Chữ ký tiết lộ gì về tính cách Putin, Obama và Trump
Trong khi chữ ký của Tổng thống Mỹ Obama cho thấy sự cởi mở, chữ ký của tỷ phú Donald Trump lại thể hiện ông muốn kiểm soát chặt chẽ người khác.
Chữ ký ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Telegraph
Telegraph nhận xét chữ ký của ông Donald Trump rất lạ. Chữ ký tạo thành một loạt mũi nhọn và kéo dài, làm cho tên của ông trùm bất động sản ngỡ như phải là “Donald Trummmmpb”.
Theo nhà phân tích chữ viết tay kiêm chuyên gia thư bút học Elaine Quigley, “chữ ký của ông Trump đương nhiên là bộ mặt của ông với thế giới. Do vậy ông muốn phải là người giữ thế áp đảo, cứng rắn, quyết liệt và cố gắng kiểm soát chặt chẽ mọi người, để ông ấy có thể làm mọi thứ theo ý mình”.
“Tôi luôn nói rằng chữ ký của ông ấy trông như sợi dây thép gai có dính máu trên đó. Nó rất quyết liệt và hoàn toàn không có sự truyền cảm hứng trên đó”, bà Quigley nhấn mạnh.
“Chữ ký của ông Trump cho thấy sự thiếu sáng tạo. Chúng ta có thể thấy rằng ông ấy là người chỉ quan tâm đến mình. Hãy nhìn vào các góc trong chữ ký, chúng đều rất sắc nhọn. Bất kỳ ai xung quanh ông Trump đều dễ bị tổn thương”, bà nói.
Chữ ký của Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh: Telegraph
Chữ ký của Thủ tướng Anh David Cameron thì không cho thấy sự quyết liệt, theo chuyên gia Quigley. Bà tin rằng chữ ký cho thấy ông Cameron thực sự quan tâm đến ý kiến mọi người, muốn làm mọi người hài lòng.
“Như chúng ta có thể thấy, chữ ký của ông ấy có rất ít góc cạnh mà uốn lượn mềm mại, cho thấy mong muốn giao tiếp một cách tự nhiên và cởi mở”, bà Quigley nhận xét. “Ông ấy sẽ tránh những cuộc tranh luận gay gắt. Ông ấy không sợ nhưng chúng ta có thể thấy từ chữ ký rằng ông ấy không phải là người sẽ chiến đấu ‘đến chết’”.
Chữ ký Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Telegraph
Video đang HOT
Tương tự như chữ ký của ông Camaron, chữ ký của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho thấy ông không phải một người quyết liệt. Ông thường cố gắng đạt được những gì mình muốn, như được thể hiện ở nét gạch thẳng đứng, nhưng đồng thời nét viết này cũng có thể được hiểu là sự vươn ra tiếp cận những người khác.
“Bạn có để ý thấy nét gạch dài ở chữ Obama? Nó cho thấy Tổng thống Mỹ sẵn sàng cởi mở nhưng không để lộ nhiều chi tiết về cá nhân mình. Chúng ta có thể thấy từ chữ ký rằng ông Obama không nói nhiều về bản thân mà thích nói về những gì ông ấy muốn làm cho đất nước, cách thức ông muốn cải thiện mọi thứ”, bà Quigley phân tích.
Chữ B và chữ O lớn cho thấy ông muốn đại diện cho những lý tưởng hơn là điều gì đó của riêng bản thân. “Đó là một chữ ký cho thấy sự chính trực, nhưng cũng có vẻ ông ấy đang muốn chứng tỏ một tính cách ông ấy vốn không có: sự cứng rắn và mạnh bạo”.
Chữ ký của Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Telegraph
“Hãy nhìn vào chữ ký này. Thậm chí với những người không biết gì về ông Putin hay tình hình thế giới, họ cũng có thể thấy đây là chữ ký của người có khả năng chi phối người khác”, Quigley nói về chữ ký của Tổng thống Nga Putin.
