Chủ nhà Hàn Quốc miễn hơn 10.000 USD tiền trọ do Covid-19 bùng phát
Giữa bối cảnh dịch Covid-19 ở Hàn Quốc diễn biến xấu, nhiều người dân nước này hỗ trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều hành động ý nghĩa.
Với 833 người mắc bệnh tính đến 24/2, Hàn Quốc hiện là nước có số người nhiễm virus corona mới cao nhất bên ngoài Trung Quốc.
Giữa tình hình dịch diễn biến phức tạp, nhiều hành động đẹp giúp san sẻ nỗi lo lắng, khó khăn giữa người dân đặc biệt là tại tâm dịch Daegu cũng được ghi nhận và chia sẻ.
Theo News.joins, một chủ nhà trọ tại thành phố Daegu đã thông báo miễn tiền thuê nhà tháng 2, trị giá 13 triệu won (khoảng 10.000 USD) cho khách thuê. Tòa nhà này gồm 3 tầng, tầng một kinh doanh quán ăn, tầng 3 là quán karaoke.
“Bình thường doanh thu quán ăn ở tầng 1 vào các ngày cuối tuần có thể lên tới 6 triệu won song hiện chỉ còn khoảng 120.000 won. Tương tự quán karaoke ở tầng 3 từng thu tới 2 triệu won/ngày nay cũng đìu hiu vắng khách”, khách thuê điều hành quán karaoke ở tầng 3 nói.
Sau khi nghe tin, Yoon Sung-won – chủ nhà – đã nhắn tin báo sẽ miễn toàn bộ tiền thuê nhà tháng này từ tầng 1 đến tầng 3.
Tin nhắn thông báo miễn tiền thuê nhà tháng 2 của Yoon Sung-won.
“Tôi cũng tự kinh doanh từ năm 25 tuổi nên có thể hiểu sự khó khăn mà khách thuê nhà của mình đang gặp phải”, Sung-won nói với tờ JoongAng Ilbo.
Trên mạng xã hội ngày 23/2, tài khoản @taeho_ham, chủ một nhà hàng gà, cũng bày tỏ sự xúc động khi nhiều vị khách kéo tới ủng hộ quán giữa mùa dịch bệnh.
“Nhờ sự giúp đỡ của mọi người, số gà còn dư đã được bán hết trong vòng 3 tiếng. Thực sự biết ơn mọi người, tôi sẽ nhớ mãi từng vị khách tới hôm nay”, anh viết trên trang cá nhân.
Bên cạnh đó, một độc giả tờ JoongAng Ilbo giấu tên cũng quyên tặng 4.000 chiếc khẩu trang cho trụ sở Phòng cháy Chữa cháy Daegu với lời nhắn: “Gửi tặng các chiến sĩ cứu hỏa, các bạn đã vất vả rồi”.
Ngày 22/2, một nhà hàng mì ở Daegu cũng kêu gọi khách mang khẩu trang tới quyên góp để đổi lấy các món ăn.
“Với 3 khẩu trang đem tới quyên góp, bạn sẽ nhận được một suất mì Yangji (10.000 won) hoặc cơm chiên tôm cua (10.000 won). Tất cả số khẩu trang trên sẽ được ủng hộ cho thành phố Daegu. Xin cảm ơn mọi người đã tới nhà hàng của chúng tôi để quyên góp khẩu trang”, @daegugoodfood chia sẻ bài viết của một cửa hàng đồ ăn tại Daegu.
Người phục vụ bịt kín người khi bán lẩu vì sợ virus corona
Để đảm bảo an toàn, các quán lẩu ở Vũ Hán đều cho nhân viên mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang và không chạm trực tiếp vào đồ ăn khi giao cho khách.
Theo vtc.vn
Giáo viên mòn mỏi đợi... lương
'Chúng tôi rất sốt ruột, bây giờ đã là cuối tháng 2 nhưng chưa nghe nhà trường thông báo gì về việc trả lương' - cô M.T., giáo viên mầm non ở huyện Bình Chánh, TP.HCM, rầu rĩ nói.
Thầy Hà Minh Sơn (Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) ôn tập trực tuyến môn toán cho học sinh. Ở bậc phổ thông, nhiều giáo viên vẫn giảng dạy nên trường vẫn trả lương - Ảnh: N.HÙNG
Cô M.T. cũng như trường của cô không phải là trường hợp cá biệt, khi đa số trường tư thục đều đang như ngồi trên lửa vì nguồn thu không có nhưng vẫn phải chi hằng ngày.
"Không biết phải tính thế nào"
Bà Phạm Thị Nguyên Ly, chủ một lớp mẫu giáo tư thục ở huyện Bình Chánh, thông tin: "Tôi chưa có quyết định về lương giáo viên vì còn chờ thành phố quyết định có nghỉ thêm tháng 3 nữa không.
Với tháng 2, tôi dự kiến trả lương giáo viên theo mức căn bản; tiền thi đua và chuyên cần sẽ không có vì các cô không đi làm. Nhưng nếu nghỉ hết tháng 3 nữa thì chắc chắn phải tính lại bởi chúng tôi không có nguồn thu. Nếu không thể trả theo mức lương căn bản, tôi sẽ có khoản hỗ trợ tiền thuê nhà và tiền ăn cho giáo viên".
Tương tự, chị Lê Thị Thúy, quản trị văn phòng hệ thống Trường mầm non tư thục Mặt Trời Bé Con (Q.7, TP.HCM), cho biết nhà trường cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì học sinh nghỉ học thì không thể thu phí.
Chị Thúy kể cả hai cơ sở của nhà trường có khoảng 100 giáo viên, nhân viên, nếu nghỉ hết tháng 2 thì nhà trường còn trả lương, nhưng nếu nghỉ thêm tháng 3 thật sự không biết phải tính thế nào.
