Chủ không chịu đóng quán phở dù công an nhắc nhiều lần: Đề nghị cách ly cả quán
Bà chủ quán phở Minh Ký Lagi ở TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ngoan cố không chịu đóng quán phở dù có 3-4 đoàn tới nhắc nhở.
Để đảm bảo sự an toàn cho người dân khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tạm dừng kinh doanh nhà hàng, quán bia, quán ăn, cà phê, giải khát, tạm dừng hoạt động các cơ sở hớt tóc máy lạnh, các cơ sở vui chơi, giải trí dành cho thanh – thiếu niên, các câu lạc bộ thể thao,… kể từ 17 giờ ngày 26.3.2020 cho đến khi có chỉ đạo mới. Thế nhưng, bà chủ quán phở Minh Ký Lagi tuyên bố không chịu đóng cửa dù bị công an nhắc nhở nhiều lần. Đây là quán phở với diện tích lớn, có thể phục vụ hơn 30 người cùng lúc.
Trong clip đang lan truyền trên Facebook, người phụ nữ phản ứng quyết liệt khi công an tới nhắc chuyện đóng cửa quán phở để phòng tránh dịch và đề nghị lập biên bản vi phạm.
Chị ta nói từ sáng đến giờ đã có 3-4 đoàn tới nhắc rằng nếu tiếp tục mở quán bán phở sẽ bị phạt. Dù vậy, người này vẫn không chịu đóng quán phở vì sợ mất 2 triệu mỗi ngày.
Chị nói: “Virus chưa xâm nhập gì hết mà các anh làm cho dân chết hết rồi?! Các anh đi làm còn có lương. Tụi tôi đóng cửa làm gì có lương, đời sống của tụi tui” và viện lý do rằng: “Siêu thị kia có 1.000 người, ngân hàng có 30 công nhân đến”.
Chị đề nghị công an du di, đừng làm căng quá, hứa ngày mai sẽ lên phường làm việc nhưng quyết không đóng quán phở.
Ở đoạn tiếp theo, người này viện lý do phải nuôi nhân viên và có tiền ra chợ mua rau muống về ăn, đồng thời nói công an làm việc quá căng.
“Tôi không đóng cửa được. Tôi phải bán 5-10 tô để kiểm sống, đi mua chao và rau muống về ăn”, chị tuyên bố.
Người phụ nữ phản ứng quyết liệt khi công an tới nhắc chuyện đóng quán phở.
Vào thời điểm cả nước chung tay chống dịch COVID-19, rất nhiều chủ quán ăn chấp nhận lỗ tạm thời ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho bản thân lẫn khách, hành động và thái độ của người phụ nữ trong clip gây bức xúc. Thậm chí có dân mạng đề nghị công an cách ly cả quán phở giống chính quyền TP Hạ Long, tỉnh Hạ Long thực hiện.
COVID-19 là bệnh hô hấp thuộc nhóm A. Chính quyền các địa phương có đủ cơ sở để ban hành biện pháp đóng cửa quán ăn, nhà hàng, dịch vụ công cộng nhằm ngăn dịch bệnh lây lan theo đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Chủ quán không chấp hành quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận có thể bị xử lý theo quy định tại điểm C khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013 với mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng. Đây là hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Ngày 25.3.2020 vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục hướng dẫn, khuyến cáo, yêu cầu các cơ sở lưu trú du lịch, các đơn vị lữ hành hoạt động trên địa bàn tỉnh tạm dừng đón khách du lịch quốc tế đang ở các tỉnh, thành trong nước và khách du lịch trong nước từ các địa phương có dịch COVID-19 đến du lịch tại Bình Thuận từ nay cho đến khi có chỉ đạo mới của UBND tỉnh (trừ những trường hợp đang làm việc tại Bình Thuận).
Với khách du lịch đang ở tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thì cần ở yên tại cơ sở lưu trú, không tổ chức đi tham quan, đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh phòng dịch, bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng hoặc khi tiếp xúc gần với người khác.
Trường hợp phát hiện đơn vị nào không chấp hành các khuyến cáo trên thì xử lý nghiêm khắc và công khai tên đơn vị trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đến nay, Việt Nam ghi nhận 204 ca mắc COVID-19, trong đó Bình Thuận có 9 người. Hiện 55 người đã bình phục và xuất viện.
