Chú hải tượng ‘quậy tưng’ đang là hiện tượng TikTok
Neil, chú hải tượng phương nam 600 kg đến từ Tasmania (Úc), đã ‘đốn tim’ vô số người dùng TikTok sau khi nhiều video clip ghi lại cảnh tượng con vật ‘quậy tưng’ các thị trấn Úc nhanh chóng được lan truyền trên mạng.
Hải tượng Neil chơi đùa với các cọc tiêu giao thông. Ảnh NEILTHESEAL22/INSTAGRAM
Được người dân địa phương đặt tên “Hải tượng Seal”, con vật thường xuyên lui tới thị trấn Dunalley và những vùng lân cận thuộc Tasmania, do đây là những cộng đồng gần khu vực sinh sống của Neil và những con hải tượng phương nam khác, theo ANN hôm 21.12.
Trong khi những con hải tượng còn lại ít khi rời đi nơi ở của chúng, Neil lại thích khám phá các thị trấn và hay gây ra những trò nghịch ngợm và phiền toái cho dân thị trấn.
Video đang HOT
Do trọng lượng đáng nể, Neil không thể tự mình rời đi một khi đã quyết định nằm xuống nghỉ ngơi.
Trong lúc “khám phá” thị trấn, chú hải tượng có thể mệt mỏi và tự nhiên nằm ngủ ở tất cả mọi nơi, dù đó là sân nhà, lối đi hoặc giữa đường cái. Các phương tiện giao thông thường phải đi đường vòng để tránh nguy cơ chạm trán với con vật khổng lồ trong lúc chú đang ngủ gật.
Một phụ nữ cho hay bà không thể lái xe đi làm vì Neil nằm ngủ ngay trước ô tô của bà, buộc người này phải gọi điện đến chỗ làm giải thích lý do tại sao mình đến trễ.
Vào những lúc khác, con hải tượng lại cắn các cọc tiêu giao thông được cảnh sát đặt xung quanh để bảo vệ con vật, cũng như bất kỳ đồ vật chỉ đường nào mà Neil cảm thấy hứng thú.
Người xem TikTok lại thích thú theo dấu Neil khắp nơi và chứng kiến những trò hay ho hoặc gây nhức đầu mà con hải tượng mang đến.
Một sinh viên tâm lý học, người thường xuyên lui tới Tasmania, đã mở tài khoản trên Instagram để cập nhật thông tin về chú hải tượng, chẳng hạn như những trò quậy phá hoặc nơi “ngủ gật” mới nhất.
Nguy hại từ xu hướng trẻ em bị lôi kéo vào ngành công nghiệp làm đẹp
Một cây bút của hãng tin Bloomberg (Mỹ) khẳng định rằng xu hướng trẻ em trở thành người nổi tiếng chuyên về mỹ phẩm trên mạng xã hội cần phải chấm dứt.
TikToker Haven Garza (trái) và ngôi sao nhí North West. Ảnh: Straits Times
Chỉ qua một video dài 2 phút, Haven Garza (7 tuổi) sở hữu 4 triệu người theo dõi trên TikTok đã quảng bá được số mỹ phẩm trị giá hơn 400 USD. Các sản phẩm này đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Bubble, Glow Recipe, Drunk Elephant và Skinbetter Science, trong số đó có loại kem ban đêm retinol chống lão hóa trị giá 135 USD được điều chế để tăng cường collagen và giảm nếp nhăn.
Haven thoa tinh chất "làm sáng da" của thương hiệu Rare Beauty lên da mặt vốn đã được bôi toner, serum và kem dưỡng ẩm. Cô bé thể hiện cảm giác sung sướng bởi các sản phẩm bằng cách lặp lại các cụm từ "EEEE!" và "tuyệt vời!!!".
Haven nằm trong số ngày càng nhiều những đứa trẻ được biết đến là người nổi tiếng trên mạng xã hội về "sắc đẹp em bé". Chúng là những đứa trẻ quảng bá mỹ phẩm đắt đỏ trên mạng xã hội. Ví dụ điển hình như North West (10 tuổi), con gái của raper người Mỹ Kanye West, thường người đăng video trên TikTok về thói quen trang điểm của mình.
Cây bút Amanda Little của Bloomberg cảnh báo rằng xu hướng này không chỉ là sự lãng phí tiền bạc và nguồn lực lớn dành cho những sản phẩm không cần thiết và những rủi ro mà còn gây ảnh hưởng tâm lý đối với trẻ em phải đảm nhận vai trò tiếp thị cho một ngành mà ngay từ khi thành lập đã gây tác động tâm lý nặng nề đến cả người lớn.
Các nền tảng truyền thông xã hội không phải là thủ phạm duy nhất ở đây. Trách nhiệm nằm ở cả ngành công nghiệp làm đẹp. Theo Amanda Little, các hãng mỹ phẩm đang tạo ra những sản phẩm được thiết kế để thúc đẩy nỗi ám ảnh ngày càng tăng về sắc đẹp của các cô gái trẻ. Ví dụ gã khổng lồ mỹ phẩm Nhật Bản Shiseido đã mua lại Drunk Elephant, một thương hiệu hướng đến thanh thiếu niên. Trong khi đó, Christian Dior đã tiến một bước xa hơn với việc tung ra sản phẩm chăm sóc da thuộc dòng Baby Dior, bao gồm "nước thơm" trị giá 230 USD dành cho trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh.
Nhà báo người Mỹ Kirbie Johnson còn kể về một buổi ra mắt sản phẩm kem mắt chống lão hóa của Drunk Elephant với sự xuất hiện của trẻ em.
Đã có nghiên cứu ghi nhận rằng nhiều sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp có chứa hóa chất độc hại. Ví dụ, các loại kem làm sáng da và chống lão hóa có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hương liệu trong sữa rửa mặt và dầu gội có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Ngoài ra, xu hướng mới này đang thúc đẩy nỗi ám ảnh về ngoại hình có liên quan mật thiết đến chứng rối loạn ăn uống, lo lắng và trầm cảm của thanh thiếu niên. Chúng ta cũng nên lo ngại rằng nó có thể thúc đẩy xu hướng trẻ hóa người dùng Botox, chất làm đầy và phẫu thuật thẩm mỹ. Theo dữ liệu của Học viện Phẫu thuật Tạo hình và Tạo hình Khuôn mặt Mỹ, hơn 1/4 số bệnh nhân chọn tiêm Botox vào năm ngoái là 34 tuổi hoặc trẻ hơn, tăng từ mức 21% của năm 2015.
Cây bút Amanda Little kết luận rằng thứ mà một đứa trẻ 7 tuổi cần trên da của chúng không phải là tinh chất làm sáng da hay kem chống lão hóa mà là màu nước, nước mưa và thậm chí là đất bụi.
Italy siết chặt quy định đối với các nền tảng chia sẻ video Ngày 7/12, Cơ quan quản lý viễn thông quốc gia Italy (AGCOM) thông báo đã phê chuẩn các quy định mới, mở đường cho việc yêu cầu các nền tảng chia sẻ video gỡ bỏ những nội dung độc hại nhằm bảo vệ trẻ em và người tiêu dùng tại quốc gia Nam Âu này. AGCOM nêu rõ những quy định này sẽ...