Nhà trường cũng đang dự tính có thể sẽ trả lương cho giáo viên, nhân viên một khoản đủ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (mỗi người 4,5 - 5 triệu đồng). Như vậy, mỗi tháng nhà trường phải chi hơn 1 tỉ đồng tiền lương và tiền thuê mặt bằng. Đây là gánh nặng đối với chủ trường.
"Chúng tôi cũng đang kiến nghị phía bảo hiểm thất nghiệp có chi trả phần nào cho giáo viên, nhân viên trong thời gian nghỉ làm vì dịch bệnh hay không. Ngoài ra, nhà trường cũng đề xuất đến Phòng GD-ĐT quận tham mưu UBND quận có hình thức nào hỗ trợ nhà trường cũng như các trường tư thục khác trên địa bàn quận hay không. Vì thực sự nếu nghỉ nhiều như vậy, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Trong group của hơn 300 trường mầm non tư thục đã có những anh chị lên tiếng nếu nghỉ thêm một tháng nữa thì họ phải giải thể trường, chứ lấy đâu ra nguồn phí để trả lương giáo viên và trả tiền thuê mặt bằng" - chị Thúy cho hay.
Lách luật... dạy kèm
"Nhà trường đã thông báo giáo viên chúng tôi chỉ được hưởng lương cơ bản trong tháng 2-2020. Mà lương cơ bản chỉ có vài triệu đồng, tôi phải dạy kèm cho học sinh để kiếm thêm thu nhập" - cô T., giáo viên môn toán lớp 6 ở một quận vùng ven TP.HCM, bày tỏ.
Cô T. tâm sự: "Ngày thường, tôi có dạy kèm cho một nhóm học sinh. Nhưng thực hiện quy định của TP, nhóm này cũng phải nghỉ học để tránh dịch bệnh. Hai phụ huynh trong nhóm đó đã gợi ý với tôi để tôi dạy kèm cho 2 học sinh vì bé học hơi yếu, phụ huynh sợ nghỉ học lâu quá con em mình sẽ quên hết kiến thức. Tôi đồng ý ngay vì đó cũng là một cách để có thu nhập chính đáng mà không phạm luật".
Và trên thực tế, cách này đã được nhiều phụ huynh áp dụng: "Con nghỉ học mà bố mẹ đều phải đi làm từ sáng đến tối mịt. Không biết gửi con cho ai, tôi cầu cứu cô giáo chủ nhiệm. Cô bảo: "Chở bé qua nhà cô giữ cho, gia đình cô ăn uống như thế nào thì bé ăn thế đó. Mỗi ngày cô sẽ cho bài và hỗ trợ bé làm bài tập, ôn bài". Mình rất yên tâm" - chị Thu Huệ, phụ huynh ở quận 5, TP.HCM, kể.
Tuy vậy, nhiều giáo viên kể họ không thể đáp ứng hết nhu cầu của phụ huynh, một phần vì luật không cho phép, một phần vì sợ nhận nhiều học sinh quá khó kiểm soát, phòng tránh bệnh.
"Tôi cũng muốn có thêm thu nhập vì biết trước rằng lương của mình sẽ chỉ còn vài triệu đồng theo mức căn bản. Nhưng nếu nhận quá 3 bé thì sẽ thành nhóm trẻ gia đình không phép. Vậy nên tôi chỉ nhận 2 học sinh của phụ huynh trong lớp chính khóa của mình" - cô H.T., giáo viên mầm non ở quận Thủ Đức, TP.HCM, chia sẻ.
Ở khối phổ thông, tình hình có vẻ sáng sủa hơn. Đa số các trường phổ thông tư thục cho biết sẽ trả lương giáo viên đầy đủ, như ở Trường tiểu học, THCS, THPT Vinschool (TP.HCM).
"Mặc dù học sinh nghỉ học nhưng các thầy cô Trường Vinschool rất bận rộn, nhiều người làm cả ngày thứ bảy và chủ nhật với việc học tập, thảo luận, soạn giáo án... để dạy trực tuyến. Thế nên nhà trường vẫn trả lương cho giáo viên như ngày thường" - TS Lê Thị Ngọc Điệp, hiệu trưởng Trường tiểu học, THCS, THPT Vinschool (TP.HCM), nói.
Nhà trường và giáo viên cùng chia sẻ
"Đối với trường tư thục, học sinh không đi học tức là nhà trường không có nguồn thu. Khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng không thể vì lý do đó mà cắt lương của giáo viên. Họ đã làm với mình bao nhiêu năm, cùng mình tạo niềm tin nơi phụ huynh, đưa thương hiệu của trường lên cao, đồng thời mang lại lợi nhuận đáng kể cho chủ trường. Nay mới chỉ thất thu 1 tháng, nếu cắt lương hay cho giáo viên nghỉ việc thì còn tình nghĩa gì nữa. Trường chúng tôi kêu gọi giáo viên chia sẻ khó khăn với nhà trường, các cô sẽ hưởng mức lương căn bản: 4,5 - 5 triệu đồng/tháng trong thời gian học sinh không đi học".
Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục ở TP.HCM
Theo tuoitre
Muốn chia tay anh chàng lười nhác Tuổi không còn trẻ, mối tình lại kéo dài mấy năm, thế nhưng, nghĩ đến chuyện cưới xin, nghĩ đến tương lai của hai đứa, cô không biết mình phải làm gì. Cô không biết nên buông tay hay tiếp tục với người không có chí tiến thủ như anh. Cô gặp anh ở Hàn Quốc, nơi cô đang du học. Còn anh...