“Chủ nhà hàng ở Hà Nội chỉ xứng đáng làm nhân viên phục vụ ở Sài Gòn”
“Với cung cách thái độ phục vụ theo kiểu “bún mắng, cháo chửi, đốt vía” như vậy thì các chủ nhà hàng ở Hà Nội chỉ xứng đáng làm nhân viên phục vụ ở Sài Gòn mà thôi…”, độc giả Hoàng Văn Thiệp bày tỏ.
Xung quanh thái độ phục vụ thiếu tôn trọng của nhân viên, chủ nhiều nhà hàng lớn, cửa hàng đối với khách hàng trong thời gian qua nói riêng và sự xuống cấp của văn hóa ứng xử phục vụ, văn hóa nơi cộng cộng nói chung, tòa soạn báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của độc giả.
Một trong những ý kiến đó là của độc giả Hoàng Văn Thiệp cho rằng, với cung cách, thái độ, văn hóa phục vụ thiếu tôn trọng khách hàng như hiện nay thì các chủ hàng ở Hà Nội chỉ xứng đáng làm nhân viên phục vụ ở Sài Gòn mà thôi… Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ bài viết này. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Là một người Hà Nội nhưng do tính chất của công việc nên tôi thường xuyên được đi đến nhiều vùng miền từ trong Nam đến ngoài Bắc. Sau mỗi chuyến đi, ngoài việc được thăm thú những cảnh đẹp, danh lam, thắng cảnh thì nó cũng giúp tôi có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn xung quanh thái độ, văn hóa ứng xử cũng như văn hóa phục vụ khách hàng của các nơi.
Không ít người Hà Nội vẫn đang thờ ơ với cảnh “bún mắng, cháo chửi” (Ảnh: Internet).
Cá nhân tôi, hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng, đang có một sự tạp nham, xuống cấp trong văn hóa ứng xử nơi công cộng cũng như thái độ, cung cách, văn hóa phục vụ khách hàng của bộ phận không nhỏ người Hà Nội.
Chính bản thân cũng đã một vài lần được chứng kiến và trở thành “nạn nhân” của nạn “bún mắng, cháo chửi, đốt vía…” ngay giữa lòng thủ đô. Ngay cả những lần vào trong các nhà hàng, khách sạn sang trọng ở Hà Nội tôi cũng gặp nhiều cảnh rất phiền toái. Và sau những lần đó, thì tôi thường thầm nhủ rằng “có các thêm vàng cũng không bao giờ trở lại những nơi đó”.
Lần đầu tiên chứng kiến cảnh “ốc mắng”, đó là khi chúng tôi bước chân vào một quán ốc một con đường có tiếng ở Hà Nội. Quán ốc khá nhỏ, do một người đàn ông chừng trên 60 tuổi làm chủ.
Vừa bước vào quán, nhân viên phục vụ đã hỏi theo kiểu rất hách “ăn gì, ốc hay gì đây” . Chưa dừng lại, khi chúng tôi gọi đĩa ốc xào, sau gần 20 phút, người phục vụ mới bê ra cùng khuôn mặt cau có. Cô ta đặt “cộp nhát” bát nước chấm xuống, khiến nước “sóng” cả ra ngoài, một vài giọt rơi vào áo tôi.
Không xin lỗi ngay, cô ta bật cười rồi nói theo kiểu rất cưỡng ép: “xin lỗi, bắn tý, đi ăn ốc phải thế…”. Vừa bê ốc ra được chừng 5 phút, chúng tôi gọi. cho thêm xoài và trà đá thì người chủ quán ở gần đó quát lớn: “chúng mày ăn thì gọi ngay từ đầu, vừa bê ốc ra lại gọi xoài, trà đá, ai mà làm kịp được…”.
Cô bạn tôi có ý kiến lại thì nhận được câu quát còn to hơn trước: “m… chúng mày, đừng tưởng có tiền vào đây là oai, gọi thì gọi ngay từ đầu, tao phục vụ cho nhanh, cứ nhát nhát lại gọi, đ… ai mà làm kịp cho chúng mày…”
Quá bức xúc, chúng tôi đứng ngay dậy trả tiền rồi về thì lại nhận được câu “không ăn thì cút ngay, quán tao đ… cần khách dỗi như thế…”
Video đang HOT
Không kém cạnh chút nào là lần tôi được “thưởng thức” món “bún chửi” ngay chợ khá lớn của thủ đô. Vừa bưng được bát bún ngồi ra ăn bà chủ quán đã “tặng” ngay một câu xanh dờn “m… cái loại đàn ông ăn thì ỏn à ỏn ẻn như đàn bà”.