“Một khi bạn nằm trong tầm chi phối của ông ấy, bạn không thể thoát ra. Bạn sẽ mắc kẹt vào một trong nhiều “ngăn” trong chữ ký của ông ấy”, theo bà Quigley. Nét chữ lớn ở đầu được nhận định giống như một cây roi, và mọi người khác sẽ làm những điều ông ấy nói.
“Chữ ký chia thành ba phần – đầu, giữa và cuối. Nét chữ của bạn tập trung phần lớn vào đâu sẽ nói lên nhiều điều về cá tính của bạn. Phần giữa là về cái tôi, và hãy nhìn xem, chữ ký của ông Putin dồn nhiều vào khu vực giữa đó”, chuyên gia thư bút học nói.
Chữ ký của bà Hillary Clinton. Ảnh: Telegraph
Trong khi đó chữ ký của ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton lại được tin là cho thấy sự tập trung. Chữ H trong chữ ký của bà Clinton được viết rất cao, và mọi chữ khác đều có phương thẳng đứng, cho thấy sự độc lập, nhiệt huyết. Sự chú tâm bà Clinton dành cho chữ ký của mình cho thấy bà sẽ làm mọi việc theo ý mình, và rất nỗ lực khi làm việc đó.
“Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những mong muốn chính của bà Clinton từ nét viết tay, đó là luôn phấn đấu vì sự gọn gàng, rõ ràng. Đó là cách bà ấy sẽ làm mọi việc. Bà ấy thà thất bại khi làm việc đúng đắn chứ không muốn dùng thủ thuật hay những lối đi tắt”, chuyên gia Quigley nhận định.
Chữ ký của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Telegraph
Chữ ký của một nữ chính trị gia khác, Thủ tướng Đức Angela Merkel, thì được cho là rất thú vị, bởi chữ M được bà viết giống như chữ W.
Dù vậy chữ ký của bà Merkel cho thấy sự hài hòa, rất tròn trịa và cho dù cũng có những điểm gấp khúc, nó vẫn toát lên sự bao dung như của một người mẹ – một đặc điểm cũng được thể hiện rõ ở thực tế rằng bà đã mời gọi người di cư và người nghèo tới Đức.
“Những nét viết thẳng đứng cho thấy sự độc lập, còn sự tự tin có thể được thấy ở những chữ cái đầu tiên rất lớn trong tên bà, nhưng dù vậy, đó vẫn là một lối viết nhẹ nhàng. Và do thiếu sự tô điểm, chữ ký cho thấy bà ấy là người rất thực tế”, chuyên gia phân tích chữ viết tay cho biết.
Chữ ký của Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: Telegraph
Trong khi đó, chữ ký của Thủ tướng Canada Justin Trudeau lại cho thấy ông dường như tự đặt ra cho mình giới hạn.
Những đường song song nằm ở phía trên và dưới chữ ký cho thấy ông có một mục đích hoặc mục tiêu rất rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên ông Trudeau không e ngại chứng tỏ mình. Chữ “J” trong chữ ký có kích thước lớn và đầy uy lực, nhưng cũng cho thấy sự nhân từ, và có thể hé lộ ông là người dễ gần.
“Những phần vòng cung cho thấy ông Trudeau là người của công chúng, nhưng những gấp khúc trong những đường cong cho thấy ông ấy sẽ không để lộ hoàn toàn bản thân”.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Tổng thống Putin nói Anh dùng 'Brexit' để dọa EU
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Thủ tướng Anh David Cameron là người đã lấy cuộc trưng cầu dân ý về chuyện đi - ở của Anh với EU để đe dọa khối này.
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng Thủ tướng Anh David Cameron đang cố dọa EU. REUTERS
Phát biểu tại St. Petersburg trước các phóng viên ngày 17.6, Tổng thống Putinđặt ra nhiều nghi vấn về động cơ thực hiện trưng cầu dân ý của Thủ tướng Cameron trong câu chuyện nước Anh rời EU (Brexit).
