Chủ hụi “làm phép” lừa đảo hơn 14 tỷ đồng rồi bỏ trốn
Nhận thấy chủ hụi Phan Thị Bé Tư có dấu hiệu bán nhà đi khỏi địa phương, hàng trăm người chơi hụi với bà đã vội vàng kéo đến nhà làm dữ để đòi tiền.
Theo tin từ báo Tuổi trẻ, chiều 23/10, hơn 200 người tham gia chơi hụi (con hụi) vẫn còn tập trung trước cửa nhà chủ hụi là bà Phan Thị Bé Tư (còn gọi là Tư Xinh, ngụ xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) để đòi nợ.
Theo ông Huỳnh Văn Châu – đại diện cho hơn 200 người chơi hụi ở hai xã Bình Phú và Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, do chỗ quen biết và tin tưởng nhau nên bà con ở đây tham gia chơi rất nhiều dây hụi do bà Tư làm chủ.
Bà Tư làm chủ hụi tại khu vực này đã hơn 10 năm, đã huy động rất nhiều người cùng chơi. Thời gian gần đây nhiều người nhận thấy bà Tư ngưng mở các dây hụi mới và có dấu hiệu tẩu tán tài sản của gia đình mình nên có nghi ngờ.
Mọi người tìm hiểu được biết bà Tư đã dùng thủ đoạn lấy “tên ma” để lập danh sách chơi hụi rồi hốt hụi cho những người này mà không đóng hụi chết, lại có ý rao bán nhà để đi khỏi địa phương nên nghĩ bà Tư đang lừa đảo mọi người.
Video đang HOT
Công an đã phải đến can thiệp, ngăn các con hụi đập phá nhà bà Tư – Ảnh: Tuổi trẻ
Vì vậy, hàng chục con hụi đã kéo đến bao vây căn nhà của bà Tư để đòi tiền. Nhiều người ra sức dùng gạch đá ném vỡ các cửa kính, đập cửa nhà, đập phá chậu cây cảnh… của nhà bà Tư. Bà Tư đã cố thủ, khóa cửa trốn trong nhà.
Liên quan đến vụ việc, nguồn tin từ báo An ninh thủ đô cũng cho biết, ngày 8/10, cơ quan Công an đã có buổi làm việc với bà Tư về vụ việc trên. Qua đấu tranh bước đầu, bà Tư khai nhận, hiện đang làm đầu thảo 49 dây hụi (trong đó có 37 dây hụi 2 triệu đồng/người/tháng và 12 dây hụi 1 triệu đồng/người/tháng).Mỗi dây hụi trung bình có khoảng 27 hụi viên tham gia.
Xác minh từ 32 người là hụi viên trong vụ việc này đều cho biết, bà Tư làm chủ hụi và lập danh sách hụi viên (hụi ma). Sau đó bà Tư đã hốt hụi, thu tiền của hụi viên đóng nhưng không giao cho các hụi viên đến lượt hốt hụi.
Qua tìm hiểu được biết, những nạn nhân trong vụ việc này phần lớn là nông dân, công nhân xí nghiệp, tiểu thương… Bức xúc về vụ việc trên, những nạn nhân còn yêu cầu chính quyền các cấp xử lý bà Tư về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với hình thức chơi hụi trên.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Năm 2015, bồi thường oan sai 16 tỷ đồng
Hiện toà án cấp cao đã giải quyết xong việc bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Toà cấp cao tại Hà Nội đã chi trả khoản bồi thường 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan của ông Chấn.
Tù oan 10 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn được bồi thường 7,2 tỷ đồng
Theo báo cáo Bộ Tư pháp, trong năm 2015, số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các trong các bản án, quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là hơn 16 tỷ đồng. Ngoài ra, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý 21 vụ án dân sự về bồi thường Nhà nước.
Đây là các vụ việc người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường do đó đã khởi kiện ra Tòa án. Trong số này, đã có 14 vụ được giải quyết bồi thường xong với số tiền là 26 tỷ đồng, còn 7 vụ việc đang giải quyết.
Tại cuộc họp báo công tác tư pháp quý III/2015 diễn ra sáng 16/10, ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết thêm, năm nay, số vụ việc thụ lý ở các cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường Nhà nước là 94 vụ việc, tương đương năm 2014. Nhưng số vụ việc đã giải quyết xong lại thấp hơn, mới giải quyết được 41 vụ việc.
Lý giải tại sao tỷ lệ giải quyết thấp, theo ông Nguyễn Văn Bốn, về chủ quan, có tình trạng nhận thức của một số bộ phận lãnh đạo các cơ quan đơn vị Trung ương, địa phương về ý nghĩa, vai trò của bồi thường Nhà nước có mức độ nhất định. Khi có vụ việc xảy ra chưa quan tâm đúng mức để xử lý. Đội ngũ công chức tham gia giải quyết bồi thường Nhà nước đều là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách. Do đó, từ khâu thụ lý đến quá trình giải quyết bồi thường đều gặp khó khăn nhất định.
Về nguyên nhân khách quan, năm 2015, các vụ việc liên quan đến bồi thường phần lớn là các vụ việc phức tạp, đòi hỏi phối hợp liên ngành, giữa Công an, Tòa án, Viện kiểm sát... Số tiền đòi bồi thường rất lớn nên quá trình giải quyết mất nhiều thời gian để thương lượng, xác minh, xem xét nên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải quyết.
Ngoài ra, còn nguyên nhân xuất phát từ các quy định về trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Quy định hiện nay thì trách nhiệm giải quyết phân tán từ các cơ quan cấp xã đến Trung ương và cơ quan gây thiệt hiện thì trực tiếp bồi thường dẫn đến quá trình giải quyết cũng bị kéo dài. Quy định về trình tự thủ tục, giải quyết cũng cần sửa đổi bổ sung.
"Ngay cả 21 vụ việc người bị hại không đồng tình với quyết định giải quyết của cơ quan có trách nhiệm và kiện cũng xuất phát từ các nguyên nhân này. Nguyên tắc giải quyết là phải thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người được bồi thường, nếu đồng thuận thì mới ra quyết định bồi thường nếu không đồng tình với mức bồi thường họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết" - ông Nguyễn Văn Bốn nói.
Cũng liên quan đến bồi thường oan sai, Bộ Tư pháp cho biết, hiện toà án cấp cao đã giải quyết xong việc bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Toà cấp cao tại Hà Nội đã chi trả khoản bồi thường 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan của ông Chấn.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đau lòng 'hổ dữ ăn... thịt con' vì giận vợ bỏ về mẹ đẻ Chỉ vì bất hòa trong cuộc sống vợ chồng, Hà Trọng Dương (29 tuổi) ra tay đoạt mạng đứa con một năm tuổi là Hà Ngọc H. (1 tuổi). Vụ việc khiến dư luận địa phương xôn xao. Như báo Người Đưa Tin đã đưa, ngày 6/10, cháu Hà Ngọc H. (SN 2014) đã bị bố đẻ là Hà Trọng Dương (29 tuổi,...