Khi tôi chê nước dùng có phần nhạt, thì bà ta bắt đầu cho một tràng dài ngoằng: “…mày không ăn thì bà đổ cho chó, nhạt cái mồm mày, cái loại đàn ông chúng mày thì gái gú mới mặn…”
Rồi thì “…bà bán ở đây từ sáng đến giờ có mỗi cái mặt thằng mày chê nhạt chứ có ai chê nhạt…” . Bức xúc trước thái độ bán hàng, tôi cũng đứng ngay dậy trả tiền thì bà ta có ra kiểu khoe lên, khoe xuống “tao Hà Nội gốc, bún tao bún Hà Nội, chứ không phải cái thứ bún nhà quê như của mày…”
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Không chỉ có những quán ăn vỉa hè hay là những tiệm ăn nhỏ mới để xảy ra những câu chuyện buồn lòng, mà ngay cả với những nhà hàng sang trọng lịch sự ở Hà Nội thì cũng không tránh khỏi. Gia đình tôi trong một lần đi ăn tại nhà hàng A ở trên phố Quán Sứ – Hà Nội (tôi xin phép không được nói tên vì nhiều lý do) cũng đã gặp phải những thái độ phục vụ hết sức thiếu văn hóa của các nhân viên tại đây.
Hôm đó, nhân dịp, bố mẹ tôi từ quê ra thăm các cháu, vợ chồng tôi quyết định đưa cả nhà đi ra ngoài ăn một bữa ở nhà hàng. Khi mới vào cửa, các nhân viên ở đây đều tỏ thái độ rất hòa nhã, vui vẻ đón tiếp, dẫn chúng tôi vào. Nhưng trong khi dùng bữa thì họ lại có những thái độ thực sự thiếu tôn trọng khi phục vụ bố mẹ tôi.
Bố mẹ tôi đều là những người đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi”, 2 cụ sống ở quê là chủ yếu nên ra thành phố với con cái cũng vẫn giữ cái nếp sống ở quê, một số thói quen trong sinh hoạt và tác phong của người nhà quê… Nhưng đáp lại đó, nhân viên nhà hàng lại có những ánh mắt soi mói, nhìn liếc, kể cả cách phục vụ cũng rất thiếu tôn trọng, mất lịch sự…
Và khi vô tình đi ra nghe điện thoại, tôi còn nghe được không ít lời nói rất thiếu tôn trọng, mỉa mai của một số nhân viên phục vụ về bố mẹ của tôi: “đúng là đồ nhà quê, già rồi còn hạch sách lắm trò…”.
Quả thực, lúc đó tôi đã rất nóng mặt nhưng nghĩ kìm lại được và cũng vì những lời nói sau đó của vợ tôi “mình làm to chuyện ở đây cũng chẳng được gì cả, thôi cứ để bố mẹ vui vẻ cùng các con, còn từ lần sau thì không bao giờ đến nhà hàng này nữa”.
Kể mấy câu chuyện mà tôi bị trở thành “nạn nhân” ra để phần nào cho mọi người thấy được, một thực tế thật đáng buồn và đáng xấu hổ trong văn hóa phục vụ ở một bộ phận các nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội
Hà Nội thì vậy, nhưng khi vào Sài Gòn, dù đã đi hầu khắp các khu phố, các chợ lớn nhỏ, ăn từ nhà hàng đến quán cóc ven đường, tôi chưa bao giờ chứng kiến những cảnh tương tự như trên.
Tôi còn nhớ, một lần do sơ ý, người nhân viên ở một quán có làm rớt một chút nước vào áo của khách. Dù khách đã thông cảm nhưng cô nhân viên vẫn đứng xin lỗi khách rối rít và đề nghị được giặt ngay lại áo cho khách…
Hay ngay ở một quán ăn ven đường Sài Gòn thôi, khi chúng tôi chê nhạt một chút là chủ hàng đã ra xin lỗi và mang các thứ để nêm thêm cho khách…
Nhiều người cho rằng, có nét văn hóa xấu theo kiểu “bún mắng, cháo chửi, đốt vía” đó là do người ngoại tỉnh mang lại chứ người Hà Nội gốc thì không như vậy. Nhưng, thực sự, từ việc được đi nhiều của mình, bản thân tôi lại thấy, điều này chưa chắc đã đúng.
Tại sao ư? Nếu chúng ta nhìn vào Sài Gòn sẽ thấy, họ đông dân hơn Hà Nội và để tìm được một người Sài Gòn gốc chắc chắn sẽ rất khó khăn. Đa phần dân ở đây là từ tứ xứ đến và thậm chí có cả người Hà Nội. Nhưng họ lại không có những kiểu thái độ, cung cách, văn hóa phục vụ thiếu tôn trọng khách hàng như ở Hà Nội.
