Chữ Hiếu ngày Vu Lan:Mua đất nghĩa trang mừng thọ mẹ già
Nhiều đại gia ở Hà Nội sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để mua những xuất đất nghĩa trang về tặng, thậm chí mừng thọ bố mẹ.
Hai ngôi mộ quà mừng thọ cha mẹ
Đã hết cái thời con cái tặng cha mẹ bằng bông tai, vàng cánh, đá quý hay những chuyến du lịch. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều người con đã tìm ra các món quà lạ và độc để báo hiếu cha mẹ.
Chị Nguyễn Thị H. (phóng viên một báo lớn ở Hà Nội) khoe vợ chồng chị vừa làm hợp đồng mua một suất đất nghĩa trang tặng bố mẹ già. Theo chị H., nhiều năm nay, bố mẹ chị luôn lo lắng trăn trở khi về với các cụ sẽ yên nghỉ ở đâu trong điều kiện đất nghĩa trang đã hết, nghĩa trang Văn Điển ngưng phục vụ. Về quê thì quá xa con cái đi về thăm cha mẹ cũng khó. Mỗi lần có một phóng sự nào nói về tình trạng quá tải nghĩa trang ở Hà Nội, bố mẹ chị lại thở dài “đến lượt mình không biết về đâu”. Nghe bố mẹ nói vậy, vợ chồng chị cứ gạt đi “ông bà không phải lo xa”. Nhưng nhiều lúc vắt tay lên trán nghĩ cũng cần lo xa thật.
Người sống đi thuê nhà, ở nhờ còn được chứ không lẽ người chết rồi lại đi thuê nhà. Điều này khiến anh chị cũng suy nghĩ rất nhiều. Thế rồi anh chị lên mạng tìm kiếm về đất nghĩa trang. Sau một thời gian dài tìm hiểu, anh chị đã quyết định “đặt” cho ông bà một suất như một món quà tri ân công sinh thành của cha mẹ.
Một khu đất nghĩa trang được con cái mua kính tặng cha mẹ
Tháng 8 là mừng thọ mẹ chồng chị H. Vợ chồng chị đã quyết định ký hợp đồng mua đất ở một công viên nghĩa trang. Món quà anh chị tặng mẹ vào sinh nhật tuổi 80 của mình là “sổ đỏ” của suất đất nghĩa trang.
Chị H. nhớ lại cảm giác trao quà “ban đầu vợ chồng chị chỉ sợ bố mẹ la mắng vì chúng tao còn sống mà mày đã lo xây mộ. Nhưng lạ, bố mẹ chị rất vui. Bố chị cầm “sổ đỏ” mà cứ rưng rưng mừng. Cả đêm, hai cụ cứ ôm bản hợp đồng vì sợ đó chỉ là giấc mơ”.
Trường hợp như vợ chồng chị H. không phải là hiếm ở Hà Nội. Ông Phạm Văn C. (một cán bộ về hưu cao cấp của UB ND TP Hà Nội) về hưu cũng xuống tiền mua cả 200 m2 đất nghĩa trang với giá 2 tỷ đồng để tặng cho mẹ già đã ngoài 80 tuổi. Đây là món quà đặc biệt ý nghĩa mà ông dành cho mẹ già của mình nhân lễ thượng thọ tuổi 80 của bà vào năm trước.
Video đang HOT
Nguyễn Thị M. một đại gia giấu mặt cũng đặt 500 m2 đất nghĩa trang dành cho bố mẹ nội ngoại hai bên. Mặc dù bố mẹ hai bên chưa đến bát tuần nhưng người con này tin rằng “của mua là của được”. Chị chia sẻ “mua tặng ông bà rồi dẫn ông bà lên ngắm xem khu nhà trong tương lai ở thế giới bên kia của ông bà như thế nào. Thậm chí, chị còn đưa cả bố mẹ mình đi gặp nhà thiết kế để chọn được mẫu mộ ông ưng ý nhất để khi nào họ mất gia đình sẽ làm những mẫu thiết kế mộ như họ đã chọn.
“Nhiều người cho rằng điều này là kỳ cục, nhưng với tôi nó là món quà tinh thần vô giá. Còn gì thích hơn khi có món quà giúp bố mẹ mình vui hơn. Tặng đất nghĩa trang không phải món quà phản cảm mà đây là một món quà rất ý nghĩa, độc đáo. Nhiều gia đình có thể bỏ cả 100 triệu cho bố mẹ đi du lịch nước ngoài, nhưng khi bố mẹ đòi mua cho suất đất nghĩa trang lại không đồng ý bởi vì sợ động đến cái chết là điều không hay. Nhưng tôi thấy từ ngày mua đất ở đây, bố mẹ tôi vui hẳn. Ai đến ông bà cũng mang sơ đồ thửa đất của mình ra khoe” chị M cho biết.
Ông Trần Tuấn Anh – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và Xây dựng Toàn Cầu – chủ đầu tư dự án Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên cho biết, “nhu cầu mua đất nghĩa trang dành cho người sống không phải hiếm. Nhiều cụ giá rất thích được mua đất nghĩa trang nhưng vì không có tiền nên về nhờ con cái đứng ra mua hộ. Nhất là trong dịp lễ Vu Lan, nhu cầu tìm mua đất nghĩa trang để tri ân đấng sinh thành càng nhiều”.
Theo Phunutoday
Phóng sinh chim mùa Vu Lan: Làm phúc hay tội ác?
