người nông dân thiệt thòi vì công nghiệp hóa
Đó là vấn đề được nhiều nhà khoa học, chuyên gia cảnh báo tại buổi hội thảo Tổng kết thực tiễn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11.9, tại TP.HCM.
Nhiều đại biểu cho rằng, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc nhất hiện nay tại khu vực Đông Nam bộ: nguồn nước các dòng sông, con suối, mặt đất bị đầu độc nặng nề bởi nhiều loại chất thải độc hại từ các nhà máy chế biến thủy sản, trang trại chăn nuôi heo, khu công nghiệp. Việc sản xuất nông nghiệp của người nông dân bị thiệt hại nặng do các dòng sông chết như Thị Vải, Vàm Cỏ, Sài Gòn, Đồng Nai... Tại TP.HCM có 13 KCN - KCX nhưng chỉ có 3 khu có hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh.
Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực 2 dẫn chứng, tại Đông Nam bộ, trong khi cây cao su đang có giá trị rất cao thì bị chặt bỏ để nhường đất làm công nghiệp nhưng cũng chính trên mảnh đất ấy giờ đây lại không được sử dụng cho công nghiệp.
PGS-TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nhìn nhận, không ít giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay đã dẫn đến nhiều nơi người dân bị mất đất, mất việc làm, thất nghiệp. Đó là do chúng ta công nghiệp hóa nhưng chưa nghĩ hết đến các vấn đề xã hội, chính trị, cộng đồng... Người công nhân vào các KCN mới chỉ có việc làm chứ chưa được giải quyết những vấn đề an sinh, nhu cầu tinh thần.
Theo TNO
Dự án xanh Nhiều bạn trẻ đã đưa ra ý tưởng, sản phẩm bảo vệ môi trường bằng các dự án xanh. Những Mảnh ghép Mai Trần Hạnh Nguyên, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 đã hình thành dự án Mảnh ghép xanh giúp học sinh có thêm kiến thức về môi trường. Cô cho rằng: "Học sinh tiểu học là lứa tuổi...