Trong một xã hội văn minh, trong nền kinh tế thị trường đã vào nước ta được mấy chục năm nay đã đưa ra khắng định khách hàng luôn luôn là “thượng đế”.
Khách hàng đã bỏ tiền ra “nuôi béo” các chủ hàng, vậy mà lại bị đối xử, hành xử bằng những thái độ, cung cách, văn hóa “bún mắng, cháo chửi, đốt vía…” là không thể chấp nhận được, cần phải lên án, phê phán.
Như tôi đã nhấn mạnh ở trên, từ tính chất của công việc, được đi đến nhiều nơi, chứng kiến nhiều thái độ, cung cách, văn hóa cư xử với khách hàng, bản thân tôi thấy rằng, quả thực, với những thái độ, cung cách, văn hóa ứng xử với khách theo kiểu “bún mắng, cháo chửi, đốt vía” của người Hà Nội khi vào Sài Gòn thì tôi dám chắc chắn rằng, các ông chủ Hà Nội chỉ xứng đáng làm nhân viên phục vụ mà thôi…
Theo GDVN
Ở Việt Nam, có những cách hành xử tồi tệ hơn "bún mắng, cháo chửi"
Trong mắt của một tour guide thâm niên hơn 11 năm, có những cách cư xử "thiếu văn hóa" của người Việt Nam còn đáng xấu hổ hơn nhiều.
Không phải văn hóa kém mà do luật chưa nghiêm?
Là một tour guide (hướng dẫn viên), đã từng đi qua nhiều nơi, chứng kiến sự lịch thiệp đến chuyên nghiệp của người Hội An, sự nhẹ nhàng trong phong cách phục vụ trên đất cố đô Huế hay sự tận tâm, nhiệt tình của người dân Đà Nẵng, nói về những cư xử kiểu "bún mắng, cháo chửi", anh Trần Quốc Hưng (hiện đang làm việc tại công ty du lịch Hanoi Redtours) lắc đầu thừa nhận: "Tôi cũng không thể giải thích được tại sao. Nhưng ở Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia - những quốc gia tạm gọi là có dịch vụ khá tương đồng với nước ta, chúng tôi chưa bao giờ bị người bán hàng mắng, chửi. Nên nếu nói về VĂN HÓA thì cái này ta hơi kém".
Không như quán "bún mắng" trong chợ Ngô Sỹ Liên, tour guide Trần Quốc Hưng chia sẻ: "...ở Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia - những quốc gia tạm gọi là có dịch vụ khá tương đồng với nước ta, chúng tôi chưa bao giờ bị người bán hàng mắng, chửi".
Anh Hưng cho rằng: Đa phần những người bán hàng Việt Nam ta cứ nghĩ Tây là nhiều đô la, là giàu có, là không tính toán gì khi chi tiêu nên khi người Tây không mua hàng như mình mong đợi, người bán sẽ sẵn sàng chửi ngay. "Nói thật tôi rất xấu hổ với các bạn nước ngoài!" - anh Hưng thành thật chia sẻ.
Anh kể: "Một lần, tôi đi với một lãnh đạo bên ngành Giáo dục, mọi người nói ý thức của người Việt ta kém, chú ấy phản bác lại: "Không phải ý thức hay văn hóa Việt Nam kém mà tại luật nước mình không nghiêm".
Tại sao lại nói là không nghiêm? Bởi ở Hà Nội, những hình thức chặt chém, "bún mắng, cháo chửi" vẫn cứ diễn ra hàng ngày và phổ biến như vậy nhưng có ai phạt và phạt như thế nào, cũng không ai biết?! Khi không ai cấm, luật lại không nghiêm thì làm sao ngăn chặn được và như một lẽ tất yếu, mọi thứ sẽ cứ tràn lan thôi!
Do vậy, theo quan điểm của vị tour guide kỳ cựu của Hanoi Redtours này, biện pháp tốt nhất để tránh tình trạng "bún mắng, cháo chửi", tổ dân phố nên vào cuộc, tuyên truyền và giáo dục tất cả các thành viên đang sinh sống và làm việc trên địa bàn, nhắc nhở họ giữ văn minh nơi phường, xã.
"Tôi nghĩ những người Hà Nội cũng như người nhập cư, họ không quá xấu, nhất là nơi mình ở hoặc thuê làm kinh doanh, ai chả muốn văn minh. Hội An cũng thế thôi, họ giáo dục rõ ràng nên ai cũng cố gắng giữ gìn nơi mình sinh sống. Hợp nhau lại là văn minh thôi mà!".