Sau khi nghi lễ phóng sinh hoàn tất, những người bán chim lại bắt lại những con chim nhốt vào lồng để bán cho khách khác.
Tại một số chùa lớn trên địa bàn TP.HCM, tình trạng buôn bán chim phóng sinh vẫn còn tồn tại, thậm chí là chim được bày bán ngay trong khuôn viên chùa.
Giết chim phóng sinh ngay cửa chùa
Tại chùa Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP.HCM), một trong những ngôi chùa lớn của TP, người dân bày bán chim phóng sinh ngay lối vào sảnh chính của chùa. " Chim phóng sinh được bán quanh năm tại đây, giá là 80.000 đồng/con chim én và 10.000 đồng/con với chim sẻ. Mua nhiều thì được bớt chút đỉnh", người bán chim phóng sinh ở đây cho biết.
Mỗi ngày trung bình người phụ nữ này bán được 200-300 con. "Những dịp lễ lớn như Vu Lan này thì có hôm bán được cả ngàn con", người bán hàng cho biết thêm.
Chim phóng sinh giẫm đạp nhau trong lồng sắt chật hẹp.
Những con chim bị thương hoặc chết do giẫm đạp nhau trong lồng sắt, người bán hàng liền quăng vào góc chân cầu thang, đối diện với cửa vào sảnh chính, ngay trước mặt bàn tiếp lễ của chùa. Nhìn trực diện từ cổng chùa, đối xứng với gốc cây Bồ Đề là cảnh buôn bán, giam cầm, chết chóc các loại chim phóng sanh. Cảnh tượng phản cảm nơi cửa Phật.
Bên trong chùa Giác Lâm (118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình), ngôi chùa nhiều tuổi nhất ở TP.HCM, cảnh buôn bán chim phóng sinh vẫn diễn ra hàng ngày. Người dân có nhu cầu làm lễ cầu siêu tại nhà cũng tìm đến đây để mua chim phóng sinh. "Mỗi lần nhà có việc cần đến chim phóng sinh, tôi đến chùa Giác Lâm để mua", chị Nguyễn Ngọc Thu (quận Tân Bình, TP.HCM), cho biết.
Bà Phan Thị T., người chăm sóc nhang đèn lâu năm ở chùa Giác Lâm, cho biết: "Trước đây người bán chim phóng sinh tràn lan từ cổng chính vào sân chùa, nhưng hiện nay thì chỉ còn rải rác. Sư trụ trì chùa cũng không đồng tình với cảnh mua bán, giành giật phức tạp, nhốn nháo ngay trong sân chùa".
Mua "phóng sinh", gieo tội lỗi
Tại chùa Giác Lâm, khi có người đến mua chim, sau khi hỏi số lượng cần mua, người phụ nữ bán chim đưa tay vào cái lồng đen đặc, hốt từng nắm bỏ vào chiếc lồng khác để bán. Ngồi bên cạnh người bán chim, một người phụ nữ khác bắt từng con chim cắt lông ở cánh.
Những con chim mới được "nhặt" về đang được bồi dưỡng để đem bán.
Một người bán vé số gần đó cho biết, người bán chim thường làm vậy để khi được phóng sinh, chim không thể bay xa, hoặc không cất nổi cánh. Sau khi nghi lễ phóng sinh hoàn tất, những người này lại bắt lại những con chim này nhốt vào lồng để... bán cho khách khác.
Cảnh buôn bán chim phóng sinh tại chùa Giác Lâm.
Buôn bán chim phóng sinh dọc đường vào chùa Hoằng Pháp.
Bà Đỗ Thanh Hương (quận 3, TP.HCM) cho rằng: "Việc phóng sinh là vô nghĩa, thậm chí trái với Phật pháp vì nghi thức này mà những con chim tội nghiệp bị giam cầm, bị mua đi bán lại. Nhu cầu phóng sinh của họ đã tạo ra cảnh người mang chim đến bán tấp nập ở cổng chùa. Những con chim được nhốt trong lồng chật hẹp như thế thì khi được giải thoát cũng chẳng còn sức để bay nữa, huống gì là "sinh"".
Nghi thức phóng sinh của chùa Hoằng Pháp.
Thầy Tâm Thiên (chùa Hoằng Pháp) cho biết, hiện việc phóng sanh ở chùa Hoằng Pháp được ban trị sự của Chùa tổ chức định kỳ một tháng 2-3 lần chứ không cho phép việc tổ chức phóng sanh một cách tùy tiện. Những năm gần đây, việc buôn bán trong chùa gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm của chùa cũng được nghiêm cấm. Hoạt động buôn bán động vật phóng sanh trong khuôn viên chùa vì vậy cũng không còn tái hiện nữa.
"Hơn nữa, quý Phật tử nên nhìn nhận một cách đầy đủ về nghi thức phóng sanh, tránh tiếp tay cho những người buôn bán chim làm điều trái với lời Phật dạy", thầy nói. Tuy vậy, nhà chùa không thể nghiêm cấm các hoạt động mua bán bên ngoài khuôn viên chùa.
Theo Infonet
Đồ "công nghệ" cho người âm mùa Vu Lan Hàng hóa cho người cõi âm không chỉ có ngựa, quần áo, giày dép, tiền vàng... mà còn có cả đồ hiện đại như máy giặt, ô tô, tủ lạnh, điện thoại iPhone... Để tận mắt tìm hiểu và chứng kiến lượng vàng mã được người dân tiêu thụ cho dịp lễ Vu Lan nhiều đến cỡ nào, chúng tôi đã tìm về...