Sáng 31.3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1.4.2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa; dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Nhiều nhà lều nước mắm Phan Thiết tạm đóng cửa
Tình hình nắng hạn gay gắt ở các tỉnh miền Trung nhiều tháng qua không chỉ khiến sản xuất nông nghiệp khốn đốn mà một số ngành nghề khác cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn chế biến nước mắm - một ngành tưởng chừng ít chịu tác động của hạn hán nhưng lại đang hết sức khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu cá cơm bởi thời tiết bất lợi.
Tại TP Phan Thiết, nơi có làng nghề sản xuất nước mắm trứ danh hơn 200 năm của tỉnh Bình Thuận, những ngày này các nhà lều đang đôn đáo để kiếm nguyên liệu phục vụ muối chượp. Ông Nguyễn Văn Đức, chủ một cơ sở sản xuất nước mắm ở phường Thanh Hải, TP Phan Thiết, cho biết mọi năm, thời điểm này, khu nhà xưởng với 100 mái muối của ông đã đầy ắp cá cơm nhưng tới nay ông vẫn chưa mua được bất kỳ đợt cá nào. "Tôi cũng tìm hỏi đủ các bến tại Phan Thiết, thậm chí tại Hàm Thuận Nam, La Gi nhưng cũng không thu mua được xe cá nào để muối. Nhiều người khác cũng vậy. Thậm chí tôi phải dặn trước các ghe mối để họ ưu tiên bán cá cho mình với giá cao hơn chút nhưng vẫn không có" - ông Đức cho biết.
Các nhà lều tại Phan Thiết hiện không thể nhập cá để muối chượp do không có nguyên liệu
Ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết, thừa nhận chính vì thời tiết ngưng mưa sớm từ giữa năm 2019 đến nay, đã khiến cho nguồn cá cơm ở vùng này khan hiếm. Nhiều nhà lều sản xuất nước mắm ở Phan Thiết đang phải treo lều tạm nghỉ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ và vừa khi không thể đáp ứng các đơn hàng ra thị trường. Không chỉ vậy, việc treo lều này còn kéo theo hàng trăm lao động không có việc làm.
Về lâu dài, do không mua được nguồn cá cơm để muối buộc các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa sẽ phải lao vào tranh mua nguyên liệu với các cơ sở sản xuất quy mô lớn. "Tình hình thời tiết như thế này, dự báo năm nay mùa cá cơm sẽ thiếu hụt ngay cả vụ nam sắp tới, chứ không chỉ riêng những tháng bấc. Theo kinh nghiệm của tôi, thường là mùa phụ mà không có cá cơm thì mùa nam cũng sẽ thất. Năm nay, nắng nhiều như thế này chắc chắn sẽ mất mùa cá" - ông Hiến cho biết thêm.
Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết hiện có 44 thành viên, với quy mô sản xuất khoảng 20.000 tấn, tương đương sản lượng 20 triệu lít mỗi năm. Tuy nhiên, do tình hình thiếu hụt nguyên liệu nên vài năm trở lại đây, sản lượng nước mắm trong hiệp hội liên tục sụt giảm. Bên cạnh sản lượng hải sản đang có xu hướng giảm thì việc phải cạnh tranh với những ngành nghề sản xuất bột cá, cá cơm khô xuất khẩu khiến nước mắm Phan Thiết đang dần bị tụt lại phía sau về quy mô sản xuất so với nước mắm Phú Quốc, nước mắm Nha Trang.
Hợp Phố
Bệnh nhân 34 phủ nhận dự đám cưới, UBND Bình Thuận không tin, yêu cầu trích xuất camera Do nữ doanh nhân Đ.T.L.T khai báo gian dối khai gian dối, che giấu hành trình đi lại, gây lây nhiễm COVID-19 cho nhiều người nên UBND Bình Thuận không còn tin lời bà ta. Nữ doanh nhân Đ.T.L.T (51 tuổi, kinh doanh vật liệu xây dựng tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, bệnh nhân COVID-19 đầu tiên tại tỉnh Bình Thuận...