Chủ mưu vụ án ở Đồng Tâm thay đổi kháng cáo
Trong 25 phút xét hỏi, bị cáo Lê Đình Công đổi kháng cáo sang kêu oan, sau đó lại chuyển về xin giảm nhẹ hình phạt.
Sáng 8/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét đơn kháng cáo của 6 người trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Trong phần thủ tục, chủ toạ Ngô Tự Học cho hay với việc luật sư đề nghị triệu tập thêm các chiến sỹ thuộc Công an Hà Nội và người làm chứng, HĐXX thấy rằng đây là án phúc thẩm nên chỉ xem xét lại các vấn đề bản án sơ thẩm nêu và kháng cáo của bị cáo. Bởi vậy, HĐXX chỉ triệu tập các bị cáo và đại diện bị hại. Việc mời những người làm chứng hoặc liên quan khác sẽ xem xét khi xét xử.
Bị cáo Lê Đình Công bị dẫn giải đến toà, ngày 8/3. Ảnh: Ngọc Thành.
Là người đầu tiên trả lời thẩm vấn, bị cáo Lê Đình Công (tòa sơ thẩm tuyên tử hình) tóc ngắn, bạc hơn so với phiên sơ thẩm 5 tháng trước, xin thay đổi kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt sang kêu oan. Bị cáo cho rằng chỉ phạm tội chống người thi hành công vụ chứ không thực hiện hành vi giết người khiến ba cảnh sát hy sinh.
Video đang HOT
Bị cáo Công cũng không thừa nhận tham gia bàn bạc kế hoạch và chỉ đạo những người khác thực hiện hành vi phạm tội như cáo buộc. Về việc mua lựu đạn, Công nói với bị cáo Bùi Viết Hiểu và Nguyễn Văn Tuyển cần mua để “đề phòng”.
“Bị cáo lý giải thế nào về những lời khai tại cơ quan điều tra và phiên toà sơ thẩm?”, chủ toạ truy vấn. Bị cáo Công đáp, trong các buổi hỏi cung tại cơ quan điều tra có một lần luật sư được tham dự cùng; có viết bản tự khai nhưng “một số nội dung hoàn toàn không được khai”. Bị cáo khẳng định không bị ép nhận tội.
“Bị cáo có nhận thức được việc ném bom xăng vào đám đông khả năng làm chết nhiều người không?”, chủ toạ ba lần nhắc lại câu hỏi. Bị cáo Công không trả lời thẳng vào vấn đề mà cho hay chỉ đứng lên mái nhà ném 2/3 chai bom xăng về phía cảnh sát; thừa nhận cầm lựu đạn ném về phía lực lượng công an đang tiến vào. Bị cáo nói “ý thức được mức sát thương của lựu đạn nhưng chỉ có mục đích đe doạ”.
Sau chừng 25 phút xét hỏi của HĐXX và giải thích của đại diện VKSND Cấp cao tại Hà Nội, bị cáo Công nói: “Đã thành khẩn khai báo và rất ăn năn hối cải. Bởi vậy, bị cáo không kêu oan nữa mà thay đổi kháng cáo thành xin giảm nhẹ hình phạt”.
Trong vụ án này, Công bị cáo buộc giữ vai trò chủ mưu khi thường xuyên tổ chức “họp bàn chống đối, phát video tuyên bố giết chết 300-500 công an”. Công đặt mua lựu đạn, hướng dẫn các bị cáo khác làm bom xăng. Hành vi của bị cáo là một trong những nguyên nhân khiến ba cảnh sát hy sinh. Công bị toà sơ thẩm tuyên tử hình về tội Giết người.
Các bị cáo tại toà sáng nay. Ảnh: Nam Anh.
Theo bản án sơ thẩm, khu đất ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội được kết luận là đất quốc phòng. Tuy nhiên từ năm 2013, ông Lê Đình Kình (đã chết) cùng bị cáo Hiểu, Công, Tuyển và nhiều người đã lập “tổ Đồng thuận” với mục đích kích động người dân, chiếm lại đất để chia nhau.
Cuối năm 2019, khi Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng có kế hoạch xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, ông Kình chỉ đạo Công bàn bạc với thành viên “tổ đồng thuận” mua lựu đạn, chuẩn bị vũ khí để “tấn công, tiêu diệt” công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Rạng sáng 9/1/2020, khi công an đến cổng làng thôn Hoành, thành viên “tổ đồng thuận” và nhiều bị cáo đồng loạt chống đối khiến ba cảnh sát bị chọc rơi xuống hố, đổ xăng thiêu chết.
Trong 29 người bị xét xử sơ thẩm, 6 người mang tội Giết người, 23 người về tội Chống người thi hành công vụ. 5 người sau đó kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt về tội giết người là Lê Đình Công, 57 tuổi, Lê Đình Chức, 41 tuổi, Lê Đình Doanh, 33 tuổi, Nguyễn Quốc Tiến, 41 tuổi và Bùi Viết Hiểu, 78 tuổi.
Bùi Thị Nối kháng cáo tội Chống người thi hành công vụ.
Y án 20 năm tù đối với cựu Tổng thống Park Geun-hye
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 14/1, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã giữ nguyên bản án 20 năm tù giam đối với cựu Tổng thống Park Geun-hye, qua đó khép lại vụ án tham nhũng kéo dài nhiều năm qua.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Sau khi xem xét đơn kháng cáo của các công tố viên phản đối phán quyết giảm thời hạn tù cho bà Park Geun-hye vào tháng 7/2019, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã giữ nguyên phán quyết trước đó, trong đó có khoản tiền phạt 18 tỷ won (tương đương 15 triệu USD).
Như vậy, tổng cộng bà Park Geun-hye sẽ phải thụ án 22 năm tù giam, trong đó có 2 năm tù trong bản án năm 2018 về tội can thiệp bất hợp pháp vào quá trình tiến cử ứng cử viên của đảng Thế giới mới (nay là đảng Hàn Quốc tự do) cầm quyền khi đó ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 4/2016.
Phán quyết cuối cùng của Tòa án Tối cao Hàn Quốc đưa ra ngày 14/1 đã chấm dứt một trong những vụ bê bối chính trị lớn nhất của Hàn Quốc. Phán quyết này được đưa ra ở thời điểm 3 năm và 9 tháng sau khi cựu Tổng thống Park Geun-hye lần đầu tiên bị truy tố về tội tham nhũng.
Bà Park Geun-hye bị phế truất khỏi cương vụ Tổng thống Hàn Quốc hồi tháng 3/2017 do dính líu các bê bối lạm dụng quyền lực và nhận những khoản tiền hối lộ lớn. Bà bị cáo buộc cấu kết với người bạn thân Choi Soon-sil để buộc các tập đoàn lớn như Samsung và Lotte quyên góp 77,4 tỷ won cho hai quỹ phi lợi nhuận do bà Choi Soon-sil quản lý và đổi lấy lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bà Park Geun-hye cũng bị truy tố tội danh nhận 3,5 tỷ won của Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) trong thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 9/2016.
Cựu Thủ tướng Algeria thừa nhận bán vàng thỏi ở chợ đen Cựu Thủ tướng Algeria Ahmed Ouyahia thừa nhận ông đã nhận vàng từ nhiều cá nhân ở Vùng Vịnh và sau đó bán chúng tại chợ đen. Cựu Thủ tướng Algeria Ahmed Ouyahia. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết ông Ouyahia và cựu Thủ tướng khác là Abdelmalek Sellal bị cáo buộc che giấu thông tinh tài chính trong cuộc...