Chu kỳ đăng kiểm ô tô chủ xe nên biết
Tùy từng loại xe, năm sản xuất sẽ có chu kỳ đăng kiểm riêng để đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo quy định của Bộ GTVT.
Ô tô chở người loại đến 9 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải, sản xuất trên 12 năm, chu kỳ kiểm định 6 tháng 1 lần
Đăng kiểm ô tô được xem là một thủ tục bắt buộc theo quy định của Bộ GTVT đối với những ai đang sở hữu xe ô tô tại Việt Nam để chứng nhận xe đủ điều kiện đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật để được phép lưu thông.
Theo đó, tùy theo từng loại xe, năm sản xuất của mỗi loại xe sẽ có chu kỳ thời gian cụ thể để đánh giá.
Video đang HOT
Khoản 2, điều 9 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT quy định chi tiết về chu kỳ thời gian kiểm định đối với các phương tiện cơ giới đường bộ dựa theo 3 yếu tố: loại ô tô, số chỗ ngồi và mục đích sử dụng xe.
Ô tô các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm, rơ móoc, sơ mi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm
Ô tô các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm, rơ móoc, sơ mi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm
Tự ý thay đổi mâm xe ôtô, chủ xe gặp phải rắc rối gì?
Việc thay đổi, nâng cấp mâm xe ôtô có những ưu điểm nhất định, song kèm theo đó có những hạn chế không thể tránh khỏi.
Bên cạnh việc tăng yếu tố thẩm mỹ ngoại hình xe thì việc thay đổi mâm xe ôtô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của phương tiện. Ảnh ST.
Mâm xe hay còn gọi là la-zăng là bộ phận khá quan trọng trên xe ôtô. Mâm xe thường là hợp kim nhôm được lắp ở bánh xe, kết nối phần lốp xe và trục xe, từ đó truyền lực quay của trục xe xuống lốp giúp xe chuyển động.
Độ mâm xe ôtô là việc thay đổi kích thước, chất liệu, kiểu dáng của bánh xe ôtô. Tuy nhiên, ngoài việc tăng yếu tố thẩm mỹ ngoại hình xe thì việc độ mâm còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của phương tiện. Vì vậy, tự ý thay đổi mâm xe ôtô, chủ xe có thể gặp phải những rắc rối sau đây:
Bị phạt tiền
Căn cứ tại khoản 3 và khoản 7, Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì: Điều khiển xe ôtô mà thông số mâm vỏ không đúng như đăng kiểm sẽ bị phạt tiền từ 800.000đ đến 1.000.000đ, kèm theo khôi phục mâm xe về hiện trạng nguyên bản ban đầu đối với hạng mục đã sửa đổi.
Không được bảo hiểm bồi thường
Tự ý thay độ mâm xe ôtô, chủ xe có thể không được bảo hiểm bồi thường đối với bảo hiểm vật chất tự nguyện. Cũng theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nếu đơn vị chưa xác định được nguyên nhân xảy ra tai nạn thì không được từ chối bảo hiểm.
Tuy nhiên, nếu chủ xe không có giấy tờ chuyển đổi số đăng kiểm, tức là không có giấy tờ chứng từ cấp phép của bên đăng kiểm về việc thay đổi thông số mâm-vỏ mới thì đơn vị bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường.
Bị từ chối đăng kiểm
Thông số mâm lốp cho chúng ta biết được phạm vi kỹ thuật cho mâm lốp được thiết kế để sử dụng cho ôtô. Tuy nhiên, đơn vị đăng kiểm chỉ dựa trên hồ sơ kỹ thuật ban đầu mà hãng xe cung cấp khi đi đăng kiểm mới.
Vì vậy, nếu chủ xe tự ý thay đổi mâm lốp mà không có hồ sơ khai báo kỹ thuật của hãng thì sẽ không được chấp nhận đăng kiểm, hay nói cách khác là bị từ chối đăng kiểm.
Lưu ý, nếu tự ý thay đổi kích cỡ lốp xe thì chủ xe có khả năng bị từ chối đăng kiểm, phạt tiền, từ chối bồi thường bảo hiểm vật chất tương tự như thay đổi mâm xe.
Các mốc bảo dưỡng ôtô định kỳ cần nhớ Ôtô cần được kiểm tra, thay thế định kỳ nhiều hạng mục để bảo đảm sự ổn định khi vận hành cũng như tăng tuổi thọ của phương tiện. Bảo dưỡng định kỳ là việc làm quan trọng cần được thực hiện đầy đủ trong quá trình sử dụng ôtô. Ngoài mục đích đảm bảo quyền lợi đối với phương tiện khi có...