"Có một vấn đề rất lớn với Brexit ở đây. Tại sao ông ấy (Cameron) mở cuộc bỏ phiếu như thế? Tại sao ông ta làm điều đó? Có phải ông ấy muốn uy hiếp EU hay đe dọa ai đó? Mục đích của ông ta khi chống lại chuyện này là gì?", The Guardian dẫn lời Tổng thống Nga.
Thủ tướng Anh David Cameron là người đứng về phe ủng hộ nước Anh ở lại EU, trong khi cựu thị trưởng Boris Johnson là người đứng đầu phe kêu gọi Anh rời khỏi EU, trong phong trào có tên "Vote Leave" (bỏ phiếu để rời đi).
Những phát biểu trên là lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng quan hệ Anh và EU nổ ra, Tổng thống Putin đề cập trực tiếp tới vận mệnh của nước Anh trong liên minh này. Tuy nhiên người đứng đầu Điện Kremlin không đưa ra quan điểm của mình về câu chuyện trên, khẳng định "đó không phải chuyện của chúng tôi", và "đó là việc của người Anh".
Tại EU, Anh là một trong những thành viên mạnh nhất, có mức đóng góp "phí thành viên" cao thứ nhì chỉ sau nước Đức. Bên cạnh đó, phe ủng hộ Brexit cho rằng nước Anh cũng phải nhận nhiều vấn đề lớn từ việc chia sẻ gánh nặng người tị nạn với châu Âu. Ngược lại, EU dù cảnh báo Anh sẽ phải gặp nhiều bất lợi từ việc không tham gia liên minh, nhưng cũng sợ việc nước này rời EU sẽ kéo theo nhiều hệ lụy trong tương lai, thậm chí nguy cơ tan rã khối.
Mặc dù vậy, Tổng thống Putin trong khi không đánh giá trực tiếp vấn đề này, cũng một phần cho thấy quan điểm tích cực về thực trạng của EU nếu nước Anh thực sự rời đi.
"Ai có thể dự đoán điều ấy được? Không ai cả... Tôi nghĩ rằng tôi không thích hợp để đưa ra dự đoán. Một số chuyên gia cho rằng Brexit sẽ gây thiệt hại cho châu Âu. Nhưng những người khác cũng cho rằng EU sẽ ổn định hơn. Họ giải thích về những khó khăn vì những hạn chế trong lĩnh vực đánh bắt cá, nhưng cũng có những mặt tích cực từ các lĩnh vực khác. Nếu bạn xem xét tất cả những điều này, sẽ rất phức tạp", AFP dẫn lời Tổng thống Putin.
Thủ tướng Anh David Cameron (phải) ủng hộ Anh ở lại EU, trong khi cựu thị trưởng Boris Johnson (trái) muốn Anh rời EU. Ông Johnson cũng đang ôm hy vọng tranh cử thủ tướng Anh. AFP
Nhận xét của Tổng thống Putin về Brexit một lần nữa cho thấy thái độ thiện chícủa ông trong việc xích lại gần phương Tây và EU nói riêng, ít nhất trong sự kiện Diễn đàn kinh tế Quốc tế St. Petersburg ngày 17.6.
Tuy nhiên, báo The Guardian dẫn lời Ngoại trưởng Anh Philip Hammond vừa qua đoán rằng ông Putin chẳng qua đang tận dụng vấn đề Brexit như một cách làm suy yếu EU, từ đó cho phép Nga có thể tái khẳng định tầm quan trọng của họ đối với những đối tác châu Âu, vốn đang áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hồ sơ Panama phủ bóng hội nghị chống tham nhũng Hơn 40 quốc gia ra tuyên bố thể hiện ý chí chống tham nhũng và nhiều nước nhất trí quy định về đăng ký công khai chủ thật sự của những công ty bình phong. Các đại biểu cấp cao phát biểu tại hội nghị chống tham nhũng ở London. REUTERS Đó là những kết quả nổi bật của Hội nghị cấp cao...