Có những điều còn đáng buồn hơn cả "bún mắng, cháo chửi"
Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề tour guide, bên cạnh văn hóa bán hàng kiểu "bún mắng, cháo chửi", anh Trần Quốc Hưng cho rằng: Có những điều khác nữa cũng khiến anh cũng phải suy nghĩ, trăn trở, đôi lúc cảm thấy xấu hổ trước cách ứng xử "có một không hai" của người Việt.
Anh cho biết: Trước mỗi chuyến đi sang nước ngoài, làm hướng dẫn viên cho đoàn khách gốc Việt, anh luôn phải nói "chặn" trước khi khởi hành, tránh những "sự cố" không mong muốn có thể xảy ra.
Ví dụ khi khởi hành lên sân bay, anh luôn mở lời xin lỗi du khách vì phải nhắc nhở du khách 3 điều cần lưu ý để giữ nét văn minh cho hình ảnh dân tộc Việt Nam trên đất nước bạn.
Thứ nhất là giữ trật tự trong khách sạn. "Ở nơi công cộng, trên xe hay trong phòng riêng khách sạn, bạn có thể nói rất to và ồn ào. Nhưng tại nhà hàng, sảnh khách sạn và hành lang dọc các phòng ngủ, chúng ta phải giữ trật tự, vì đó là những nơi nghỉ ngơi, không thể ầm ầm, hỗn loạn, bát nháo được. Tôi nói điều này vì chính tôi đã phải trả giá khá đắt cho việc đó khi làm hướng dẫn viên. Bởi lẽ, khi thấy ồn ào quá, các khách nước ngoài thường hỏi lễ tân "cánh nào đấy?". Lễ tân nói: Việt Nam. Là người Việt Nam, trong trường hợp này, tôi cảm thấy rất xấu hổ!?
Từng đi nhiều, biết nhiều, tour guide Trần Quốc Hưng cho rằng: Văn hóa bán hàng kiểu "bún mắng, cháo chửi" ở Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung không phải do văn hóa kém mà do luật chưa nghiêm.
Có thể thấy, tại các khách sạn của Việt Nam, có rất nhiều đoàn nước ngoài ở nhưng hầu như không nghe thấy tiếng gọi, ngược lại, cứ ở đâu có 1 đến 2 đoàn Việt Nam thôi là biết liền, ầm ĩ hết cả lên, nhất là đi đâu về đêm hôm, cứ nhớn nhác gọi nhau, nói chuyện...".
Điều thứ hai mà anh Hưng luôn nhắc khách Việt của mình đó là: Ăn các bữa sáng hay buffet xin không để thừa. "Các bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích, kể cả hết nhà hàng, nhưng xin đừng lấy ra quá nhiều và để thừa, người nước ngoài sẽ nhìn ta không được "văn minh" lắm! Tại một số nước như Singapore, nếu ăn không hết, thậm chí họ còn phạt. Là người Việt Nam, tôi cảm thấy rất tự ái".
Điều thứ ba: "Trên máy bay, nhân viên phục vụ đồ ăn, thức uống bằng những chiếc cốc thủy tinh hay dĩa, đĩa inox, xin các bạn đừng bỏ túi mang về. Tôi đã đi cùng rất nhiều đoàn khách Việt Nam, cứ ăn xong là mất hết dao và dĩa. Đến nỗi tiếp viên đã gặp trực tiếp tôi, nói bằng tiếng Anh: "Xin bạn nói giúp với khách là những thứ này chúng tôi còn dùng lại". Tôi thấy hành động đó hoàn toàn không đẹp cho hình ảnh người Việt Nam mình. Thậm chí, có những tuyến bay như Phương Nam Trung Quốc, trong đường bay đến Việt Nam, họ còn phản ứng với cách "táy máy" ăn trộm vặt đồ của người Việt bằng cách thay hẳn đồ ăn và bát đĩa bằng giấy. Như vậy, ai thích lấy thì lấy, họ không lo bị mất đồ quá nhiều".
Theo GDVN
Bà chủ quán "cháo chửi" nổi tiếng Hà thành: "Tôi có chửi ai bao giờ" "Cháo quát, cháo chửi" ở đây có nghĩa là cháo ngon, đông khách nhưng vẫn đắt hàng, chứ bà có mắng chửi ai bao giờ" - bà Mỹ khẳng định. "Bà đỡ quát hơn xưa rồi" Đã từ lâu cái tên "cháo quát, cháo chửi" quá quen thuộc với những người sành ăn ở Hà Nội mỗi khi ai đó nói về quán...