Chủ nhà cẩu ô tô đỗ chắn cửa vào bụi cây để ‘dằn mặt’ có bị xử phạt?
Việc ô tô đỗ chắn cửa nhà dân và cách xử lý của chính chủ đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại sự việc ô tô Mazda 3 màu trắng đỗ chắn cửa bị chủ hộ gia đình thuê xe cẩu vào một bụi cây để “dằn mặt”. Vụ việc đã nhận được sự quan tâm của số đông dư luận.
Nhiều ý kiến trái chiều bàn luận về hành vi đỗ xe thiếu ý thức của chủ xe và hành xử của chủ nhà. Bên cạnh đó, không ít người cũng thắc mắc hai trường hợp trên sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
Luật sư Trương Quốc Hoè, Trưởng Văn phòng Luật sư Interla (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) phân tích, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, không quy định về việc xử phạt đối với hành vi đỗ xe chắn trước cửa nhà người khác. Tuy nhiên, trong trường hợp xe ô tô đỗ sai quy định luật đường bộ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Về việc chủ nhà có hành vi xâm phạm vào chiếc ô tô là tài sản cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hay có các hành động can thiệp như cẩu xe, tạt sơn, làm hư hại… đều có thể bị coi là vi phạm pháp luật.
Bàn luận thêm về vấn đề này, luật sư Hòe cho rằng, việc chủ nhà cẩu xe ô tô đỗ chắn cửa nhà mình sẽ chia thành nhiều trường hợp khác nhau và có thể sẽ bị xử phạt. Thứ nhất, xe ô tô bị dịch chuyển nguyên vẹn đến vị trí khác, chủ nhà vẫn có thể bị xử lý hành chính. Trường hợp thứ hai, chiếc xe ô tô trong quá trình bị di chuyển xảy ra trầy xước, hỏng hóc chủ nhà hoàn toàn phải bồi thường thiệt hại cho chủ xe.
Đặc biệt, khi dịch chuyển đến địa điểm mới, không ai trông coi xe ô tô xảy ra mất trộm, chủ nhà có thể sẽ bị truy tố tội Trộm cắp tài sản. Còn về chi phí thuê phương tiện, người đến cẩu ô tô trên, chủ nhà hoàn toàn phải tự chi trả.
“Việc tài xế đỗ ô tô chắn lối gây cản trở việc di chuyển của hộ gia đình nhưng không vi phạm thì họ chỉ sai về tình. Trong khi đó, chủ nhà bất khả kháng không được xâm phạm hay cẩu ô tô. Trong mọi trường hợp, đây đều là hành vi vi phạm pháp luật”, luật sư Hòe nói.
Để đưa ra phương án xử lý thỏa đáng cho sự việc trên, vị luật sư chia sẻ, trước mắt chủ nhà phải tìm cách liên hệ với chủ xe để di chuyển ô tô đến nơi khác trên tinh thần hòa giải. Với trường hợp không thể liên hệ được với tài xế, chủ nhà hoàn toàn có thể báo cơ quan chức năng trên địa bàn can thiệp.
Nam shipper đạp cửa ầm ầm vì tới giao hàng không liên lạc được với khách
Hành động xấu xí của nam shipper đã bị một người hàng xóm ghi lại.
Mới đây, mạng xã hội đăng tải đoạn clip ghi lại hành động của một nam shipper. Cụ thể khi đến giao hàng, có lẽ vì không thể liên hệ với chủ nhà, anh này đã bực bội dùng chân đạp vào cánh cổng. Đứng quan sát một lúc, nam shipper nhìn ngó vào bên trong nhà rồi tiếp tục lấy tay đẩy chiếc cổng.
Clip nam shipper đạp cửa vì không liên hệ được với chủ nhà.
Lúc này, người hàng xóm nhà đối diện nói vọng ra, can ngăn hành vi của nam shipper. Ông này giải thích: "Nếu gọi không được thì ra báo công an, chứ không được phá nhà người ta như thế..."
Đợi chờ một hồi, người chủ nhà mới ra mở cửa. Theo dõi clip, nhiều người bất bình trước hành động của nam shipper. Cư dân mạng cho rằng, dù đúng sai thế nào thì người làm dịch vụ cũng không được có những hành động hổ báo, xấu xí như vậy.
Chủ nhà thương shipper vất vả nên âm thầm làm một việc suốt bao năm qua, dân mạng xem xong ai cũng cảm kích Đúng là một người chủ nhà có tâm nhất quả đất. Shipper là nghề quá phổ biến trên khắp thế giới ngày nay. Chỉ khi đi làm rồi mới hiểu công việc này vất vả, cực nhọc thế nào. Không chỉ dành suốt ngày rong ruổi ngoài đường, dầm mưa dãi nắng, đôi khi shipper còn bị đối xử cực tệ, mà điển...