Chu kỳ nguyệt san tiết lộ điều gì về sức khỏe?
Nếu chú ý nhiều hơn đến chu kỳ nguyệt san hàng tháng, bạn sẽ hiểu thêm về sức khỏe của mình thông qua những triệu chứng thường gặp.
Theo các bác sĩ, chu kỳ kinh nguyệt có thể bộc lộ nhiều điều liên quan đến sức khỏe của phái nữ. Tùy thuộc tình hình mỗi người mà ngày “đèn đỏ” sẽ có những biểu hiện khác nhau.
1. Khi chu kỳ trở nên chậm dần theo từng tháng
Việc chu kỳ kinh nguyệt chậm dần vài ngày mỗi tháng là điều bình thường. Các bác sĩ sản khoa cho rằng trong vài năm trước khi giai đoạn mãn kinh diễn ra, chu kỳ nguyệt san có thể kéo dài hơn và triệu chứng sẽ thay đổi. Thí dụ, nếu bình thường chu kỳ của bạn là 28 ngày thì trong giai đoạn này, chúng có thể kéo dài thành 32 hay 33 ngày. Trong trường hợp bị mất kinh không rõ nguyên nhân, bạn cần đi khám để biết được nguyên nhân chính xác.
2. Khi kỳ nguyệt san quá ngắn
Chu kỳ kinh nguyệt nếu quá ngắn (chỉ kéo dài ít hơn 21 ngày) cũng là dấu hiệu bất thường. Do đó, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra ngay khi thấy dấu hiệu này. Kỳ nguyệt san quá ngắn có thể là dấu hiệu liên quan đến các bệnh về tuyến giáp, tuyến yên hay tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể.
3. Lượng máu chảy ra quá nhiều
Lượng máu thoát ra trong kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu lượng máu quá nhiều, có thể bạn đang gặp rắc rối với chứng u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
Video đang HOT
4. Đau bụng khi đang “tới ngày”
Đầy hơi, tiêu chảy và thậm chí buồn nôn đều là những triệu chứng bình thường của kỳ nguyệt san. Tuy nhiên, bạn cần chú ý nếu bất ngờ cảm thấy buồn nôn.
Triệu chứng này có thể do cơ thể bạn đang bị ngộ độc, thường có biểu hiện như sốt cao, nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy. Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức khi bạn bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu bất ổn từ vùng bụng.
5. Chu kỳ nguyệt san luôn khiến bạn bị đau đầu
Do lượng máu mất đi trong khoảng thời gian này có thể gây ra tình trạng thiếu máu, quá trình vận chuyển oxy đến não và phổi sẽ khó khăn hơn. Nếu lượng máu chảy ra nhiều hoặc xuất hiện những khối máu đông, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu nhiều hơn.
Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên đi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu bạn có cần bổ sung thêm chất sắt dưới dạng thuốc bổ mỗi tháng để làm giảm bớt cảm giác mệt mỏi và đau đầu trong kỳ nguyệt san hay không.
6. Chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng luôn khiến bạn kiệt sức
Một số người phải đối mặt với các triệu chứng khá dữ dội khi tới ngày “đèn đỏ”, đặc biệt là các cơn đau bụng. Trường hợp tình trạng đau bụng xảy ra quá sức chịu đựng, có thể là dấu hiệu bệnh lý cho thấy bạn có thể bị sảy thai hoặc bị viêm nhiễm “vùng kín”.
Do đó, nếu thấy những triệu chứng bất thường, bao gồm những cơn đau bụng dữ dội, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ phụ khoa.
7. Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
Kỳ nguyệt san có thể bộc lộ rất nhiều điều về khả năng sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, bạn cần theo dõi chặt chẽ kỳ “đèn đỏ” nếu đang có kế hoạch sinh em bé hoặc muốn tránh thai. Khi kỳ kinh nguyệt không đều đặn, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội thụ thai do không thể tính chính xác ngày rụng trứng (nằm ở giai đoạn giữa chu kỳ). Hãy trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc và mong muốn của bạn để được tư vấn và có hướng điều trị tốt nhất.
Theo Hồng Xuân/Báo Phụ Nữ TP.HCM
Cảnh giác khi trẻ đau bụng bất thường
Bé Hoài 2 tuổi rưỡi ở Thái Bình, được gia đình đưa vào BV Nhi Trung ương trong tình trạng đau bụng, sốt, mệt mỏi, có lúc đi ngoài phân bạc màu.
Bé Hoài đã bình phục sau ca mổ cấp cứu chữa biến chứng do nang ống mật chủ vỡ. Ảnh: Lê Mai.
Gia đình cho biết, trước đó một tuần cháu đã xuất hiện những cơn đau bụng kèm theo sốt nhẹ. Qua thăm khám kết hợp siêu âm, các bác sĩ ngoại khoa phát hiện bệnh nhi có nang ống mật chủ, ổ bụng có dịch tự do, chọc dò ổ bụng thấy có dịch mật.
Bé Hoài được chẩn đoán viêm phúc mạc mật do hoại tử nang ống mật chủ và được chỉ định mổ cấp cứu điều trị triệt để. Một tuần sau phẫu thuật, sức khỏe cháu đã ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Tiến sĩ Trần Ngọc Sơn - Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện nhi trung ương - người thực hiện ca mổ cho biết, nang ống mật chủ là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Trường hợp cháu Hoài ống mật chủ bị giãn rộng, tạo thành nang.
Nang ống mật chủ là một dị tật do ống mật chủ bị giãn bẩm sinh, được chia thành 5 loại tùy theo vị trí đoạn giãn, trong đó giãn thành nang như trường hợp của cháu Hoài là loại thường gặp nhất. Nguyên nhân gây bệnh thường là do còn tồn tại ống tụy mật chung làm cho dịch tụy trào ngược vào đường mật, gây giãn ống mật chủ.
Phẫu thuật điều trị nang ống mật chủ thông thường gồm nhiều bước: cắt túi mật, cắt nang ống mật chủ, nối ống gan chung với ruột, nối ruột -ruột. Đây là một phẫu thuật phức tạp, có thể có nguy cơ biến chứng. Trường hợp bé Hoài mức độ khó càng tăng do nang ống mật chủ đã biến chứng hoại tử, dịch mật chảy tự do vào ổ bụng gây viêm phúc mạc mật.
Hệ thống đường mật bình thường và trong bệnh nang ống mật chủ do giãn ống mật chủ. Ảnh: Bệnh viện nhi trung ương.
Bác sĩ Sơn khuyến cáo, bệnh lý nang ống mật chủ lúc đầu thường có biểu hiện không đặc hiệu. Gia đình cần cảnh giác khi bé xuất hiện các cơn đau bụng, nôn, một số ít trường hợp có thể đi kèm biểu hiện tắc mật (vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu). Khi thấy trẻ đau bụng bất thường gia đình nên cho con đi khám và siêu âm bụng. Nếu nghi ngờ nang ống mật chủ, cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên sâu về phẫu thuật nhi để làm đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo Lê Mai
VnExpress
10 nguyên tắc giữ buồng trứng luôn khỏe mạnh Ngoài việc ăn uống, phụ nữ cần phải có chế độ vận động thích hợp, tránh các yếu tố có hại...để giữ buồng trứng luôn khỏe mạnh. Bổ sung sắt khi đến kỳ kinh. Trong kỳ "đèn đỏ", máu kinh sẽ mang đi lượng lớn nguyên tố sắt trong cơ thể, mà sắt có tác dụng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng...